Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 6: Chăm sóc cuộc sống cá nhân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 14 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi của 11 nhiệm vụ trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22.

Nhờ đó, các em sẽ biết cách chăm sóc bản thân, sắp xếp được góc học tập, sinh hoạt cá nhân gọn gàng và ngăn nắp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Chủ đề 2 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Nhiệm vụ 1

Hoạt động 1: Chế độ sinh hoạt của em có điểm gì giống và khác với chế độ sinh hoạt hằng ngày đảm bảo sức khoẻ dưới đây?

Chế độ sinh hoạt

Trả lời:

Chế độ sinh hoạt của em có điểm khác là:

  • Em chưa tập thể dục, thể thao nhiều.
  • Chế độ ăn uống của em chưa hợp lí.
  • Em chưa uống đủ nước

Hoạt động 2: Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày mang lại cho cá nhân những thay đổi gì?

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Trả lời:

Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày mang lại cho em nhiều thay đổi tích cực:

  • Khoẻ mạnh hơn
  • Tinh thần sảng khoái hơn
  • Vui vẻ hơn
  • Tự tin hơn
  • Cơ thể đẹp hơn
  • Học tập tốt hơn

Hoạt động 3: Em hãy thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo sức khoẻ. Ghi chép lại sự thay đổi tích cực của bản thân.

Trả lời:

Học sinh ghi lại những thay đổi tích cực của cá nhân.

Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày mang lại cho em nhiều thay đổi tích cực:

  • Trước đây em không tập trung, bị phân tâm trong giờ học nhưng giờ em đã có thể học tập chú ý và hiệu quả hơn.
  • Sau khi ăn uống đầy đủ, uống nước nhiều hơn và chăm tập thể dục, thể thao, em thấy cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Nhiệm vụ 2

Hoạt động 1: Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi dưới đây và xác định tư thế đúng.

Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi

Trả lời:

Những tư thế đi, đứng, ngồi đúng là:

  • (1): Đi thẳng lưng
  • (3): Đứng thẳng lưng, chụm chân
  • (5): Ngồi học ngay ngắn, thẳng lưng

Hoạt động 2: Nếu không giữ cho tư thế đi, đứng, ngồi đúng thì sức khoẻ cá nhân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt ở độ tuổi của em?

Trả lời:

Nếu không giữ cho tư thế đi, đứng, ngồi đúng thì sức khoẻ cá nhân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt ở độ tuổi của em là:

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là hệ xương khớp, gây thoái hoá sớm.
  • Ảnh hưởng đến ngoại hình: gù lưng,…
Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi tập huấn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 2 môn Tiếng Việt

Nhiệm vụ 3

Hoạt động 1: Sắp xếp không gian sinh hoạt, học tập của em gọn gàng, sạch sẽ.

Sắp xếp không gian sinh hoạt

Trả lời:

Học sinh sắp xếp không gian sinh hoạt, học tập cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.

Học sinh có thể sắp xếp bằng cách: bút cất gọn vào hộp hút. Sách giáo khoa và vở bài tập để một giá riêng. Truyện tranh và sách để một ngăn riêng.

Hoạt động 2: Chụp ảnh hoặc vẽ lại góc học tập, nơi sinh hoạt của em và chia sẻ với bạn bè, thầy cô.

Trả lời:

Học sinh vẽ hoặc chụp lại góc học tập nơi sinh hoạt của em và chia sẻ với bạn bè, thầy cô.

Vẽ lại góc học tập

Nhiệm vụ 4

Hoạt động 1: Nhận diện các biểu hiện nóng giận và luyện tập kiểm soát cảm xúc bản thân theo hướng dẫn sau:

Nhận diện các biểu hiện nóng giận

Trả lời:

  • Khi bắt đầu nóng giận, em sẽ nhận thấy: người nóng lên, tim đập nhanh hơn, thở bắt đầu gấp hơn,…
  • Vào lúc này, em cần hít thở sâu, nghĩ đến điều tích cực của người khác để giảm cơn nóng giận.

Hoạt động 2: Luyện tập kiểm soát nóng giận khi đặt mình trong các tình huống sau:

Kiểm soát nóng giận

Trả lời:

Trong các tình huống trên, chúng ta cần

(1): Em hít thở sâu và hỏi bạn nguyên nhân tại sao bạn cao giọng với mình như vậy.

(2): Em hít thở sâu, suy nghĩ và xem xét lại về thực tế mình đã dọn dẹp nhà cửa chưa.

(3): Em hít thở sâu, nhắc nhở em trai không được xáo trộn sách vở của em.

Nhiệm vụ 5

Hoạt động 1: Tạo niềm vui và thư giãn cho bản thân theo hướng dẫn sau:

 Tạo niềm vui

Chia sẻ với bạn kết quả em đã đạt được khi tự tạo niềm vui và sự thư giãn cho mình theo hướng dẫn trên.

Trả lời:

Học sinh luyện tập tạo niềm vui và thư giãn cho bản thân theo hướng dẫn trên và chia sẻ với bạn bè kết quả.

Em đã đi học đàn để tạo sự thư giãn của bản thân cũng như điều hoà cảm xúc được tốt hơn. Bên cạnh đó em cũng đi trồng cây và chăm bón hàng ngày. Em cảm thấy đang dần thay đổi, em điều hoà được cảm xúc, không còn những cơn nóng giận không kiềm chế được nữa.

Hoạt động 2: Thực hành giải trí, thư giãn khi em bị căng thẳng theo những gợi ý sau. Chia sẻ những cách nghỉ ngơi, thư giãn khác mà em đã thực hiện.

Thực hành giải trí

Trả lời:

Những cách nghỉ ngơi, thư giãn mà em đã thực hiện là:

  • Xem bộ phim yêu thích.
  • Nghe nhạc.
  • Vẽ tranh.
  • Đi dạo trong công viên.

Nhiệm vụ 6

Hoạt động 1: Tìm hiểu hướng dẫn cách kiểm soát lo lắng.

Kiểm soát lo lắng

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Tại sao nên sở hữu Andrew trong Free Fire?

Học sinh thực hiện cách kiểm soát theo hướng dẫn:

  • Bước 1: Xác định vấn đề mà em lo lắng.
  • Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng.
  • Bước 3: Đề xuất và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề lo lắng.
  • Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng.

Hoạt động 2: Luyện tập kiểm soát lo lắng của bản thân để xử lí các tình huống mà em gặp. Chia sẻ với bạn cách em giải quyết tình huống sau:

  • Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân.
  • Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.

Trả lời:

Với những tình huống trên, em sẽ:

(1) Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân: Em sẽ cố gắng đối xử tốt với các bạn bè, chăm chỉ học tập và tham gia các hoạt động tập thể để kết bạn.

(2) Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp: Em sẽ hoà đồng, vui vẻ chia sẻ với các bạn. Nếu bị bắt nạt, em sẽ chia sẻ với người lớn (bố mẹ, thầy cô) để tìm cách giải quyết.

Nhiệm vụ 7

Hoạt động: Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc của bản thân theo gợi ý sau:

Suy nghĩ tích cực

Trả lời:

Học sinh suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc của bản thân theo gợi ý:

  • Tìm ra những điểm tốt của bạn và nghĩ về những điểm tốt khi em gặp vấn đề với bạn: Khi em xích mích với bạn Minh, em đã ngồi lại và suy nghĩ thật ra Minh vẫn là người bạn tốt, đáng quý của em.
  • Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình khi em gặp vấn đề với bạn: Em nghĩ về những ngày cùng Minh đi chơi, cùng nhau đi học, cùng nhau học bài; đặc biệt là những lúc Minh giúp đỡ em khi em gặp khó khăn (như bạn giảng lại bài cho em.
  • Nghĩ đến những bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên, của tình người, của lòng tốt trong cuộc sống,… khi em thấy buồn, thấy chán nản: Mỗi lần em buồn chán là em nghĩ đến những người làng chài ở quê hương em. Những người dày sương dạn gió những trên mặt vẫn giữ nét cười, niềm hy vọng vào cuộc sống.

Nhiệm vụ 8

Hoạt động: Em hãy sáng tạo những chiếc lọ thần kì để chăm sóc tinh thần giúp bản thân tốt hơn, cách làm và sử dụng chiếc lọ như sau:

Sáng tạo những chiếc lọ thần kì

Trả lời:

Sáng tạo những chiếc lọ thần kì

Nhiệm vụ 9

Hoạt động:  Đọc và giải quyết các tình huống sau:

Tình huống

Trả lời:

Tình huống 1: Em có thể ngủ sớm hơn vào hôm trước để có thể dậy sớm hơn. Em có thể đặt chuông cách nhau vài phút liên tiếp để có thể dậy được. Em có thể nhờ mẹ gọi dậy vào những ngày đầu để tạo thói quen.

Tình huống 2: Em sẽ đi uống nước bình thường và lên mạng đọc những tác hại của việc uống nước đá.

Tình huống 3: Em có thể đặt chuông nhắc thời gian biểu và ghi lại những hậu nếu mình mải xem tivi mà không làm việc sẽ bị muộn mất. Em có thể động viên bản thân bằng cách tự thưởng sau khi đã thực hiện đúng thời gian biểu.

Tham khảo thêm:   Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động

Nhiệm vụ 10

Hoạt động 1: Hãy mô tả một tình huống giả định mà em có thể nóng giận hoặc lo lắng theo gợi ý sau:

Tình huống

Trả lời:

  • Tình huống nóng giận: Em bị người khác đổ lỗi trong khi em không làm sai chuyện đó. Biểu hiện khi em tức giận là sẽ nói nặng lời.
  • Tình huống lo lắng: Em sắp phải tham gia cuộc thi quan trọng, ngày thi sắp đến gần. Biểu hiện là em khó tập trung và suy nghĩ nhiều về cuộc thi.

Hoạt động 2: Sắm vai xử lí các tình huống trên.

Trả lời:

– Tình huống em nóng giận là: Em bị người khác đổ lỗi trong khi em không làm sai chuyện đó. Biểu hiện khi em tức giận là sẽ lớn tiếng và nói nặng lời. Em sẽ hít thở sâu bình tĩnh lại, suy nghĩ và giải thích lại nhẹ nhàng với người đó.

– Tình huống em lo lắng là: Em phải tham gia cuộc thi rất quan trọng, ngày thi sắp đến gần. Biểu hiện khi em lo lắng là em sẽ căng thẳng, đổ mồ hôi, lời nói và hành động sẽ mất tự nhiên. Em giải quyết tình huống bằng cách chuẩn bị kĩ cho cuộc thi, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, nghe nhạc để giảm bớt lo lắng.

Nhiệm vụ 11

Hoạt động 1: Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Trả lời:

Thuận lợi: Em học được cách để điều hoà cảm xúc tức giận, lo lắng.

Khó khăn: Em chưa thực sự điều hoà được cảm xúc tức giận, lo lắng, phải cần thời gian để điều chỉnh.

Hoạt động 2: Với mỗi nội dung đánh giá dưới đây, hãy xác định một mức độ phù hợp nhất với em.

Đánh giá

Trả lời:

Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí.

TT

Nội dung đánh giá

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Không đồng ý

1

Em đi ngủ và thức dậy theo lịch đề ra.

x

2

Em ăn đủ bữa và hợp lí về dinh dưỡng.

x

3

Em không uống các loại nước có chất gây nghiện.

x

4

Em tập thể dục đều đặn.

x

5

Em tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày và thay giặt quần áo thường xuyên.

x

6

Em bước đầu biết kiểm soát nóng giận.

x

7

Em bước đầu biết kiểm soát lo lắng.

8

Em biết tự tạo niềm vui và thư giãn cần thiết.

x

9

Em biết cách suy nghĩ tích cực.

x

10

Em bắt đầu biết điều chỉnh bản thân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

x

11

Em sắp xếp nơi học tập và sinh hoạt gọn gàng, sạch sẽ và thoải mái.

x

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 6: Chăm sóc cuộc sống cá nhân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 14 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *