Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa 12 Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại Giải Hóa 12 Kết nối tri thức trang 94, 95, 96, 97, 98 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 94, 95, 96, 97, 98 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại Chương 6: Đại cương về kim loại.

Soạn Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 20 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Mở đầu Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 20

Trong tự nhiên, các kim loại (trừ vàng, bạc và platinum) thường tồn tại ở các dạng hợp chất trong quặng. Làm thế nào để tách kim loại ra khỏi quặng?

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi "Đảng quang vinh - Bác Hồ vĩ đại - Quê hương Bình Định anh hùng" Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về quê hương Bình định năm 2020

Lời giải:

Nguyên tắc đề điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử:

Mn+ + ne → M

– Những kim loại hoạt động hoá học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng.

– Những kim loại hoạt động trung bình, yếu thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc điện phân dung dịch muối của chúng hoặc thuỷ luyện.

Giải Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 20 – Câu hỏi

Câu 1

a) Hãy tìm hiểu và cho biết những kim loại nào tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

b) Hãy tìm hiểu và cho biết một số mỏ quặng kim loại quan trọng ở Việt Nam.

Lời giải:

a) Những kim loại tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên: vàng, bạc, platinum…

b) Một số mỏ quặng kim loại quan trọng ở Việt Nam: mỏ quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ quặng sắt Quý Sa (Lào Cai); mỏ vonfram (tungsten) Núi Pháo (Thái Nguyên); mỏ bauxite ở Tây Nguyên …

Câu 2

a) Hãy cho biết những kim loại nào thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Giải thích.

b) Hãy viết các quá trình xảy ra trên các điện cực và phương trình hoá học của phản ứng khi điện phân nóng chảy muối ăn.

Lời giải:

a) Để điều chế các kim loại như K, Na, Ca, Mg … người ta điện phân muối chloride của chúng ở trạng thái nóng chảy do các kim loại này hoạt động hoá học rất mạnh.

Tham khảo thêm:   Top các tướng mạnh nhất trong One Punch Man: The Strongest

b) Quá trình xảy ra ở mỗi điện cực:

Cực dương (anode): 2Cl→ Cl2 + 2e

Cực âm (cathode): Na++ 1e → Na

Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân:

2NaCl overset{đpnc}{rightarrow}2Na + Cl2

Câu 3

Hãy kể tên một số kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

Lời giải:

Những kim loại hoạt động trung bình và yếu như: Zn, Fe, Sn, Pb, Cu … thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 12 Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại Giải Hóa 12 Kết nối tri thức trang 94, 95, 96, 97, 98 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *