Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 6: Truyền thống quê em Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 35, 36 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Truyền thống quê em của Chủ đề 6: Em với cộng đồng.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 2 hoạt động của bài 4 chủ đề 6 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hoạt động 1: Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống của địa phương

❓Địa phương em có những truyền thống nào?

Trả lời:

Địa phương em có truyền thống: ném còn, đua thuyền, chọi trâu,…

❓Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?

Tham khảo thêm:   Quyết định số 59/2011/QĐ-TTG Về việc ban hành quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

Trả lời:

Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương: Tham gia có văn hóa, ủng hộ chương trình và đóng góp công sức của mình vào đó.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em

❓Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục ở quê em.

Gợi ý: Phiếu thu thập thông tin về lễ hội truyền thống.

Phiếu thu thập thông tin

Trả lời:

Phiếu thu thập thông tin

– Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)

– Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng

– Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội

– Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.

– Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa

– Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.

❓Viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em.

Em cùng các bạn trong nhóm viết bài giới thiệu về 1 lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê hương và nêu những việc em có thể làm để bảo tồn, phát huy lễ hội hoặc phong tục đó.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trường THPT Lạc Hồng, TP HCM Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Trả lời:

Giới thiệu lễ hội đấu vật

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 3: Lesson 7 Soạn Anh 4 Explore Our World (Cánh diều)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 6: Truyền thống quê em Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *