Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo trang 24, 25, 26, 27, 28, 29 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 24, 25, 26, 27, 28, 29 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 5: Tinh bột và cellulose thuộc Chương 2: Carbohydrate.

Soạn Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 5 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 5 – Vận dụng

Hãy tìm hiểu và cho biết tinh bột trong gạo tẻ hay gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn?

Lời giải:

Gạo tẻ chứa khoảng 80% là amylopectin, còn trong gạo nếp lượng amylopectin khoảng 90%. Vậy gạo nếp chứa nhiều amylopectin hơn.

Tham khảo thêm:   Phân tích tác động của sự đa dạng chủng tộc và nhập cư đối với phát triển kinh tế xã hội của Hoa Kỳ Địa lí 11 Bài 19 Kết nối tri thức

Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 5 – Bài tập

Bài tập 1

Cho 6 carbohydrate sau: glucose, fructose, maltose, saccharose, tinh bột và cellulose. Có bao nhiêu carbohydrate đã cho thuộc nhóm polysaccharide?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Có 2 chất thuộc nhóm polysaccharide: tinh bột và cellulose.

Bài tập 2

Xác định các chất X, Y, Z, E, G và hoàn thành phương trình hoá học theo các sơ đồ phản ứng sau:

Tinh bột và cellulose

Lời giải:

Xác định các chất theo thứ tự:

Từ (d) xác định được Z là CO2.

Từ (a) và (d) xác định được X là tinh bột, vậy G là O2.

Từ (a) xác định được Y là glucose.

Từ (c) xác định được E là C2H5OH (ethanol).

Hoàn thành sơ đồ phản ứng:

Tinh bột và cellulose

Bài tập 3

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc làm sợi bông hoặc giấy bị hoá đen.

Lời giải:

a) Gạo tẻ chứa khoảng 80% là amylopectin, còn trong gạo nếp lượng amylopectin khoảng 90%. Như vậy gạo nếp chứa nhiều amylopectin hơn nên xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột, phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo ra hợp chất bọc có màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước đã lấy nước có trong sợi bông (hoặc giấy) và làm chúng bị hoá than (chuyển màu đen).

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 07/CT-NHNN Tăng cường phòng chống vi phạm trong hoạt động ngân hàng

(C6H10O5)noverset{H2 S04  }{rightarrow} 6nC + 5nH2O

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo trang 24, 25, 26, 27, 28, 29 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *