Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 7: Kiểm soát cảm xúc của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trang 16, 17, 18 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Kiểm soát cảm xúc của bản thân của Chủ đề 2: Khám phá bản thân.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 2 chủ đề 2 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của kiểm soát cảm xúc

Hoạt động 1

Thảo luận về tình huống trên theo gợi ý:

  • Long và Kiên cảm thấy như thế nào khi bị ướt tóc và quần áo.
  • Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Long, Kiên trong trường hợp này như thế nào?
  • Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn nào? Vì sao?
Tham khảo thêm:   Danh sách công chức viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập Mẫu danh sách công chức viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2017

Trả lời:

– Long và Kiên cảm thấy rất tức giận khi bị ướt tóc và quần áo.

– Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Long, Kiên trong trường hợp này:

  • Bạn Long: tức giận, lập tức chạy lên giằng lấy chiếc ca nhựa, vứt mạnh xuống đất.
  • Bạn Kiên: ngăn bạn Long lại, nén giận trách bạn Minh.

– Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn Kiên vì bạn có cách xử lí rất bình tĩnh, vừa khiến cho Minh cảm thấy ân hận về hành động của mình, vừa khiến mâu thuẫn được giải quyết một cách nhanh chóng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực

1. Chia sẻ về cách em thường dùng để giải toả cảm xúc tiêu cực.

2. Thảo luận về các cách giải toả cảm xúc tiêu cực.

Hoạt động 2

Trả lời:

1. HS tự thực hiện.

2. Gợi ý một số cách giải toả cảm xúc tiêu cực:

  • Hít thở sâu.
  • Tâm sự với bạn bè, người thân.
  • Đi dạo.
  • Chơi môn thể thao yêu thích.
  • Nhảy một điệu nhảy vui nhộn.
  • Nghe nhạc nhẹ.
  • Đọc sách.
  • Ăn đồ ngọt, sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt.
  • Tìm kiếm các cảm xúc tích cực….

Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực

1. Thực hành một cách giải toả cảm xúc tiêu cực.

2. Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo thành tích chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (5 mẫu) Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng

Hoạt động 3

Trả lời:

1. HS tự thực hiện.

2. Xử lí tình huống:

  • Tình huống 1: hít thở sâu, bình tĩnh nói chuyện với các bạn để giải thích những điều các bạn đang hiểu lầm về mình.
  • Tình huống 2: chủ động tìm Hoà nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.

Hoạt động 4: Vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc

  • Vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày.
  • Ghi lại kết quả vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân và những khó khăn, vướng mắc em đã gặp phải.
  • Sưu tầm, tìm hiểu thêm một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực khác trong cuộc sống

Trả lời:

Một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực khác:

  • Đi dạo, ngắm cảnh
  • Sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt.
  • Tìm kiếm các cảm xúc tích cực

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Kiểm soát cảm xúc của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *