Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn bé nhận biết đồ dùng có đôi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

ĐỒ DÙNG CÓ ĐÔI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Khám phá những đồ dùng có đôi quen thuộc với bé: đôi dép, đôi giày, đôi vớ, đôi găng tay …

– Xác định công dụng và chức năng sử dụng của từng loại đồ dùng trong cuộc sống.

– Phân biệt và sắp xếp từng loại cho thành đôi, rèn cho trẻ thói quen mang dép đúng.

– Phát triển tư duy ngôn ngữ , chú ý, ghi nhớ có chủ định và óc tưởng tượng phong phú.

– Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo các yêu cầu của cô.

II. CHUẨN BỊ:

– Một số đồ dùng của trẻ: dép, giày, vớ, bao tay bằng len, găng tay …

– Các đồ dùng từng đôi đủ loại cho trẻ hoạt động …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

– TC “Những chiếc dép tìm đôi”:
+ Cô để sẵn những chiếc dép, giày, guốc của trẻ trên sàn …
+ Gọi một số trẻ lên tìm những chiếc còn lại cho thành đôi …

– Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn đã tìm đúng chưa? … Vì sao gọi là đôi dép?
+ Một đôi dép có mấy chiếc dép? … Hai chiếc dép có giống nhau không?
+ Chiếc dép nào mang cho chân phải? … Chiếc dép nào mang cho chân trái?
+ Các bạn mang dép để làm gì? ( để giữ sạch đôi bàn chân )
+ Người ta thường mang giày đi đâu? ( đi chơi xa, đi dự lễ, dự tiệc … )

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài “Quê hương” Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 124 sách Cánh diều tập 2

– Cô yêu cầu trẻ: “ Hãy tìm những đồ dùng có đôi! ” (cho trẻ đến lấy ở bàn cô để sẵn …)

– Cho trẻ gọi tên những đồ dùng mà trẻ tìm được: đôi găng tay, bao tay , đôi vớ …

– Đàm thoại với trẻ về công dụng của từng loại đối tượng:
+ Khi nào thì mang găng tay (bao tay)? … Mang găng tay để làm gì ?
+ Các bạn mang vớ vào lúc nào? … Người ta thường mang vớ chung với gì ? (chung với giày)
+ Khi mang vớ, bạn cảm thấy đôi chân thế nào? … Vì sao?
+ Những loại đồ dùng có đôi này giúp gì cho bạn? (bảo vệ đôi tay, đôi chân …)

* Hoạt động 2:

– TC “Tìm bạn”: cô giới thiệu những chiếc bao tay, vớ, dép, guốc, giày đủ loại …
+ Yêu cầu trẻ: sắp xếp mỗi loại lại cho thành đôi …
+ Cách chơi: cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, giao cho mỗi nhóm một số ĐD giống nhau …

– Cô quan sát, gợi ý cho trẻ thực hiện, cho trẻ gọi tên từng loại đồ dùng đã xếp …

* Hoạt động 3:

– TC “Hãy mang dép cho đúng”:
+ cô cho trẻ ngồi theo từng nhóm tổ theo đội hình vòng tròn
+ những đôi dép mang trong lớp để ở giữa vòng …

– Cô yêu cầu trẻ tìm dép để mang vào chân cho đúng thành đôi …

– Kiểm tra lại kết quả gợi ý cho trẻ tự đổi dép cho nhau cho đúng …

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 6: Kể diễn cảm truyện bánh chưng, bánh giầy Những bài văn mẫu lớp 6 hay nhất

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn bé nhận biết đồ dùng có đôi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *