Bạn đang xem bài viết ✅ Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***********

HỢP ĐỒNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(Giữa người lao động và doanh nghiệp)

Hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước [TEN NUOC]

Hôm nay, ngày [NGAY] tháng [THANG] năm [NAM]

Chúng tôi gồm:

1. Tên doanh nghiệp Việt Nam:

– Đại diện là Ông, Bà: [HO VA TEN]

– Chức vụ: [CHUC VU]

– Địa chỉ cơ quan: [DIA CHI DOANH NGHIEP]

– Điện thoại: [SO DT]

2. Họ và tên người lao động:

– Ngày, tháng, năm sinh: [NGAY THANG NAM SINH]

– Số hộ chiếu: [SO HO CHIEU]; ngày cấp: [NGAY CAP]

– Số chứng minh thư: [SO CMND]; ngày cấp:[NGAY CAP]

Cơ quan cấp: Công an Tỉnh (TP) [TEN TINH THANH PHO]; nơi cấp: [TEN TINH, THANH PHO]

– Địa chỉ trước khi đi: [DIA CHI]

– Nghề nghiệp trước khi đi: [NGHE NGHIEP]

– Khi cần báo tin cho: [TEN NGUOI NHAN TIN]; địa chỉ: [DIA CHI]

Hai bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc của hợp đồng:

– Thời hạn hợp đồng: [SO THANG HOAC NAM]

– Thời gian thử việc: [SO THANG THU VIEC]

– Thời gian làm việc: [SO GIO/NGAY VA SO NGAY/TUAN, NGAY NGHI]

– Nước đến làm việc: [TEN NUOC]

– Nơi làm việc của người lao động: [GHI RO NOI LAM] (nhà máy, công trường…).

– Loại công việc:

– Thời gian làm việc được tính từ khi chủ sử dụng lao động bố trí việc làm.

Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

A – Quyền lợi:

1. Tiền lương theo hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam ký với tổ chức kinh tế nước ngoài: [SO TIEN]/ tháng.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Vàm Cỏ Đông trang 85 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 29

2. Tiền lương làm thêm giờ [SO TIEN/GIO] (ghi rõ mức được hưởng nếu có) .

3. Tiền thưởng: [SO TIEN NEU CO].

4. Chi trả lương: [TAI DAU, AI TRA]

5. Điều kiện ăn, ở: (ghi rõ chổ ở miễn phí hay tự trả, diện tích nơi ăn, ở, điều kiện ở chống nóng, chống lạnh, đệm, giường, nhà tắm, nhà vệ sinh…).

6. Được hưởng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của ai?

7. Trong thời gian làm việc tại nước ngoài lao động bị ốm nặng ai chịu tiền viện phí (ghi rõ).

8. Được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động (ghi rõ ai cung cấp).

9. Chi phí vé đi và về và chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động (ghi rõ ai chi phí).

B – Nghĩa vụ của người lao động:

1. Người lao động phải qua kiểm tra sức khỏe và làm hồ sơ gồm: lý lịch có xác nhận của cấp phường, thị trấn, xã, mẫu đơn xin cấp hộ chiếu được cấp tỉnh đồng ý cho xuất cảnh.

2. Thực hiện đầy đủ các điều kiện thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động trong các hợp đồng đã ký kết: giữa doanh nghiệp Việt Nam với người lao động và tổ chức kinh tế nước ngoài.

3. Tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người lao động gây ra trong thời gian sống làm việc tại [TEN NUOC DEN LAO DONG]

4. Phải nộp cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi một khoản tiền sau:

Tiền đặt cọc theo quy định là: [SO TIEN]

Tiền phí dịch vụ: [SO TIEN DICH VU]

– Tiền bảo hiểm xã hội: [SO TIEN BAO HIEM]

– Tiền mua hộ một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc (nếu có) [SO TIEN MUA VE MAY BAY NEU CO]

– Các khoản phí khác: [SO TIEN NEU CO]

5. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, nội quy, quy chế, chế độ làm việc của doanh nghiệp tiếp nhận lao động.

Tham khảo thêm:   Nghị định 06/2021/NĐ-CP Hướng dẫn mới về phân loại công trình xây dựng

6. Không được tham gia các hoạt động chính trị hoặc hội họp bấp hợp pháp, không được đình công hoặc vận động, đe dọa, lôi kéo người khác đình công trái pháp luật.

7. Thực hiện đúng thời gian làm việc ở doanh nghiệp, xí nghiệp được chỉ định cho đến khi hết hạn hợp đồng, không được bỏ trốn sang làm việc ở doanh nghiệp khác. Khi kết thúc hợp đồng phải về nước không ở lại bất hợp pháp. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc.

Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp Việt Nam

A – Quyền hạn:

1. Được thu các khoản tiền theo quy định tại mục B Điều 2 trên đây.

2. Giám đốc doanh nghiệp có quyền thi hành kỷ luật với các hình thức phê bình; cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với người vi phạm hợp đồng và yêu cầu người lao động phải bồi thường mọi chi phí và thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra (nếu có).

B – Trách nhiệm:

1. Hồ sơ làm thủ tục xuất cảnh, thủ tục với phía đối tác xin visa, mua vé máy bay, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, giáo dục định hướng bắt buộc cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài.

2. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo Điều 2 mục A hợp đồng này.

3. Giám sát xí nghiệp tiếp nhận, sử dụng lao động về việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng lao động đã ký bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải hoàn trả lại cho người lao động kể cả tiền lãi, trả sổ BHXH, sổ lao động cho người lao động.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code War Eternal

5. Quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trực tiếp giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh từ khi đưa đi đến khi thanh lý hợp đồng, chuyển trả về nơi trước khi đi.

Điều 4: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng:

Hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, trường hợp một trong hai bên vi phạm sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành, quy trách nhiệm bồi thường vật chất theo mức độ thiệt hại do mỗi bên gây ra.

Điều 5: Gia hạn hợp đồng:

Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận được gia hạn thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các khoản ghi tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.

Điều 6: Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở hợp đồng này được giải quyết trước hết bằng thương lượng, hòa giải giữa hai bên; trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì giải quyềt theo pháp luật Việt Nam.

Điều 7: Hợp đồng này được làm thành hai bản, một bản do doanh nghiệp giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn [SO NAM] năm.

Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên đây nhất trí ký tên.

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *