Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa 12 Bài 9: Vật liệu Polymer Giải Hóa 12 Cánh diều trang 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 9: Vật liệu Polymer thuộc Chủ đề 4: Polymer.

Soạn Hóa 12 Cánh diều Bài 9 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 9 – Luyện tập

Luyện tập 1

Vì sao composite sợi carbon và composite sợi thuỷ tinh lại được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không?

Lời giải:

Composite sợi carbon và composite sợi thuỷ tinh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vì có tính chất nhẹ, có độ bền cao, cách điện, bền với môi trường.

Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 9 – Bài tập

Bài 1

Vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polymer trùng ngưng?

A. Cao su isoprene.
B. Polyethylene.
C. Tơ nitron.  
D. Nylon-6,6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nylon-6,6 được chế tạo từ polymer trùng ngưng

Trùng ngưng Hexamethylenediamin và Adipic acid:

Vật liệu Polymer

Bài 2

Nêu các điểm giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polymer sau: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.

Lời giải:

* Giống nhau: Đều có cấu tạo từ các polymer. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống.

* Khác nhau:

– Về mặt tính chất của các polymer

  • Chất dẻo: Polymer có tính dẻo (biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực hoặc nhiệt độ và giữ nguyên biến dạng khi thôi tác dụng).
  • Tơ: Polymer mảnh, sợi dài, mềm, có độ bền nhất định.
  • Cao su: Polymer có tính đàn hồi (biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực và trở lại được trạng thái ban đầu khi ngoại lực thôi tác dụng).
  • Keo dán: Polymer có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn và không làm biến đổi bản chất của chúng.

– Về mặt ứng dụng:

  • Chất dẻo: dùng để sản xuất dụng cụ trong gia đình như chậu, chai, lọ, bao bì thực phẩm, ghế, cốc, ống nhựa, …
  • Tơ: dùng để sản xuất quần áo, làm võng, chỉ khâu, …
  • Cao su: dùng để sản xuất lốp xe, đệm, đế giày, gioăng, …
  • Keo dán: dùng để sản xuất chất kết dính.
Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án PowerPoint Lịch sử - Địa lí 7

Bài 3

Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nylon, len, tơ tằm và không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên?

Lời giải:

Nylon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO-NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và acid. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

Nylon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 12 Bài 9: Vật liệu Polymer Giải Hóa 12 Cánh diều trang 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *