Bạn đang xem bài viết ✅ Hoá học 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử Giải Hoá học lớp 10 trang 11 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hóa học 10 Cánh diều Bài 2 trang 11, 12, 13, 14, 15giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi phần thảo luận và Luyện tập, Vận dụng trong SGK bài Thành phần của nguyên tử.

Giải bài 2 Hóa 10 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Hóa 10 Thành phần của nguyên tử sách Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử

  • Trả lời câu hỏi và thảo luận Hóa 10 bài 2 Cánh diều
  • Trả lời câu hỏi Luyện tập Hóa học 10 Bài 2
  • Giải SGK Hóa 10 bài 2 trang 15

Trả lời câu hỏi và thảo luận Hóa 10 bài 2 Cánh diều

Câu 1 trang 11

Các nguyên tử đều trung hòa về điện. Dựa vào bảng 2.1, em hãy lập luận để chứng minh rằng: trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.

Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 59: Các số có năm chữ số. Số 100 000 Giải Toán lớp 3 trang 56, 57, 58, 59, 60 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Gợi ý đáp án 

Trong 1 nguyên tử, gọi số proton, neutron, electron lần lượt là x, y, z

Vì các nguyên tử trung hòa về điện => Tổng điện tích các hạt trong 1 nguyên tử = 0.

Dựa vào điện tích của các hạt trong bảng 2.1

Ta có: (+1).x + (-1).y + 0.z = 0

=> x – y = 0

=> x = y

Kết luận: Vậy trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.

Câu 2 trang 12

Quan sát Hình 2.2, hãy chỉ ra những sự khác nhau về thành phần nguyên tử giữa nguyên tử hydrogen và beryllium

Gợi ý đáp án

Quan sát Hình 2.2 ta nhận thấy:

Nguyên tử hydrogen gồm: electron và proton

Nguyên tử beryllium gồm: electron, proton và neutron

=> Vậy nguyên tử hydrogen không có hạt neutron, còn nguyên tử beryllium có hạt neutron

Trả lời câu hỏi Luyện tập Hóa học 10 Bài 2

Câu 1 trang 13 

Hạt proton, neutron nặng hơn hạt electron bao nhiêu lần?

Gợi ý đáp án

Dựa vào bảng 2.1 ta có

+ Khối lượng electron = 0,00055 amu

+ Khối lượng proton = 1 amu

+ Khối lượng neutron = 1 amu

Hạt proton nặng hơn hạt electron số lần là:

frac{Khối:  lượng : proton}{Khối:  lượng : electron} =frac{1}{0,00055} =1,818:  lần

Hạt neutron nặng hơn hạt electron số lần là:

frac{Khối:  lượng : neutron}{Khối:  lượng : electron} =frac{1}{0,00055} =1,818:  lần

Câu 2 trang 13 

Hãy cho biết bao nhiêu hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam.

Gợi ý đáp án

Đổi 1 amu = 1,6605.10-27 kg = 1,6605.10-24 g

Ta có:

1 hạt proton có khối lượng là 1 amu tương ứng với 1,6605.10-24 gam

x hạt proton có khối lượng là x amu tương ứng với 1 gam

Số hạt proton để có tổng khối lượng bằng 1 gam là:

x = 1.1 : 1,6605.10-24 ≈ 1,6605.1024 (hạt).

Câu 3 trang 13 

Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa

A. lớp vỏ với lớp vỏ

B. lớp vỏ với hạt nhân

Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH Nội dung tuyển sinh, quản lý đào tạo của trường trung cấp

C. hạt nhân với hạt nhân

Gợi ý đáp án

Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa lớp vỏ với lớp vỏ.

Đáp án A

Giải SGK Hóa 10 bài 2 trang 15

Bài 1

Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?

(a) Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết đến cho đến nay.

(b) Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.

(c ) Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.

(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.

Gợi ý đáp án

(a) Đúng vì:

Khối lượng nguyên tử hydrogen = 0,00055. 1 + 1. 1 + 1. 0 ≈ 1

Vậy hydrogen là nguyên tử nhẹ nhất được biết cho đến nay

(b) Sai vì:

Khối lượng nguyên tử hydrogen = 0,00055. 1 + 1. 1 + 1. 0 ≈ 1amu

(c) Đúng vì:

+ Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và neutron

+ Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron

=> Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng số lần khối lượng lớp vỏ là:

frac{Khối:  lượng : hạt:  nhân}{Khối:  lượng : lớp: vỏ} =frac{1.số:  hạt : neutron+1.số;  hạt:  proton}{0,00055.số:  hạt:  electron} =frac{1.0+1.1}{0,00055.1} =1,818:  lần

(d) Sai vì:

Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử

Kết luận: Phát biểu đúngđúng là (a) và (c)

Bài 2

Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 μm, mang một lượng điện tích âm là -3,33. 10-17C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron.

Gợi ý đáp án

1e có điện tích = -1.1,602 . 10-19C = -1,602.10-19 C

Tham khảo thêm:   Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 trường Tiểu học Trần Phú B, Hà Nội năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 có đáp án

Áp dụng công thức

Điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích số electron là:

frac{Điện;  tích;  giọt ; nước}{Điện ; tích;  electron} =frac{-3,33.10^{-17} }{ -1,602. 10^{-19} } =208

Bài 3

Nguyên tử trung hòa về điện vì

A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.

B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.

D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

Gợi ý đáp án

Nguyên tử trung hòa về điện vì có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

Đáp án B

Bài 4

Trả lời các câu hỏi sau:

a) Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử?

b) Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử?

c) Loại hạt nào mang điện trong nguyên tử?

d) Kích thước nguyên tử lớn hơn kích thước hạt nhân nguyên tử khoảng bao nhiêu lần?

Gợi ý đáp án

a) Loại hạt được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử bao gồm: proton và neutron

b) Loại hạt được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử gồm: electron

c) Loại hạt mang điện trong nguyên tử là:

Electron (mang điện tích -1)

Proton (mang điện tích +1)

d) Kích thước nguyên tử lớn hơn 104 đến 105 lần kích thước hạt nhân.

Cũng như kích thước của hạt nhân bằng khoảng 10-5 đến 10-4 lần kích thước nguyên tử

Bài 5

Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.

Gợi ý đáp án

Ta có: Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron

=> P = E = 8

=> H có 1 proton, 1 electron và O có 8 proton, 8 electron, 8 neutron

1 phân tử nước (H2O) gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

Vậy tổng số hạt trong 1 phân tử nước là:

2 .(1 + 1) + 1. (8 + 8 + 8) = 28 hạt

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử Giải Hoá học lớp 10 trang 11 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *