Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 9: Nhận diện đặc điểm giao tiếp, ứng xử của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 17, 18, 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập HĐTN 9: Nhận diện đặc điểm giao tiếp, ứng xử của bản thân giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều trang 17, 18, 19.

Lời giải được trình bày khoa học, chi tiết, các em sẽ biết cách trả lời các câu hỏi của Hoạt động 1 Chủ đề 2: Phát triển bản thân trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực

Câu 1: Trao đổi về những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực.

Tham khảo thêm:   Mẫu thống kê đánh giá chất lượng đảng viên Thống kê đánh giá chất lượng đảng viên mới nhất

Trả lời:

Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực:

Giao tiếp, ứng xử tích cực

Giao tiếp, ứng xử chưa tích cực

– Chủ động giao tiếp

– Biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) khi giao tiếp.

– Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau.

– Biết lắng nghe tích cực

– Thể hiện sự đồng cảm

– Thể hiện sự tôn trọng.

– Né tránh giao tiếp

– Không biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp.

– Chỉ tập trung vào ý kiến của bản thân

– Thờ ơ, ngắt lời người khác

– Chỉ trích, phê phán người khác

– Coi thường, hạ thấp người khác.

Câu 2: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống sau:

+ TH1. T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ở bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.

+ TH2. H có chuyện buồn nên đến tâm sự với bạn thân của mình là Q. Trong khi trò chuyện, Q liên tục xem điện thoại mà không tập trung vào câu chuyện của bọn mình.

+ TH3. Trong buổi thảo luận vê dự án của nhóm, với tư cách là trưởng nhóm, M luôn cho rằng chỉ có ý kiến của mình là hợp lí, yêu cầu mọi người làm theo.

Tham khảo thêm:   Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu Quân khu 3 - 75 năm đồng hành cùng dân tộc Cuộc thi viết tìm hiểu Quân khu 3

Trả lời:

Điểm tích cực

Điểm chưa tích cực

Tình huống 1

T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.

T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố.

Tình huống 2

H buồn nên tâm sự với bạn thân Q.

Q chỉ tập trung xem điện thoại mà không để ý đến câu chuyện của H.

Tình huống 3

Cả nhóm tham gia trao đổi, thảo luận nhóm.

M tự cho ý kiến mình hợp lí và yêu cầu mọi người làm theo.

2. Nhận diện điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân

– Chỉ ra những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.

– Chia sẻ với bạn về những cách em dự định khắc phục những điểm chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.

Trả lời:

Ví dụ: Những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp ứng xử của bản thân em:

– Những điểm tích cực:

  • Nói năng nhẹ ngàng, vừa phải, rõ ràng.
  • Không làm việc riêng khi đang nói chuyện với người khác.
  • Tôn trọng ý kiến của mọi người khi thảo luận, trao đổi.

– Những điểm chưa tích cực:

  • Thi thoảng không nhận lỗi, còn đổ lỗi
  • Nhìn nhận sự việc theo hướng tiêu cực
  • Thi thoảng nóng giận.

3. Rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực

Thường xuyên rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng năm học 2017 - 2018 lần 2 (Có đáp án) Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán

Trả lời:

Lắng nghe tích cực:

  • Chú ý vào câu chuyện để nắm bắt thông tin
  • Ghi nhận cảm xúc, suy nghĩ của người khác, không phán xét, áp đặt.
  • Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) để thể hiện sự tập trung, biểu lộ cảm xúc của bản thân.
  • Không ngắt lời, chen ngang khi người khác nói.
  • Không làm việc riêng khi đang nói chuyện.

Phản hồi hiệu quả:

  • Nhắc lại nội dung để nghe được một cách ngắn gọn
  • Hỏi để hiểu rõ hơn nội dung
  • Trả lời đúng, kịp thời các câu hỏi của người khác
  • Đưa ra lời nhận xét, động viên phù hợp.
  • Giọng nói vừa phải, rõ ràng.

Kiểm soát cảm xúc:

  • Bình tĩnh
  • Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực
  • Không thể hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, khó chịu, coi thường…trong quá trình giao tiếp, ứng xử.
  • Không nói xấu, đổ lỗi
  • Tranh cãi gay gắt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Nhận diện đặc điểm giao tiếp, ứng xử của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 17, 18, 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *