Bạn đang xem bài viết ✅ Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển kỹ năng Quản lý
—————————–

Hợp đồng Trong hoạt động xây dựng 3

Người soạn : Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng

6. Chấm dứt hợp đồng dân sự ( Điều 424 Bộ Luật Dân sự)

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

6.1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

6.2. Theo thoả thuận của các bên;

6.3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

6.4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

6.5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

6.6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

7. Huỷ bỏ hợp đồng dân sự ( Điều 425 Bộ Luật Dân sự)

7.1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 Hà Nội Amsterdam năm 2011 - môn Toán Đề thi vào lớp 6

7.2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

7.3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

7.4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.

8. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự ( Điều 426 Bộ Luật Dân sự)

8.1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

8.2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

8.3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.

8.4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

9. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát: Nếu không là mãi mãi

III. NGÔN NGỮ VÀ VĂN PHẠM TRONG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1. Những yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế

1.1. Ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng dân sự phải chính xác, cụ thể, đơn nghĩa

a) Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ phải chính xác.

Những từ sử dụng trong giao dịch hợp đồng dân sự phải thể hiện đúng ý chí của các bên ký kết, đòi hỏi người lập hợp đồng phải có vốn từ vựng trong lĩnh vực kinh tế phong phú, sâu sắc mới có thể xây dựng đơược bản hợp đồng dân sự chặt chữ về từ ngữ, không gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc, phí tổn nhiều tiền bạc và công sức, đặc biệt là trong các hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa khi thỏa thuận về chất lơượng công việc dịch vụ và phẩm chất qui cách hàng hóa phải hết sức thận trọng sử dụng thuật ngữ.

b) Ngôn ngữ hợp đồng phải cụ thể.

Khi thỏa thuận về điều khoản nào các chủ thể ký kết hợp đồng phải chọn những số liệu, những ngôn từ chỉ đích danh ý định, mục tiêu hoặc nội dung mà họ đang bàn đến nhằm đạt đơược, tránh dùng từ ngữ chung chung, đây cũng là những thủ thuật để trốn tránh trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng của những kẻ thiếu thiện chí.

c) Ngôn ngữ hợp đồng phải đơn nghĩa.

Tham khảo thêm:   Thông tư 15/2018/TT-BGDĐT Các trường ĐH phải cam kết chất lượng đào tạo trên website

Từ ngữ của hợp đồng phải có sự chọn lọc chặt chẽ, thể hiện đúng mục đích của chủ thể đề nghị ký kết hợp đồng, tránh dùng những từ có thể hiểu hai ba nghĩa; nó vừa mâu thuẫn với yêu cầu chính xác, cụ thể, vừa có thể tạo ra khe hở cho kẻ xấu tham gia hợp đồng lợi dụng gây thiệt hại cho đối tác hoặc trốn tránh trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng dân sự , vì họ có quyền thực hiện theo những ý nghĩa của từ ngữ mà họ thấy có lợi nhất cho họ, dù cho đối tác có bị thiệt hại nghiêm trọng rồi sau đó họ sẽ có cơ sở để biện luận, để thoái thác trách nhiệm. Ví dụ : . . . “Bên B phải thanh toán cho bên A bằng ngoại tệ . . . ” ý đồ của bên A là muốn đơược thanh toán bằng Euro nhơư mọi trơường hợp làm ăn với ngơười thiện chí khác nhơưng bên B lại thanh toán bằng USD cũng là ngoại tệ nhương giá trị không ổn định, kém hiệu lực so với Euro.

>> Download văn bản để xem thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *