Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Soạn Hóa học 12 trang 103 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Hóa 12 bài 23 được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 103.

Soạn Hóa 12: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Bài 1 

Bằng những phương pháp hóa học nào có thể điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Các phương pháp điều chế Ag từ AgNO3 là:

Nhiệt phân:

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin giao đất làm nhà ở

AgNO3overset{t^{circ } }{rightarrow} Ag + NO2 + 1/2O2

Thủy luyên

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Điện phân dung dịch

4AgNO3 + 2H2O overset{đpdd }{rightarrow} 4Ag + 4HNO3 + O2

Phương pháp điều chế Mg từ MgCl2 là: điện phân nóng chảy MgCl2

MgCl2overset{đpnc}{rightarrow} Mg + Cl2

Bài 2 

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.

Gợi ý đáp án

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Số mol AgNO3 là n_AgNO3= 4/100 x 17/100 x 250/170 = 0,01 (mol)

Khối lượng Ag mAg = 0,01.108 = 1,08 (g)

Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g

Bài 3

Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Khim loại đó là kim loại nào sau đây?

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Cr.

Gợi ý đáp án

Đáp án C.

Gọi công thức của oxit kim loại là MxOy

Số mol H2 là nH2 = 8,96/22,4 = 0,4(mol)

MxOy + yH2 → xM + yH2O

0,4/y 0,4

Ta có:

M_{oxit} = frac{23,2}{frac{0,4}{y}} = frac{23,2}{0,4} = 58y

Như vậy:

Mx + 16y = 58y

Mx = 42y

→ x/y = 42/M

Giá trị thỏa mãn: M = 56; x = 3; y = 4

Kim loại là Fe và công thức oxit là Fe3O4

Bài 4 

Cho 9,6 gam bột kim loại M vào 500ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng kết thúc thu được 5,376 (lít) H2 (đktc). Kim loại M là kim loại nào sau đây.

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Quảng Ngãi Đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2023

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Cr.

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Số mol H2 là: nH2= 5,376/22,4 = 0,24(mol)

Số mol HCl nHCl = 0,5.1 = 0,5(mol)

2M + 2nHCl →2 MCln + H2

Số mol HCl nHCl = 2. nH2 = 2.0,24 = 0,48(mol). So với ban đầu HCl phản ứng còn dư

Số mol M là:

n_{M} = frac{2}{n}.n_{H2} = frac{2.0,24}{n} = frac{0,48}{n}left(molright) =  > :M = frac{9,6}{frac{0,48}{n}} = 20n

=> n = 2

M = 40

Vậy M là Ca.

Bài 5 

Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là:

A. NaCl.

B. KCl.

C. BaCl2.

D. CaCl2.

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

MCln overset{đpnc}{rightarrow} M + n/2Cl2

Khó ở anot là Cl2. Số mol Cl2 nCl2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol)

Số mol M là nM = 2/n.nCl2 = 0,3/n (mol)

n_{M} = frac{2}{n}.n_{Cl2} = frac{0,3}{n}left(molright) =  > :M = frac{6}{frac{0,3}{n}} = 20n

=> n = 2

M = 40

Vậy M là Ca.

Công thức muối CaCl2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Soạn Hóa học 12 trang 103 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *