Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Soạn Hóa học 12 trang 165 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hóa học 12 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 165.

Giải bài tập Hóa 12: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 37

Bài 1

Điền công thức hóa học của chất vào những chỗ trống và lập các phương trình hóa học sau:

a. Fe + H2SO4đặc → SO2 + ………

b. Fe + HNO3đặc → NO2 + ………

c. Fe + HNO3loãng → NO + ………

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 11 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 11 Cánh diều năm 2023 - 2024

d. FeS + HNO3 → NO + Fe2(SO4)3 + ………

Gợi ý đáp án

2Fe + 6H2SO4(d) → 3SO2 + Fe2(SO4)3 + 6H2O

Fe + 6HNO3(d) → 3NO2 + Fe(NO3)3 + 3H2O

Fe + 4HNO3(l) → NO + Fe(NO3)3 + 2H2O

3FeS + 12HNO3 → 9NO + Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 6H2O

Bài 2

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:

Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.

Gợi ý đáp án

Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu hợp kim, mẫu thử nào có khí thoát ra là Al-Fe và Al-Cu, mẫu thử nào không có khí thoát ra là Cu-Fe

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Cho dung dịch HCl đến dư vào hai mẫu thử trên, mẫu thử nào không hòa tan hết là Al-Cu, mẫu thử nào tan hết là Al-Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 3 

Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu, Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.

Gợi ý đáp án

Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần.

Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư

Phần chất rắn là Cu và Fe

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.

Tham khảo thêm:   Đề thi cao học trường Kinh tế Quốc Dân năm 2011 - Môn Toán kinh tế Đề thi cao học

NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 → 4Al + 3O2

Phần chất rắn đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2, còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 → Fe + Cl2

Bài 4 

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.

Gợi ý đáp án

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu– mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)

Bài 5 

Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là:

A. 3,6 gam.

B. 3,7 gam.

C. 3,8 gam.

D. 3,9 gam.

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

nH2SO4 = 0,2.0,1 = 0,02 mol

2,3 gam (MgO, CuO, FeO) + 0,2 mol H2SO4 → muối sunfat + H2O

Tham khảo thêm:   Mẫu tờ khai tổng hợp thuế thu nhập cá nhân

Ta thấy:

nH2SO4 = nH2O = 0,2 mol

Áp dụng ĐLBTKL:

moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O

=> 2,3 + 96.0,2 = m muối + 18.0,2

=> m muối = 3,9 gam

Bài 6 

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p,n,e) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là nguyên tố nào?

A. Sắt.

B. Brom.

C. Photpho.

D. Crom.

Gợi ý đáp án

Đáp án A.

Gọi p, n, e lần lượt là số proton, notron và electron.

Ta có p + n + e = 82.

p + e – n = 22.

→ p = e = 26 ; n = 30.

X là Fe.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Soạn Hóa học 12 trang 165 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *