Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chính xác và mới nhất. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán.
1. Khi lập bảng cân đối kế toán theo cần chú ý một số nguyên tắc sau:
– Khi lập và trình bày Bảng CĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính.
– Ngoài ra, trên Bảng CĐKT, các khoản mục TS và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
– Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
– Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200. BCĐKT là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và nguồn hình thành TS đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
2. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán.
– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).
3. Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 đối với từng chỉ tiêu.
A) TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100)
TSNH phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.
– TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN (MÃ SỐ 110)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.
+ Tiền (Mã số 111)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113.
+ Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200. BCĐKT là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và nguồn hình thành TS đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chủ yếu vào: Dư Nợ Tài khoản 1281 + Dự Nợ Tài khoản 1288
Các khoản ghi vào chỉ tiêu này có kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng.
Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng…
– ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (MÃ SỐ 120)
Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 122 + Mã số 123.
+ Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 121 – “Chứng khoán kinh doanh”.
+ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (Mã số 122)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 2291 “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 123)
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”, chỉ tiêu “Phải thu về cho vay ngắn hạn”.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 1281, Tài khoản 1282, Tài khoản 1288 (chi tiết các khoản có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng và không được phân loại là tương đương tiền).
– CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN (MÃ SỐ 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136 + Mã số 137 + Mã số 139.
+ Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng.
+ Trả trước cho người bán ngắn hạn (Mã số 132)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh Nợ Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán.
+ Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 1362, Tài khoản 1363, Tài khoản 1368 trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 136.
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải trả nội bộ ngắn hạn” trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
+ Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.
+ Phải thu về cho vay ngắn hạn (Mã số 135)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 1283 – Cho vay.
+ Phải thu ngắn hạn khác (mã số 136)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoản: Tài khoản 1385, Tài khoản 1388, Tài khản 334, Tài khoản 338, Tài khoản 141, Tài khoản 244.
+ Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 137)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi” và đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
+ Tài sản thiếu chờ xử lý (mã số 139)
Chỉ tiêu này phản ánh các tài sản thiếu hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 1381 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”.
– HÀNG TỒN KHO (MÃ SỐ 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149.
+ Hàng tồn kho (Mã số 141)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = Số dư Nợ của các Tài khoản 151 + Tài khoản 152 + Tài khoản 153 + Tài khoản 154 + Tài khoản 155 + Tài khoản 156 + Tài khoản 157 + Tài khoản 158.
Khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày trong chỉ tiêu này mà trình bày tại chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn” – Mã số 241.
Khoản thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế trên 12 tháng hoặc vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày trong chỉ tiêu này mà trình bày tại chỉ tiêu “Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn” – Mã số 263.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…).
Chỉ tiêu này không bao gồm số dự phòng giảm giá của chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán Cách lập bảng cân đối kế toán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.