Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 9 bài 54: Polime Giải Hoá học lớp 9 trang 165 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hoá 9 Bài 54 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hóa học của Polime. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 5 trang 165.

Việc giải Hóa 9 bài 54 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Hóa 9 bài 54: Polime

I.Khái niệm về Polime

– Polime là những chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

Ví dụ: polietilen, tinh bột, xenlulozơ,…

– Dựa vào nguồn gốc, polime được chia thành hai loại chính:

+ Polime thiên nhiên (có sẵn trong tự nhiên): tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên…

+ Polime tổng hợp (do con người tổng hợp): cao su buna, poli (vinyl clorua)…

Tham khảo thêm:   Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số Giải Toán 12 Kết nối tri thức trang 20 → 25

II. Cấu tạo và tính chất

1. Cấu tạo

– Gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau

– Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian

2. Tính chất vật lí

– Thường là chất rắn, không bay hơi

– Không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton

– Ở nhiệt độ cao dễ bị phân hủy

III. Ứng dụng

– Polime được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, như: chất dẻo, tơ, cao su…

* Phương pháp giải bài tập Polime

Bước 1: Lập sơ đồ điều chế polime từ chất đã cho: nX=X → (-X-X-)n

Bước 2: Biểu diễn các đại lượng, ghi nhớ các công thức sau:

+) nmắt xích polime = n . npolime

+) Mpolime = n . Mmắt xích

Bước 3: Tính theo yêu cầu của bài toán.

Trong nhiều trường hợp, có thể dùng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải nhanh

Giải bài tập Hóa 9 Bài 54 trang 165

Câu 1

Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

a) Polime là những chất có phân tử khối lớn.

b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.

c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.

d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Gợi ý đáp án

Câu đúng: d.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 10: Năng lượng của dòng điện và công suất điện Giải KHTN 9 Cánh diều trang 52, 53, 54, 55

Câu 2

Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:

a) Polime thường là chất … không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều … trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime … còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime …

d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime … còn tình bột và xenlulozơ là loại polime …

Gợi ý đáp án

Các cụm thích hợp là:

a) Polime thường là chất rắn không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều không tan trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp.

d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên.

Câu 3

Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (aminopectin), ppli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tửu polime đó.

Gợi ý đáp án

Phân tử polime có cấu tạo mạch thằng: polietilen, poli(vinyl clorua), xenlulozơ, phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh: tinh bột (aminopectin).

Câu 4

Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,… PVC có cấu tạo mạch như sau:

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi An toàn giao thông Thái Nguyên 2022 Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông trực tuyến”

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật?

Gợi ý đáp án

b) Mạch phân tử PVC là mạch không nhánh (mạch thẳng)

c) Đốt cháy mỗi mẫu da, nếu có mùi khét là da thật, không có mùi khét là da giả.

Câu 5

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1.

Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?

Gợi ý đáp án

Khi đốt cháy một loại polime cho số mol CO2 bằng số mol H2O thì polime đó là polietilen.

Poli(vinyl colrua), protein khi đốt cháy sẽ có sản phẩm khác ngoài CO2, H2O. Tinh bột đốt cháy cho tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O khác nhau

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 bài 54: Polime Giải Hoá học lớp 9 trang 165 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *