Kế hoạch 49/2013/KH-UBND về thực hiện giai đoạn 2013 – 2015 Chương trình 07-CTR/TU về “Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011 – 2015” do thành phố Hà Nội ban hành.
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 CHƯƠNG TRÌNH SỐ 07-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY VỀ “TẬP TRUNG XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ, BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”
Để tiếp tục tổ chức thực hiện Chương trình 07-CTr/TU của Thành ủy về “Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011 – 2015” đạt được mục tiêu và có hiệu quả thiết thực, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện trong các năm 2013 – 2015 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng mục tiêu, các chỉ tiêu phấn đấu, các quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu của Chương trình nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện, bền vững, từng bước hiện đại. Đồng thời tăng cường trật tự kỷ cương trong quản lý đô thị, nâng cao chất lượng sống của nhân dân và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
2. Các ngành, các cấp Thành phố, căn cứ nội dung Chương trình, Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện, trong đó phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề bức xúc cần giải quyết, những đề án phải triển khai, có tiến độ, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của tập thể, các cá nhân trong quá trình thực hiện.
3. Quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, các ngành, các cấp chỉ đạo tập trung, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện; gắn việc thực hiện Chương trình với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV và các Chương trình công tác của Thành ủy khóa XV.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Phạm vi và thời gian thực hiện:
Kế hoạch triển khai thực hiện trên toàn bộ 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Thời gian thực hiện từ năm 2013 – 2015
2. Một số nhiệm vụ trọng tâm 2013:
2.1. Hoàn chỉnh đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật:
– Trong năm 2013 hoàn thành phê duyệt các quy hoạch: Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch công viên, cây xanh, hồ nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch hệ thống nghĩa trang Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 của Thành phố Hà Nội; Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
– Xây dựng và công khai các dữ liệu về quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, và thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý quy hoạch trong quá trình xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2.2. Xây dựng đề án, kế hoạch:
– Hoàn thành phê duyệt các Đề án: Đề án Thí điểm tổ chức một số tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020; Đề án xây dựng mạng lưới đường bộ trên cao; Đề án thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long; Đề án quản lý hệ thống giao thông nông thôn; Đề án quản lý một số loại hình giao thông trên địa bàn Thành phố, Đề án tuyến phố đi bộ; Đề án xây dựng định mức duy tu hệ thống cầu vượt kết cấu thép, hầm, cầu đi bộ trên địa bàn Thành phố … và tiếp tục nghiên cứu để triển khai xây dựng một số các đề án mới.
– Hoàn thành phê duyệt các Kế hoạch: Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng; Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống công viên, cây xanh, hồ nước; Kế hoạch đầu tư phát triển khu xử lý chất thải rắn; Kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường; Kế hoạch di chuyển các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường ra ngoài khu nội đô.
(Xem phụ lục số 1)
2.3. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông:
– Hoàn thiện các dự án đường giao thông: đường Văn Cao – Hồ Tây; đường Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Láng, đường 32.
– Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đoạn tuyến đường vành đai I (Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái), đường 5 kéo dài, đường vành đai II (cầu Nhật Tân – Bưởi) …
– Triển khai xây dựng và hoàn thành cầu vượt kết cấu thép lắp ghép nút giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt, Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã.
– Hoàn thành xây dựng các cầu yếu: cầu Yến Vĩ, cầu Từ Châu, cầu Zét, cầu Muỗi, cầu Am.
– Triển khai xây dựng và hoàn thành 07 cầu đi bộ.
– Hoàn thành bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép Trần Nhật Duật, Nguyễn Công Hoan. Tiến hành sắp xếp lại các bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố.
Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án: Đường vành đai II (đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng), đường vành đai III (mở rộng đường Phạm Văn Đồng), các dự án cải tạo, mở rộng nút giao thông: Chùa Bộc – Tây Sơn, Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, phía Bắc cầu Chương Dương; Dự án cầu vượt nút giao Nguyễn Sơn – Nguyễn Văn Cừ …
– Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị Hà Nội: tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông; phối hợp triển khai công tác CBĐT Tuyến số 1 Đường sắt trên cao Yên Viên – Ngọc Hồi. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các gói thầu Dự án Tuyến đường sắt thí điểm đoạn Nhổn – Ga Hà Nội; Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu triển khai thi công một số gói thầu Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; triển khai công tác CBĐT các đoạn tuyến ĐSĐT số 3 (đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai) số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình); …
– Tập trung triển khai xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa. Tiếp tục triển khai các dự án: Dự án Cải thiện giao thông công cộng tại Hà Nội, Dự án Cải thiện vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội do Quỹ công nghệ sạch (CTF) Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ không hoàn lại …
– Thực hiện tốt công tác tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông; điều tiết hoạt động xe taxi, xe tải vào một số tuyến phố, vào một số giờ nhất định trong ngày. Duy trì phân làn, tách dòng phương tiện trên một số tuyến phố. Tăng cường công tác duy tu, duy trì hệ thống đường, cầu, hầm và tổ chức giao thông đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
– Nâng cao chất lượng vận tải hành khách liên tỉnh và công cộng, tăng thêm loại hình vận tải mới, mở rộng mạng tuyến xe buýt để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự giao thông bằng nhiều hình thức, với sự tham gia của các tổ chức thông tấn báo chí và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
1.4. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:
– Hạ tầng cấp nước:
+ Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống mạng truyền dẫn và phân phối cho các khu vực còn thiếu mạng lưới cấp nước, sử dụng hết công suất của nhà máy nước sông Đà.
+ Cơ bản hoàn thành thi công xây dựng nhà máy nước Yên Viên (công suất 20.000m3/ngđ).
+ Khởi công, triển khai các dự án: Dự án cấp nước các khu vực còn lại của huyện Thanh Trì (Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc ..); dự án cấp nước quận Hà Đông để cấp cho các huyện Thanh Oai, Hoài Đức (3 xã An Khánh, La Phù, Đông La) …
+ Tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hai nhà máy nước mặt sông Đuống (công suất 150.000 m3/ngđ) và sông Hồng (công suất 150.000 m³/ngđ)
+ Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước, tiếp tục chống thất thu, thất thoát nước sạch.
– Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
+ Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu thuộc Dự án thoát nước giai đoạn 2; Dự án cải tạo hạ tầng hồ Linh Quang. Hoàn thành thi công Cải tạo đường bờ phải sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến đường 70B. Tập trung thi công cơ bản hoàn thành các hồ Phương Liệt, Tân Mai, Khương Trung 1, Khương Trung 2 …
+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bẩy Mẫu (công suất 13.000 m3/ngày đêm); Cơ bản hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây (công suất 7.000 m3/ngđ). Hoàn thành phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn nhằm cải thiện môi trường Hà Nội tại Yên Xá (Thanh Trì); hoàn thành công tác CBĐT dự án xây dựng các hệ thống thu gom nước thải và các nhà máy xử lý nước thải cục bộ tại quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây.
– Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cụm làng nghề tại xã Dương Liễu (Hoài Đức); trạm xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề tại Cầu Xa, xã Vân Canh (Hoài Đức). Triển khai thực hiện xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh (Hoài Đức) công suất dự kiến 8.000 m3/ngày đêm; và Nhà máy xử lý nước thải tại xóm Trại Chiêu, xã Sơn Đồng (Hoài Đức) công suất dự kiến 4.000 m3/ngày.
+ Tiếp tục chỉ đạo UBND các quận, huyện và các đầu tư triển khai các dự án Cải tạo môi trường các hồ giai đoạn II.
+ Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa), Dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên mạc, Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh Trì.
– Đầu tư, cải tạo, quản lý, khai thác có hiệu quả mạng lưới công viên, vườn hoa, cây xanh, chiếu sáng:
+ Hoàn thành công viên Yên Sở (khu A); khởi công các dự án Khu công viên Bắc Mai Dịch, Công viên Nhân Chính. Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT Dự án Công viên vui chơi giải trí quận Đống Đa.
+ Tổ chức thực hiện trang trí chiếu sáng, cây hoa, cây cảnh phục vụ Tết và các ngày Lễ lớn trong năm. Thực hiện phương án vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố theo chế độ tiết kiệm điện năng tiêu thụ, tỷ lệ chiếu sáng đường phố đạt 99%. Tiếp nhận và duy trì hệ thống chiếu sáng hoàn thành để đảm bảo dân sinh, an ninh khu vực.
– Về đầu tư nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ:
+ Đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang Yên Kỳ. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công Dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ – Ba Vì; chuẩn bị đầu tư nghĩa trang Minh Phú – Sóc Sơn. Chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng cơ sở hỏa táng tại địa bàn huyện: Đông Anh, Chương Mỹ, Mê Linh (Thanh Tước).
1.5. Công tác bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường:
– Xử lý chất thải rắn:
+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các ô chôn lấp khu phía Nam – Dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn quy mô 106 ha (giai đoạn II). Hoàn thành xây dựng 01 ô chôn lấp, hạ tầng phục vụ cho việc tiếp nhận rác, khởi công xây dựng thêm 01 ô chôn lấp của khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (giai đoạn II).
+ Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công xây dựng các khu xử lý rác của các huyện: Chương Mỹ, Đông Anh, Đan Phượng, Thạch Thất, Phú Xuyên, Ba Vì; Dự án xây dựng các bãi đỗ phế thải xây dựng tại Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín, Mê Linh, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, vv….
+ Cơ bản hoàn thành dự án xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến: Nhà máy xử lý rác thải tại Việt Hùng (Đông Anh) bằng công nghệ Plasma; Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công Dự án bãi chôn lấp rác thải theo phương pháp bán hiếu khí Fukoka – Nhật Bản tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây (giai đoạn II). Hoàn thành nhà máy xử lý rác thải công nghệ đốt và tái chế 300 tấn/ngày (HTX Thành Công); nhà máy xử lý rác thải công nghệ đốt giai đoạn II 300 tấn/ngày (CTy CP Môi trường Thăng Long) tại khu liên hợp xử lý Xuân Sơn.
– Xử lý ô nhiễm nước mặt và nước thải:
+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong lưu vực các sông thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015.
+ Xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước thải cho các làng nghề kết hợp với thực hiện mô hình nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở sản xuất xả thải không đảm bảo quy định. Xử lý vi phạm gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ngầm, nước mặt.
+ Tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện và kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
– Xử lý ô nhiễm bụi và khí thải giao thông:
+ Tăng cường quản lý việc thi công các công trình, xây dựng các bãi chứa chất thải rắn, các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng, nhằm hạn chế ô nhiễm trên địa bàn Thành phố.
+ Xử lý nghiêm các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định; phương tiện vận chuyển làm rơi đất, phế thải trên đường; đặc biệt là các trường hợp cố tình để đất thải, phế thải trên đường, nơi công cộng.
+ Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án quy hoạch mạng lưới quan trắc không khí cố định trên địa bàn Thành phố đã được UBND Thành phố phê duyệt.
+ Đẩy nhanh tiến độ di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành theo quy hoạch.
+ Tiếp tục thay thế và nâng cấp các phương tiện vận tải công cộng không đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải ra môi trường.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch 49/2013/KH-UBND Thực hiện giai đoạn 2013 – 2015 Chương trình 07-CTR/TU của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.