Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ Giải Hóa học 12 trang 33 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa 12 Bài 6 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về tính chất vật lý, tính chất hóa học, cấu trúc phân tử của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 chương 1 trang 33.

Giải bài tập Hóa 12 bài 6 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

I. Saccarozơ

Saccarozơ (C12H22O11) là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt, …

1. Tính chất vật lí

Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 185oC.

Saccarozơ tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.

2. Cấu tạo phân tử

Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom. Chứng tỏ phân tử saccarozo không có nhóm chức CHO, Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Trong phân tử saccarozơ không có nhóm anđehit (CH=O), chỉ có các nhóm ancol (OH).

3. Tính chất hóa học

Do không có nhóm chức (-CHO) nên saccarozo không có tính khử như glucozo, nhưng có tín chất của ancol đa chức.

Do có cấu tạo từ hai gốc monosaccarit nên saccarozo có phản ứng thủy phân

a) Phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch đồng saccarat màu xanh lam.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

b) Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng dd saccarozo có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozo bị thủy phân thành

glucozo và fructozơ

C12H22O11 + H2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow} C6H12O6 + C6H12O6

II. Tinh bột

1. Tính chất vật lí

Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 9: Language Soạn Anh 12 trang 48

2. Cấu trúc phân tử

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau và có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Các mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và amilopectin.

Tinh bột (trong các hạt ngũ cốc, các loại củ) là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin, trong đó amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn.

Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Từ khí cacbonic và nước, dưới tác dụng cua ánh sáng mặt trời và chất diệp lục, tinh bột dược tạo thành theo sơ đồ phản ứng sau:

CO2 xrightarrow[chất diệp lục]{H_{2} O, as} C6H12O6 → (C6H10O5)n

glucozo tinh bột

3. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thủy phân

Tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim.

(C6H10O5)n + nH2O overset{H^{+} ,t^{circ } }{rightarrow} nC6H12O6

b) Phản ứng màu với iot

Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.

Phản ứng giữa hồ tinh bột với dung dịch iot tạo màu xanh lam đặc trưng (còn được gọi là phản ứng màu của iot với hồ tinh bột).

Đây là phản ứng dùng để nhận biết tinh bột.

Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra dung dịch có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím.

4. Ứng dụng

Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.

Trong công nghiệp: dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.

Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozo nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non

III. Xenlulozơ

1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên

Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen,… nhưng tan trong nước Svayde (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac).

Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối.

2. Cấu trúc phân tử

Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài.

Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n.

3. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thủy phân

(C6H10O5)n + nH2O overset{H^{+} ,t^{circ } }{rightarrow} nC6H12O6

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Kể chuyện Danh tướng Lý Thường Kiệt - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 14

Phản ứng thủy phân xelulozo cũng xảy ra trong dạ dày của động vật ăn cỏ nhờ enzim xelulaza

b) Phản ứng với axit nitric

Đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc thu được xenlulozơ trinitrat.

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3overset{H_{2} SO_{4}  đặc, t^{circ } }{rightarrow} [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh khói nên được dùng làm thuốc súng không khói.

Giải bài tập Hóa 12 bài 6 trang 33

Câu 1

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Fructozo có phản ứng tráng bạc chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO.

B. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.

C. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

D. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Câu 2

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.

d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.

Gợi ý đáp án

A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozôcnf tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.

B. Đ.

C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.

D. Đ.

Câu 3

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

Gợi ý đáp án

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

Glucozo Sacarozo Tính bột Xenlulozo
Tính chất vật lí Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước Chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngoạt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ Chất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột Chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ. Chỉ tan được trong nước Svayde.

b. Mối liên quan về cấu tạo:

Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Tham khảo thêm:   TOP phần mềm chỉnh sửa video cho máy tính tốt nhất 2020

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng: dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là amilopectin. Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, xoắn lại với nhau và có phân tử khối lớn. Còn amilopectin có cấu tạo mạng không gian gồm cấc mắt xích α-glucozơ tạo nên.

Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn.

Câu 4

Hãy nêu những tính chất hóa học giống nhau của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Viết phương trình hóa học (nếu có)

Gợi ý đáp án

Do saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều thuộc nhóm disaccarit và polisaccarit nên chúng đều có phản ứng thủy phân.

Thủy phân saccarozo:

C12H22O11 + H2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}C6H12O6 + C6H12O6

glucozo Fructozo

Thủy phân tinh bột

(C6H10O5)n + nH2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}nC6H12O6

Tinh bột glucozo

Thủy phân xenlulozo

(C6H10O5)n + nH2Ooverset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow} nC6H12O6

xenlulozo glucozo

Câu 5

Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) giữa các chất sau:

a. Thủy phân saccarozo, tinh bột và xenlulozơ.

b. Thủy phân tinh bột (có xúc tác axit), sau đó cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (lấy dư)

c. Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3/ H2SO4

Gợi ý đáp án

a)

Thủy phân saccarozo

C12H22O11+ H2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}C6H12O6+ C6H12O6

glucozo Fructozo

Thủy phân tinh bột

(C6H10O5)n + nH2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}nC6H12O6

Tinh bột glucozo

Thủy phân xenlulozo

(C6H10O5)n + nH2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}nC6H12O6

xenlulozo glucozo

b)

Thủy phân tinh bột

(C6H10O5)n+ nH2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}nC6H12O6

Sản phẩm thu được là glucozo cho phản ứng với AgNO3/NH3

C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

c)

[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHONO2(đặc) overset{H_{2} SO_{4}  , t^{o} }{rightarrow} [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O.

Câu 6

Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Gợi ý đáp án

nC12H22O11 = 100/342 mol

C12H22O11+ H2O overset{H^{+} , t^{o} }{rightarrow}C6H12O6+ C6H12O6

100/342 mol 100/342 mol

C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

100/342 → 2. 100/342 → 2. 100/342

Theo phương trình phản ứng

nAg = 2. 100/342 mol => mAg = 2. 100/342.108 = 63,16 gam

nAgNO3 = 2. 100/342 =>mAgNO3 = 2. 100/342.170 = 99,42 gam

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ Giải Hóa học 12 trang 33 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *