Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn 14/HD-VKSTC Công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 12/01/2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản số 14/HD-VKSTC hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018. Theo đó, phân công, bố trí đủ số lượng Kiểm sát viên và cử Kiểm sát viên tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp theo quy định. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 14 /HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018

HƯỚNG DẪN
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018 và Kế hoạch số 03/KH-VKSTC ngày 26/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác trọng tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018. Nội dung Chỉ thị nêu rõ “Năm 2018, toàn Ngành xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nêu trên, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau đây:

I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự được quy định tại Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Viện kiểm sát các cấp chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

Thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, người tiến hành tố tụng của Tòa án, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự), bắt đầu từ khi Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc từ khi Tòa án thông báo thụ lý vụ việc dân sự đến khi bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kháng nghị, không có yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Tả cây chuối vườn nhà em Dàn ý & 18 bài văn tả cây chuối lớp 4

2. Quán triệt, thực hiện đầy đủ thẩm quyền của Viện kiểm sát

Thực hiện đầy đủ, có chất lượng và hiệu quả các quyền của Viện kiểm sát, cụ thể là quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, đặc biệt chú trọng quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ khi nhận thấy chưa có đầy đủ căn cứ để giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, khách quan, để trên cơ sở đó thực hiện tốt quyền kháng nghị và kiến nghị của Viện kiểm sát.

3. Phân công, bố trí đủ số lượng Kiểm sát viên và cử Kiểm sát viên tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp theo quy định; kiểm sát chặt chẽ 100% các bản án, quyết định của Tòa án

Trên cơ sở rà soát số lượng và đánh giá chất lượng đội ngũ công chức thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, cùng với số lượng vụ việc thụ lý kiểm sát hằng năm, VKSND các cấp phải chú trọng việc sắp xếp ổn định đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ, nhằm bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Phân công Kiểm sát viên tham gia 100% phiên tòa, phiên họp thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Để chủ động có Kiểm sát viên tham gia 100% phiên tòa, phiên họp, trong quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp, ngoài tên Kiểm sát viên chính, cần phân công Kiểm sát viên dự khuyết.

Kiểm sát chặt chẽ 100% các bản án, quyết định của Tòa án. Sau khi nhận được bản án, quyết định do Tòa án chuyển đến, Kiểm sát viên phải kiểm sát và lập phiếu kiểm sát bản án, quyết định giải quyết của Tòa án và gửi ngay phiếu kiểm sát bản án, quyết định kèm theo bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp trên.

4. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên để kịp thời nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm phối hợp, tăng cường tổng kết thực tiễn, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự cho VKSND cấp dưới; ban hành thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ, xây dựng các chuyên đề, tài liệu tập huấn nghiệp vụ và tăng cường giải đáp, hướng dẫn thống nhất nhận thức về pháp luật trong toàn Ngành. Phối hợp với các cơ sở đào tạo của Ngành (Trường Đại học Kiểm sát và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh) để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự; đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, công chức trong toàn Ngành bảo đảm chất lượng và hiệu quả.

Tham khảo thêm:   Công văn 5465/VPCP-KTN Xử lý vấn đề báo chí phản ánh về hệ thống công trình nắn dòng chảy sông Hồng

VKSND các cấp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về vị trí, vai trò, trách nhiệm của VKSND trong tố tụng dân sự, về kết quả thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của ngành Kiểm sát nhân dân; đồng thời phát động, động viên Kiểm sát viên, công chức trong đơn vị tích cực viết bài đăng trong các chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề, bài viết có nội dung phục vụ cho công tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục triển khai quán triệt đầy đủ các luật mới nhằm nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới

Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự tại đơn vị, VKSND cấp mình về các quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, chú trọng đến các nội dung quy định mới về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, các quy định, quy chế nghiệp vụ của ngành để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự nắm vững để áp dụng, thực hiện đúng, bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ của Quốc hội giao và của Ngành đề ra.

2. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

2.1. Phải phân công Kiểm sát viên tham gia 100% phiên tòa, phiên họp thuộc trường hợp luật định Viện kiểm sát phải tham gia; khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, đúng các nội dung kiểm sát được hướng dẫn tại Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (được ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Viện trưởng VKSND tối cao). Kiểm sát viên được phân công phải nghiên cứu, nắm chắc nội dung hồ sơ vụ việc, thực hiện các quyền yêu cầu, đặc biệt là quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ khi nhận thấy chưa có đầy đủ căn cứ để giải quyết vụ việc đúng đắn, khách quan và kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm (nếu có). Quá trình tham gia phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên được phân công phải báo cáo lãnh đạo Viện về các nội dung theo đúng Quy chế nghiệp vụ và theo mẫu của VKSND tối cao ban hành. Quá trình thực hiện biểu mẫu tố tụng dân sự có khó khăn, vướng mắc, bất cập phải kịp thời báo cáo về VKSND tối cao (qua Vụ 9) để tập hợp, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên chủ động, tích cực thực hiện đúng nhiệm vụ được giao nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 trường THCS Yên Thọ, Thanh Hóa Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2018

2.2. Cần lựa chọn các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có khả năng và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác này, bảo đảm tính kế thừa và ổn định (ở VKSND cấp huyện nên phân công ít nhất 01 Kiểm sát viên chuyên trách thực hiện công tác này).

Công chức, nhất là Kiểm sát viên phải đổi mới về nhận thức, nâng cao vai trò, tăng cường trách nhiệm, không ngừng nêu cao ý thức nghiên cứu, tự học tập, thường xuyên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác với đồng nghiệp, viết bài trao đổi, tranh luận trên tạp chí, báo, trang thông tin điện tử của Ngành, của Viện kiểm sát các cấp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc các quy định của pháp luật có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật của Tòa án để thực hiện đúng các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn 14/HD-VKSTC Công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *