Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein Giải Hóa học 12 trang 55 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hóa 12 Bài 11 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử Peptit và protein. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 chương 1 trang 55.

Giải bài tập Hóa 12 bài 11 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Peptit và protein

I. Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

– Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit

– Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit

Tham khảo thêm:   Thông tư 30/2012/TT-NHNN Quy định về việc thu, nộp phí lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Phân loại

Các peptit được phân thành hai loại:

a) Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α – amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, …

b) Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp

1. Cấu tạo

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α – amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.

2. Đồng phân

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

3. Danh pháp

Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).

Glyxylalanyl valin (Gly – Ala – Val)

III. Tính chất vật lý

Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước

IV. Tính chất hóa học

1. Phản ứng màu biure

– Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng

– Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím

2. Phản ứng thủy phân

– Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng

Tham khảo thêm:   Công văn 487/2013/TCHQ-GSQL Thủ tục chuyển cửa khẩu đối với mặt hàng rượu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

– Sản phẩm: các α-amino axit

Giải bài tập Hóa 12 Bài 11 trang 55

Câu 1

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Câu 2

Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, etanol, và lòng trắng trứng?

A. NaOH.

B. AgNO3/NH3.

C. Cu(OH)2.

D. HNO3.

Gợi ý đáp án

Đáp án C.

Câu 3

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).

Gợi ý đáp án

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α – amino axit.

Trong tripeptit có ba liên kết peptit

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Câu 4

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.

Gợi ý đáp án

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Unit 4: Từ vựng Từ vựng Our free-time activities - Kết nối tri thức

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,…

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, …

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, …

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Câu 5

Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).

Gợi ý đáp án

Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)

Câu 6

Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Số mol alanin nAla = 170/89 = 1,91 (mol)

Trong 500 g protein A có 1,91 mol Ala.

→ 50000 g protein A có 191 mol Ala.

Số mắt xích Alanin: 191 . 6,023.1023 = 1146.1023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein Giải Hóa học 12 trang 55 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *