Hướng dẫn chuẩn bị Đại hội đại biểu Phụ nữ nhiệm kỳ 2021 – 2026 giúp các bạn tham khảo, nắm được khung chương trình cũng như tiến trình thực hiện chương trình Đại hội Đại biểu Phụ nữ nhiệm kỳ 2021 – 2026 để chuẩn bị thật chu đáo.
Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn khung chương trình, cũng như gợi ý các bước chuẩn bị để buổi Đại hội diễn ra thành công tốt đẹp, đúng tiến độ. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Chương trình Đại hội đại biểu phụ nữ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2021 – 2026
CHƯƠNG TRÌNH
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ CẤP CƠ SỞ NHIỆM KỲ 2021 – 2026
Thời gian: tối đa 01 ngày
1. Phiên trù bị
- Ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
- Thông qua Quy chế, chương trình Đại hội.
- Quán triệt một số nội dung của Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội
- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý văn kiện Đại hội cấp trên
2. Phiên chính thức
- Chào cờ (hát Quốc ca)
- Báo cáo kết quả phiên họp trù bị và mời Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký lên làm việc
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và Khai mạc Đại hội.
- Chào mừng Đại hội (nếu có).
- Thông qua báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu.
- Trình bày báo cáo chính trị Đại hội (tóm tắt).
- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành.
- Tham luận của đại biểu dự Đại hội.
- Lãnh đạo phát biểu (Cấp ủy cùng cấp, Hội LHPN cấp trên).
- Bầu Ban Chấp hành Hội LHPN cơ sở nhiệm kỳ 2021 – 2026.
- Đại hội nghỉ giải lao.
- Ban Chấp hành khoá mới họp phiên thứ nhất để bầu Ban Thường vụ và bầu các chức danh chủ chốt.
- Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Phụ nữ cấp huyện.
- Ban chấp hành khóa mới ra mắt.
- Chia tay Ủy viên Ban Chấp hành không tái cử.
- Khen thưởng cán bộ Hội nhiệm kỳ (nếu có).
- Thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội.
- Bế mạc Đại hội.
- Chào cờ.
(Lưu ý: Thứ tự nội dung đưa vào Chương trình nêu trên có thể thay đổi linh hoạt do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết định)
CHƯƠNG TRÌNH
Hội nghị Chi hội phụ nữ tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ cơ sở
Nhiệm kỳ 2021 – 2026
——
1. Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2. Giới thiệu chủ tọa và cử thư ký hội nghị
3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2016-2021 và phương hướng nhiệm kỳ 2021-2026 (tóm tắt)
4. Trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo đại hội phụ nữ cơ sở
5. Hội nghị thảo luận đóng góp ý kiến
6. Bầu cán bộ chi hội (chi hội trưởng, chi hội phó) – nếu cần thiết
7. Bầu đại biểu đi dự Đại hội phụ nữ phường/xã
Đọc Quyết định phân bổ đại biểu đi dự Đại hội phụ nữ cơ sở, thông qua danh sách (hoặc bầu) đại biểu đi dự Đại hội phụ nữ cơ sở
8. Giới thiệu nhân sự tham gia đề cử vào Ban chấp hành Hội LHPN cơ sở (nếu có cơ cấu do BCH định hướng).
9. Đại biểu cấp trên phát biểu
10. Biểu dương, khen thưởng (nếu có)
11. Thông qua Nghị quyết hội nghị chi hội
12. Kết thúc hội nghị.
(Lưu ý: Thứ tự nội dung đưa vào Chương trình mang tính gợi ý, các nội dung cụ thể liên quan đến Hội nghị Chi hội do BCH Hội LHPN quận/huyện hướng dẫn)
Gợi ý chuẩn bị hội nghị chi hội phụ nữ
Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của các tầng lớp phụ nữ. Thời gian tiến hành Đại hội từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được tiến hành trong năm 2021: cấp cơ sở không quá 1 ngày, từ quý I/2021, hoàn thành trong quý II/2021; cấp huyện và tương đương không quá 1,5 ngày, bắt đầu từ quý II/2021, hoàn thành trong quý III/2021; cấp tỉnh và tương đương không quá 2 ngày, thực hiện trong quý IV/2021. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, tổ chức vào tháng 3/2022. Để tổ chức tốt Đại hội, Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp cần thực hiện các bước sau:
(1) Báo cáo với cấp ủy và quán triệt tới các cấp Hội Chỉ thị số 46- CT/TW nội dung Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 888/KH-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
(2) Thành lập Ban Tổ chức Đại hội và các tiểu ban giúp việc cho Ban Tổ chức Đại hội (Văn kiện, nhân sự; Tuyên truyền, hậu cần; Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng).
(3) Trình, xin ý kiến cấp ủy trực tiếp Báo cáo chính trị; Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch trước khi báo cáo xin ý kiến Hội cấp trên; khi được cấp ủy và Hội cấp trên đồng ý mới tiến hành Đại hội.
(4) Tổ chức Đại hội phiên trù bị và phiên chính thức (theo chương trình, kịch bản đã chuẩn bị trước trên cơ sở tham khảo chương trình mẫu do Hội cấp trên hướng dẫn, có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương).
(5) Sau đại hội, Ban Chấp hành khóa mới tổ chức rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội; báo cáo Ban Thường vụ Hội LHPN cấp trên chuẩn y nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt; xây dựng quy chế làm việc, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội.
Công tác chuẩn bị đại hội bao gồm:
1. Xây dựng văn kiện đại hội bao gồm:
- Báo cáo chính trị
- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành
- Tham luận tại Đại hội
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị
- Các văn bản khác (Diễn văn khai mạc, bế mạc, dự thảo Nghị quyết Đại hội, các bài phát biểu của lãnh đạo cấp ủy, Hội LHPN cấp trên, số liệu…)
2. Chuẩn bị nhân sự:
Việc xây dựng đề án nhân sự phải đảm bảo nguyên tắc, quy trình, tiêu chuẩn các văn bản của Hội cấp trên và sự chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, hội viên để chủ động các phương án nhân sự, chủ động xin ý kiến, hỗ trợ của Hội cấp trên trực tiếp nhất là những tình huống/ sự cố nảy sinh trong quá trình chuẩn bị Đại hội.
3. Về đại biểu đi dự Đại hội và việc bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên thực hiện đúng theo Kế hoạch số 888/KH-ĐCT ngày 10/8/2020 của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam.
4. Công tác tuyên truyền Đại hội:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội, cả chiều sâu và bề nổi; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thông qua ứng dụng mạng xã hội.
Chủ động phối hợp với các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng để tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, truyền hình và các trục đường chính, các cửa ngõ vào trung tâm tỉnh/huyện/ xã có khẩu hiệu băng rôn tuyên truyền về Đại hội.
Trang trí trong và ngoài hội trường đảm bảo trang trọng, tiết kiệm; chú ý các khẩu hiệu hành động, thông điệp truyền thông dễ nhớ, dễ thực hiện.
5. Gợi ý một số nội dung trang trí Đại hội
Khẩu hiệu
Logo Hội ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH/HUYỆN/XÃ LẦN THỨ… …., ngày… tháng… năm… |
Băng rôn/phướn:
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
(2) Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
(3) Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh/huyện/xã… nhiệm kỳ 2021-2026.
(4) Phụ nữ tích cực xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
(5) Phụ nữ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
(6) Phụ nữ Việt Nam Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang.
(7) Phụ nữ Việt Nam Đoàn kết – Đổi mới – Bình đẳng – Hội nhập.
(8) Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
(9) Phụ nữ Việt Nam đổi mới sáng tạo, tự tin khởi nghiệp.
Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội, cần lưu ý giảm thiểu chất thải nhựa theo tinh thần Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn chuẩn bị Đại hội đại biểu Phụ nữ nhiệm kỳ 2021 – 2026 Gợi ý chuẩn bị hội nghị Chi hội Phụ nữ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.