Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 8: Phòng, tránh bắt nạt học đường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức trang 7, 8, 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 trang 7, 8, 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Phòng, tránh bắt nạt học đường của Chủ đề 1: Em với nhà trường.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 2 chủ đề 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hoạt động 1: Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường

Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt

Tham khảo thêm:   Công văn 6878/BTC-TCHQ Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án ưu đãi đầu tư

Trả lời:

Hồi mẫu giáo em từng thấy một nhóm bạn tụ họp lại để bắt nạt một bạn. Những bạn kia còn động chân động tay với bạn đấy, còn có bạn có những lời nói xúc phạm đến bạn kia

Hoạt động 2: Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Thảo luận để xác định những việc nên và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.

Trả lời:

Việc nên làm Việc không nên làm

– Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt

– Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.
– Thể hiện rõ thái độ “Không chấp nhận khi bị bắt nạt” (nghiêm mặt, giật tay ra…)
– Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt.

– Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.
– Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt
– Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Tình huống 1: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp.

Trả lời:

Nếu em là Minh em sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về hệ thống hang động ở miền Trung Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Tình huống 2: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn.

Trả lời:

Nếu là Hạnh em sẽ nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em.

Tình huống 3: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập

Trả lời:

Nếu là Đứa Anh em sẽ nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này. Nhóm bạn kia cần được xử lí để tránh những bạn khác bị giống Đức Anh

Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

Thiết kế những hình ảnh, thông điệp: Lớp học không bắt nạt

Trả lời:

Hoạt động 4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 8: Phòng, tránh bắt nạt học đường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức trang 7, 8, 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Dàn ý + 9 mẫu) Nhân vật Liên

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *