Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng ngân sách cá nhân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 36, 37, 38 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập HĐTN 9: Xây dựng ngân sách cá nhân giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều trang 36, 37, 38.

Lời giải được trình bày khoa học, chi tiết, các em sẽ biết cách trả lời các câu hỏi của Hoạt động 2 Chủ đề 4: Sống có trách nhiệm trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Tìm hiểu về ngân sách cá nhân

– Thảo luận về việc xác định thu chi và cân đối thu chi để xây dựng ngân sách cá nhân của nhân vật trong tình huống sau:

Mỗi tháng Hà được bố mẹ cho 300 000 đồng để chi tiêu. Hà tập kinh doanh nước ép rau củ và thường thu được 150 000 đồng tiền lãi mỗi tháng. Thỉnh thoảng, Hà cũng được người thân thưởng khi học tập tốt. Hà thường tính toán, phân chia ngân sách cá nhân để chi tiêu trong tháng như sau:

Xác định các khoản thu:

  • Khoản thu thường xuyên: 450 000 đồng/tháng
  • Khoản thu không cố định: tiền thưởng, tiền mừng tuổi.
Tham khảo thêm:   Kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả Những bí quyết giữ trật tự trong lớp

Xác định các khoản chi:

  • Khoản chi cố định: ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập, bơm xe.
  • Khoản chi đột xuất: mua quà tặng bạn, ăn liên hoan,…

Cân đối thu – chi:

  • Tiết kiệm: 50 000 đồng và các khoản được thưởng, cho thêm
  • Chi cho nhu cầu cố định và đột xuất: 250 000 đồng
  • Chi cho sở thích: 50 000 đồng
  • Đầu tư thêm cho việc kinh doanh của bản thân: 100 000 đồng.

– Chỉ ra lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

Trả lời:

– Bạn Hà trong tình huống đã biết cách xây dựng ngân sách của cá nhân. Cụ thể bạn đã biết vạch ra rõ các khoản thu, khoản chi và sau đó cân đối các khoản thu chi hợp lí.

– Lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí:

  • Chủ động chi tiêu mà không bị thiếu hụt
  • Tiết kiệm cho các mục tiêu trong tương lai.

2. Tìm hiểu cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

– Tìm hiểu các quy tắc xây dựng ngân sách cá nhân

– Trao đổi về cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

Trả lời:

– Có hai quy tắc xây dựng ngân sách cá nhân:

* Quy tắc 50/20/30 của Elizabeth Warren

  • 50% nhu cầu thiết yếu
  • 20% tiết kiệm và đầu tư
  • 30% mong muốn và sở thích cá nhân.

* Quy tắc 6 chiếc lọ của T.Harv Eker:

  • 55% chi tiêu cần thiết
  • 10% tài sản tiết kiệm
  • 10% tài khoản đầu tư
  • 10% tài khoản giáo dục
  • 10% tài khoản hưởng thụ
  • 5% tài khoản cho đi
Tham khảo thêm:   Nghị định 30/2021/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở 2014

– Cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí:

  • Lập danh mục tổng hợp các nguồn thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng.
  • Xác định quy tắc chi tiêu phù hợp với bản thân
  • Lập kế hoạch chi tiêu
  • Kiên định thực hiện kế hoạch chi tiêu.

3. Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân

– Hãy giúp nhân vật trong tình huống dưới đây xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

Tình huống: Ngân muốn tiết kiệm để mua quà tặng sinh nhật cho một số bạn thân và dùng cho những việc khác. Bố mẹ thường cho Ngân 300 000 đồng mỗi tháng để chi tiêu. Vào dịp sinh nhật, ngày Tết, bố mẹ thường cho Ngân 100 000 đồng. Cuối năm học, Ngân cũng được người thân thưởng 50 000 – 100 000 đồng do kết quả học tập tốt.

– Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng ngân sách cá nhân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 36, 37, 38 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *