Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 7: Hợp tác với thầy cô Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 29 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 7: Hợp tác với thầy cô sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 29→32.

Soạn Hoạt động trải nghiệm 7 trang 29→32 giúp các bạn học sinh biết cách ứng xử với thầy cô, từ đó rèn luyện cách phát triển mối quan hệ. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Hoạt động trải nghiệm 7: Hợp tác với thầy cô, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Hợp tác với thầy cô trong các hoạt động

a. Thảo luận về tình huống trên:

Chỉ ra các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô.

Nêu ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.

b. Chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn.

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 12: Chân trời sáng tạo (Sách học sinh) SGK lớp 12 năm học 2024 - 2025

Gợi ý đáp án

a. Trả lời câu hỏi:

– Các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác với thầy cô:

  • Nhóm 1: tích cực trao đổi với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Nhóm 4: chủ động xin ý kiến cô giáo để đổi phương án khác vì không có máy tính.
  • Nhóm 3: xin phép thầy dạy Tin học được sử dụng máy tính trong phòng Tin học để làm bài.

– Các biểu hiện cho thấy các tổ không hợp tác với thầy cô: Nhóm 2 không có máy tính nên quyết định không thực hiện nhiệm vụ nữa.

– Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô:

  • Giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Đem lại kết quả tốt cho nhiệm vụ được giao.
  • Rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và hoạt động nhóm.

b. Chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn:

Em luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ thầy cô giáo giao cho đúng hạn. Khi gặp vấn đề khó giải quyết, em sẽ tìm thầy cô giáo để xin ý kiến và thảo luận để tìm ra phương pháp tốt nhất.

2. Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập

a. Đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau.

b. Chia sẻ điều em rút ra được từ cuộc trao đổi.

Gợi ý đáp án

a. Học sinh lần lượt đóng vai và trao đổi với nhau.

b. Những điều em rút ra được từ cuộc trao đổi:

  • Dù là giáo viên hay học sinh, chúng ta đều nên thẳng thắn thể hiện mong muốn của mình trong học tập để đạt được hiệu quả dạy và học cao hơn.
  • Có sự giải thích lí do dẫn đến những mong muốn đó để thấu hiểu và hợp tác tốt hơn.
  • Sự trao đổi liên tục giữa giáo viên và học sinh là rất quan trọng.
Tham khảo thêm:   Bài tập đặt câu hỏi cho từ gạch chân trong tiếng Anh (Có đáp án) Đặt câu hỏi cho từ gạch chân

3. Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao

a. Tự đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua.

b. Chia sẻ kết quả đánh giá của mình.

Gợi ý đáp án

a.

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

X

2

Sưu tầm tranh, ảnh

X

3

Chuẩn bị bài thuyết trình nhóm

X

4

Làm tập san giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

X

b. HS tự chia sẻ kết quả đánh giá.

4. Cách thức hợp tác với thầy cô

a. Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô.

b. Bổ sung các cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô.

Gợi ý đáp án

a. Những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô:

Chú ý lắng nghe: tập trung nghe rõ, đầy đủ yêu cầu của thầy cô và ghi chép lại.

Chủ động trao đổi:

  • Hỏi lại thầy cô để nắm bắt chính xác nhiệm vụ được giao.
  • Nhờ thầy cô cho ý kiến để giải quyết khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • Sẵn sàng chia sẻ mong muốn, nguyện vọng học tập của bản thân với thầy cô.
  • Đảm bảo hoàn thành đầy đủ, đúng hạn những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho.
  • Xin ý kiến của thầy cô để hoàn thiện phương án đưa ra, nhờ thầy cô hỗ trợ tài liệu, định hướng,… để cùng giải quyết vấn đề.
Tham khảo thêm:   Quyết định 3562/QĐ-BKHCN Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia

b. Gợi ý một số cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô:

  • Sẵn sàng nhận sai khi mắc lỗi và tích cực tiếp nhận ý kiến góp ý của thầy cô.
  • Không ngại nhờ thầy cô chỉ dẫn khi bản thân có chỗ chưa hiểu hoặc không biết phải bắt đầu như thế nào.

5. Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

a. Thảo luận và đề xuất phương án hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống sau:

b. Nhận diện một vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết theo các bước gợi ý trên.

Gợi ý đáp án

a. Giải quyết vấn đề:

  • Thầy cô sẽ trao đổi với bố mẹ Huy xem gia đình cho chuyện gì ảnh hưởng đến tinh thần của bạn hay không.
  • Các bạn trong lớp sẽ chủ động động viên Huy cùng tham gia các hoạt động chung.
  • Những bạn được phân công sẽ hỗ trợ Huy học tập: học nhóm để bổ sung kiến thức, giảng lại bài cho bạn,…

b. Gợi ý:

  • Vấn đề nảy sinh trong lớp: Hai bạn A và B tranh cãi gay gắt với trong giờ học, không ai chịu nhường ai, khiến tiết học của lớp bị ảnh hưởng.
  • Cách giải quyết vấn đề:
  • Giáo viên yêu cầu hai bạn dừng cuộc tranh luận lại để tiếp tục bài học.
  • Sau khi hết giờ, thầy/cô gọi hai bạn đến để lắng nghe ý kiến của từng người, phân tích cho các bạn hiểu điểm đúng, điểm sai trong từng ý kiến.
  • Các bạn trong lớp rủ A và B chơi chung để giải toả căng thẳng giữa hai bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Hợp tác với thầy cô Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 29 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *