Giải Hóa 10 Bài 17 giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, chất khử, sự khử, lập phương trình phản ứng hóa học. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 10 chương IV trang 82, 83.
Việc giải bài tập Hóa 10 bài 17 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Lý thuyết Phản ứng oxi hóa – khử
1. Định nghĩa phản ứng oxi hoá – khử
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố hay là phản ứng trong đó có sự chuyến electron giữa các chất phản ứng.
2. Xác định số oxi hoá trong hợp chất
Chú ý : Người ta ghi số oxi hoá ở phía trên nguyên tử của nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau.
II. CHẤT KHỬ, CHẤT OXI HOÁ, SỰ OXI HOÁ, SỰ KHỬ
– Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.
– Chất oxi hoá là chất nhận electron hay chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.
(Câu thần chú: Chất khử cho tăng, chất o nhận giảm)
– Sự oxi hoá (quá trình OXH) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá chất đó.
– Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá chất đó.
* Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy sự oxi hoá và sự khử bao giờ
cũng diễn ra đồng thời trong một phản ứng.
* Chất khử tạo nên sự OXH, chất OXH tạo nên sự khử
III. LẬP PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
Để lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp tháng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây :
Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi :
Bước 2 : Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình :
Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khửnhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận .
Giải bài tập SGK Hóa 10 trang 82, 83
Câu 1
Cho phản ứng sau:
A. 2HgO 2Hg + O2.
B. CaCO3 CaO + CO2.
C. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O.
D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.
Gợi ý đáp án
Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là: A.
2HgO 2Hg + O2.
Còn các phản ứng khác không phải là phản ứng oxi hóa khử
Câu 2
Cho các phản ứng sau:
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
C. NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O.
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?
Gợi ý đáp án
Phản ứng NH3 không đóng vai trò chất khử.
D. 2NH3 +H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
Câu 3
Gợi ý đáp án
A. HNO3 + NaOH → NaNO3+ H2O.
B. N2O5 + H2O → 2HNO3.
C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.
D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.
Gợi ý đáp án
Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Câu 4
Trong phản ứng 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò gì?
A. Chỉ là chất oxi hóa.
B. Chỉ là chất khử.
C. Là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Chọn đáp án đúng.
Gợi ý đáp án
Câu 5
Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Gợi ý đáp án
Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.
Chất khử là chất nhường electron.
Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
Thí dụ:
– Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Câu 6
Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.
Gợi ý đáp án
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron gữa các chất phản ứng
Thí dụ:
Ho2 + Clo2 2H+1Cl -1
Fe + 2HCl → Fe+2Cl2 + H2
2FeCl2 + Clo2 → 2Fe+ 3Cl-13
Câu 7
Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2, H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, S và H2O.
Gợi ý đáp án
Các phương trình hóa học là.
Câu 8
Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượn ion bạc có trong 85ml dung dịch AgNO3 0,15M?
Gợi ý đáp án
nAgNO3= 0,15 x 85 / 1000 = 0,01275 mol.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
nCu= 1/2 nAgNO3 = 0,01275 /2 = 0,006375 mol.
mCu tham gia phản ứng: 0,006375 × 64 = 0,408 g.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 10 Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử Giải bài tập Hóa 10 trang 82, 83 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.