Hoá 9 Bài 51 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của Saccarozơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 5 trang 155.
Việc giải Hóa 9 bài 51 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Lý thuyết Hóa 9 bài 51: Saccarozơ
I. Trạng thái thiên nhiên
Saccarozơ có nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,…
II. Tính chất vật lí
Saccarozơ C12H22O11 là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước, nhất là nước nóng.
III. Tính chất hoá học
1. Saccarozo không có phản ứng tráng gương
2. Phản ứng quan trọng của saccarozơ là thủy phân trong môi trường axit,
PTHH: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
IV. Ứng dụng
Saccarozơ dùng làm thức ăn cho người, là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm là nguyên liệu để pha chế thuốc.
Giải bài tập SGK Hóa 9 trang 155
Câu 1
Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau:
a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy.
b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.
Gợi ý đáp án
Cách b là cách làm đúng vì khi chưa cho nước đá vào, đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc chưa bị hạ xuống.
Câu 2
Hãy viết các phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển hóa sau:
Saccarozơ → Glucozơ → Rượu etylic.
Gợi ý đáp án
Phương trình hóa học:
(1) C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Câu 3
Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.
Gợi ý đáp án
Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic.
Câu 4
Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.
Gợi ý đáp án
Cho các dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, chất nào có phản ứng tráng bạc là glucozơ, hai chất kia không tác dụng:
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
Cho vài giọt H2SO4 vào hai dung dịch còn lại, đun nóng một thời gian rồi cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào. Dung dịch nào có phản ứng tráng bạc là saccarozơ, còn rượu etylic không tác dụng.
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6.
Câu 5
Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.
Gợi ý đáp án
Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: 1/100 x 13 tấn saccarozơ.
Khối lương saccarozơ thu được: 13/100 x 80/100 = 0,104 tấn hay 104 kg.
Câu 6
Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: Glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.
Gợi ý đáp án
Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH= 2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm.
Phản ứng đốt cháy:
CnH2mOm + nO2 → nCO2 + mH2O
m/n = 44×33 /18×88 = 11/12
Công thức phù hợp là C12H22O11.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 bài 51: Saccarozơ Giải Hoá học lớp 9 trang 155 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.