Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn điều trị F0 tại nhà Chăm sóc người mắc Covid-19 cách ly tại nhà ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gần đây cả nước đã áp dụng các biện pháp điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà để giảm áp lực cho ngành y tế, giảm chi phí… Vậy khi được điều trị Covid-19 tại nhà, từ khi có triệu chứng đến khi phát hiện dương tính cần làm gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Điều kiện F0 điều trị tại nhà

Theo hướng dẫn tại Quyết định 261/QĐ-BYT, người bệnh mắc Covid-19 được quản lý, điều trị tại nhà nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

– Là người mắc Covid-19, không có triệu chứng hoặc có nhưng ở mức nhẹ như sốt, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

– Không mắc các bệnh nền hoặc không có bệnh nền đang được điều trị ổn định: Bệnh đái tháo đường, ung thư, thận mạn tính, béo phì, thừa cân, HIV/AIDS… (theo hướng dẫn tại Quyết định 250/QĐ-BYT).

– Không có dấu hiệu viêm phổi, thiếu ô xy, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời, không thở rên, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở rít…

– Có khả năng tự chăm sóc bản thân: Tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh, tự theo dõi sức khoẻ, có sẵn điện thoại, máy tính, có khả năng giao tiếp…

II. F0 điều trị tại nhà theo dõi sức khỏe thế nào?

Khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ, chỉ ho, mệt, sốt nhẹ và tự hồi phục sau 7-10 ngày, 20% bệnh nhân chuyển nặng, thường trong 5-8 ngày. Nếu biểu hiện bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo các bước sau:

*Chuẩn bị

  • Phòng cách ly: Phòng riêng, thông thoáng, có cửa sổ, khu vực vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt trong phòng, không nên dùng điều hoà).
  • Vật dụng cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, khẩu trang, găng tay, bát đũa, bột giặt…
  • Thuốc: Hạ sốt, tiêu hoá, dạ dày, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, các loại tăng sức đề kháng nhất là Vitamin C, Vitamin D3.
  • Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).

*Chữa trị

Các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải

  • Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
  • Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
  • Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.

Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.

Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại, thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới gan.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Ăn uống

  • Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước.
  • Bổ sung tỏi, sả… vào thực đơn mỗi ngày.
  • Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C.
  • Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều.

Đo thân nhiệt

Nếu sốt trên 38,5 độ C, có thể dùng paracetamol hạ sốt, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 g/ngày với người lớn. Trẻ em không uống quá 4 lần trong một ngày.

Đếm mạch

Vị trí đặt ba ngón tay như hình, bạn sẽ thấy mạch đập dưới tay mình.

  • Người lớn mạch bình thường 60-90 lần một phút, trên 100 hoặc dưới 50 lần, bạn nên báo y tế.
  • Trẻ mới sinh mạch bình thường 100-160 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 90-150 lần; 6-12 tháng tuổi 80-140 lần; 1-3 tuổi 80-130 lần; 3-5 tuổi 80-120 lần; 6-10 tuổi 70-110 lần; 11-14 tuổi 60-105 lần; 15-20 tuổi 60-100 lần.
Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftocde và cách nhập code Tam Sinh Kiếp

Đo nhịp thở

Nằm thư thái 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống.

  • Người lớn nhịp thở bình thường là 16-20 lần một phút, trên 22 hoặc dưới 15 lần, bạn nên báo y tế.
  • Trẻ em nhịp thở nhanh hơn người lớn: trẻ mới sinh 30-50 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần.

Đo oxy trong máu (SpO2) theo hướng dẫn y tế

  • Từ 94% trở lên, người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày xem có ổn định hay không.
  • Cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện.
  • Thấp hơn 90%, là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.

Khai báo

  • Ghi nhật ký hằng ngày về các triệu chứng và thông số nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở, huyết áp và oxy trong máu (không bắt buộc).
  • Cập nhật thông tin qua phần mềm hoặc thông báo cho cán bộ y tế.

III. Danh mục thuốc điều trị F0 tại nhà

iệc kê đơn điều trị F0 tại nhà được thực hiện khi F0 có dấu hiệu sốt, ho như sau:

– Ho: Dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

– Sốt:

Ng ười lớn sốt trên 38,5oC, đau đầu, đau người nhiều

Trẻ em sốt trên 38,5oC

– Uống thuốc hạ sốt (paracetamol 0,5 g) 01 viên/lần/mỗi 4-6 giờ và chỉ uống không quá 04 viên/ngày.

– Uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc thay nước.

Uống thuốc hạ sốt (paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần) lặp lại mỗi 4-6 giờ và không quá 04 lần/ngày.

Trong đó, danh mục các loại thuốc dành cho điều trị ngoại trú người mắc Covid-19 tại nhà được ban hành tại Phụ lục số 03 kèm Quyết định 261/QĐ-BYT gồm:

1. Các nhóm thuốc trong Danh mục, bao gồm:

TT

Tên thuốc

1.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol:

– cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;

– cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.

2.

Thuốc kháng vi rút: lựa chọn một trong các thuốc sau:

Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).

3.

Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sỹ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong 1 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

– Dexamethason 0,5 mg (viên nén)

– Methylprednisolon 16 mg (viên nén).

4.

Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sỹ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong 1 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-1. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

– Rivaroxaban 10 mg (viên).

– Apixaban 2,5 mg (viên).

2. Lưu ý thuốc kháng vi rút, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu:

a) Thực hiện kê đơn điều trị ngoại trú theo quy định tại Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định về Đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT .

b) Thuốc kháng vi rút dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 05 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vắc xin, có bệnh nền không ổn định…

c) Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong 1 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.

Các dấu hiệu suy hô hấp là:

(1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc

(2) Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc):

Tham khảo thêm:   Bài dự thi Tự hào tôi là cán bộ Hội Phụ nữ Cuộc thi viết “Tự hào tôi là cán bộ Hội Phụ nữ” Hà Nội năm 2020

≥ 20 lần/phút ở người lớn;

≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi;

≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;

và/hoặc

(3) SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

d) Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

IV. F0 nào điều trị tại nhà phải vào viện ngay?

Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt 02 lần không đỡ, F0 cần phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để xử trí. Đặc biệt, khi phát hiện 11 biểu hiện bất thường dưới đây thì ngay lập tức báo cho nhân viên y tế để được cấp cứu và chuyển viện:

– Khó thở, thở hụt hơi, trẻ em thở trên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè…

– Người lớn thở ≥ 20 lần/phút; trẻ từ 01 – dưới 05 tuổi thở ≥ 40 lần/phút; trẻ từ 05 – dưới 12 tuổi thở ≥ 30 lần/phút.

– SpO2 ≤ 96%.

– Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút;

– 90 mmHg > huyết áp < 60 mmHg.

– Thường xuyên đau tức ngực, bó thắt ngực, khi hít sâu thì đau tăng hơn.

– Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì, co giật…

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Trẻ bú/uống kém/giảm, ăn kém, nôn, sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

– Mắc thêm bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, tay chân miệng…

– Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà người mắc Covid-19 thấy cần báo cơ sở y tế.

V. Những việc cần thực hiện tại nhà

1. Cách ly người nhiễm khỏi những người khác

– Bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng (nếu không có phòng vệ sinh riêng thì F0 không được sử dụng cùng thời điểm với những người khác)

– Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa F0 và những người khác.

2. Đảm bảo nhà ở thông thoáng

– Luôn mở cửa sổ (nếu có);

– Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; sử dụng quạt, máy lọc không khí.

– Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung

3. Rửa tay thường xuyên

– Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây.

– Thời điểm rửa tay: trước và sau khi nấu ăn, trước và sau khi ăn uống, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác.

4. Đeo khẩu trang

– Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với F0 và những người khác.

– F0 phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi dã được cách ly, để giảm nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác.

– Người ở/cách ly cùng nhà phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người khác.

5. Vệ sinh hô hấp

– Luôn đeo khẩu trang

– Không khạc nhổ trong không gian chung

– Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi

– Vứt bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín.

– Rửa tay bằng nước/xà phòng/dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi.

6. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm

– Bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19; nên sử dụng dụng cụ có thể tái sử dụng để hạn chế rác thải lây nhiễm.

– Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.

– Rửa bát đĩa bằng nước nóng (nên làm) và xà phòng.

– F0 tự rửa dụng cụ ăn uống trong phòng riêng nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay khi dọn đồ ăn và rửa dụng cụ ăn uống.

– Dụng cụ ăn uống của F0 sau khi rửa để ở vị trí riêng trong phòng của F0.

Tham khảo thêm:   Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cho thanh tra thuế

7. Xử lý đồ vải an toàn

– Tốt nhất là F0 có thể tự giặt quần áo.

– Nếu cần người chăm sóc giặt, người chăm sóc mang găng tay khi xử lý đồ vải của F0.

– Trước khi giặt, phải ngâm đồ vải với xà phòng giặt trong tối thiểu 20 phút

– Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ.

– Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể.

– Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn.

– Tháo găng tay, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của F0.

– Giặt riêng đồ của F0 vói đồ của người khác.

– Không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút.

8. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

– Tốt nhất là F0 tự vệ sinh.

– Làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, lau lại bằng nước sạch.

– Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điện thoại…Bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài.

– Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay trước khi vệ sinh.

– Sử dụng dụng cụ riêng để vệ sinh cho khu vực của F0.

– Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 2 lần/ngày.

– Tháo găng tay, rửa tay sau khi vệ sinh bề mặt.

9. Thu gom và xử lý rác thải đúng cách

– Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong phòng của người nhiễm. Lót sẵn bao màu vàng hoặc bỏ vào bao màu vàng khi thu gom để phân biệt với rác thải khác.

– Phân loại: Tất cả các chất thải rắn thải bỏ tại phòng cách ly đều được bỏ vào thùng và bao rác đã được chuẩn bị.

– Thu gom: Xịt cồn 70 độ để khử khuẩn bên trong và bên ngoài túi và buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót bao rác màu vàng có nắp đậy kín. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

– Thu gom, xử lý rác thải hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.

– Đeo găng tay khi xử ý chất thải, rác thải, bỏ găng tay ngay khi xử lý xong.

– Rửa tay sau khi xử lý chất thải.

Lưu ý:

– Hạn chế sử dụng các vật dụng, xử lý tại chỗ (hấp, đun sôi, ngâm Javel, chất sát khuẩn,…) để hạn chế tối đa rác thải có nguy cơ lây nhiễm, có thể sử dụng chén, bát, đũa,… sử dụng cố định để hạn chế vật dụng sử dụng 1 lần. Rác thải có nguy cơ lây nhiễm phải được bỏ vào trong túi màu vàng để phân loại và nhận biết, bịt kín miệng túi.

– Tất cả chất thải phát sinh từ phòng cách ly tại nhà, nơi lưu trú được xem như là chất thải có nguy cơ lây nhiễm.

– Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi hoặc thùng đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly.

10. Sử dụng găng tay

– Không sử dụng lại găng tay. Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ.

– Không chặm vào vùng đầu, mặt, cổ khi đang đeo găng tay.

VI. Những việc không được làm

– Rời khỏi phòng cách ly trong thời gian cách ly

– Sử dụng chung vật dụng với người khác

– Ăn uống cùng người khác

– Tiếp xúc gần với người khác và vật nuôi

Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc

VII. Điều kiện F0 điều trị ở nhà được xem là khỏi bệnh

F0 khi đáp ứng các điều kiện nêu tại mục 7.1 hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT thì sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà:

  • Đã cách ly, điều trị đủ 07 ngày và test nhanh có kết quả âm tính với Sars-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
  • Sau 07 ngày nếu kết quả xét nghiệm vẫn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày nếu đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 gnayf nếu chưa tiêm đủ liều vắc xin.

Việc xác nhận F0 khỏi bệnh sẽ do trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm thực hiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn điều trị F0 tại nhà Chăm sóc người mắc Covid-19 cách ly tại nhà của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *