Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 7: Quản lí chi tiêu Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 29 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trang 29, 30, 31 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Quản lí chi tiêu của Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 3 chủ đề 4 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền

Câu 1: Thảo luận về cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền của Hằng trong trường hợp sau:

Năm nay bố mẹ cho phép Hằng tự tổ chức sinh nhật của mình và mời nhóm bạn thân đến dự. Bố mẹ Hằng đều là công nhân, hôm đó phải tăng ca đến đêm muộn nên không kịp về dự sinh nhật con. Mẹ đã cho Hằng 300 000 đồng để tổ chức sinh nhật.

Tham khảo thêm:   Đọc: Ông Bụt đã đến - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 3

Hằng dự định mua bánh sinh nhật, nến, hoa và một phông nền thật đẹp. Tuy nhiên nếu đặt làm phông nền thì rất đặt và số tiền mẹ cho sẽ không đủ. Hằng đã quyết định chỉ mua phụ kiện về để tự trang trí, như vậy vừa theo ý mình, không vượt quá số tiền mẹ cho, thậm chí có thể tiết kiệm được khoảng 50 000 đồng.

Trong buổi sinh nhật, các bạn đề nghị dùng thêm trà sữa. Hằng thoáng giật mình khi nghĩ đến số tiền có thể tiết kiệm, nhưng hôm nay là sinh nhật của em, các bạn đang rất vui vẻ nên Hằng đã gật đầu đồng ý.

Gợi ý:

  • Bạn Hằng đã chi tiêu cho sinh nhật mình như thế nào? Cách chi tiêu đó có phù hợp không?
  • Bạn Hằng có kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình không? Vì sao?

Trả lời:

Bạn Hằng đã chi tiêu cho sinh nhật của mình với 300 000 bạn dành để mua bánh sinh nhật, nến, hoa và một số phụ kiện tự trang trí để tiết kiệm chứ không làm phông nền. Cách chi tiêu khiến bạn tiết kiệm được khoảng 50 000 đồng. Cách chi tiêu đó phù hợp.

Bạn Hằng đã kiểm soát tốt các khoản chi tiêu khi mua đồ tổ chức nhưng hành đồng gật đầu đồng ý dùng thêm trà sữa là hành động chưa kiểm soát tốt chi tiêu. Vì dùng trà sữa => Phát sinh quá chi phi.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin xét công nhận hết thời gian tập sự (3 mẫu) Giấy đề nghị công nhận hết thời gian tập sự, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Câu 2: Chia sẻ về cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền của em.

Trả lời:

  • Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ.
  • Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới.
  • Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng.

Hoạt động 2: Rèn luyện kỹ năng kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền

Đề xuất cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Mẹ đưa cho Lan 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Lan gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Lan muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Lan phải mua cả rau và mắm, muối.

Tình huống 2: Hà có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hà gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp.

Trả lời:

Tình huống 1:

– Lan sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Lan chỉ nên mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.

Tình huống 2:

– Hà tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 141/2011/TT-BTC Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công, viên chức

Hoạt động 3: Lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện gia đình

Câu 1: Chia sẻ:

  • Gia đình em thường tổ chức những sự kiện gì?
  • Gia đình em đã chi tiêu cho những sự kiện đó như thế nào?
  • Xác định những khoản chi tiêu cho một sự kiện gia đình

Lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện gia đình

Trả lời:

  • Gia đình em thường tổ chức: Sinh nhật, các ngày lễ kỉ niệm, liên hoan với những thành tích tốt.
  • Gia đình em đã chi tiêu chi phí mua đồ ăn, bánh, hoa, quà cho sự kiện.
  • Các khoản chi tiêu: Hoa, đồ trang trí, bánh kem, đồ ăn.

Câu 2: Hãy lựa chọn một sự kiện mà em yêu thích và lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện đó.

Gợi ý các nội dung trong kế hoạch:

Lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện gia đình

Trả lời:

Em lên kế hoạch cho một sự kiện yêu thích và lập kế hoạch chi tiêu cho sự kiện đó.

Tên sự kiện

Số tiền

Các khoản chi

Địa điểm tổ chức

Số lượng người

Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam

500 000 đồng

– Bánh kẹo: 200 000 đồng.

– Hoa quả: 100 000 đồng

– Quà tặng mẹ: 200 000 đồng

Tại nhà

4 người

Hoạt động 4: Tổ chức sự kiện của gia đình

Vận dụng kế hoạch chi tiêu đã xây dựng để tổ chức một sự kiện của gia đình như: mừng sinh nhật người thân, mừng thọ ông bà, tổ chức cho mọi người trong gia đình đi tham quan, dã ngoại,…

Tổ chức sự kiện của gia đình

Trả lời:

Em trình bày kế hoạch đã lập ra.

Đây là bức ảnh sinh nhật Mẹ mình.

Tổ chức sự kiện của gia đình

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Quản lí chi tiêu Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 29 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *