Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa 12 Bài 13: Vật liệu polymer Giải Hóa 12 Kết nối tri thức trang 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 13: Vật liệu polymer thuộc Chương 4: Polymer.

Soạn Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 13 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Mở đầu Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 13

Vật liệu polymer như chất dẻo, tơ, cao su, keo dán, vật liệu composite, … được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Các vật liệu polymer này là gì? Chúng có thành phần cấu tạo như thế nào?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Tả hình ảnh thầy giáo Ha-men trong Buổi học cuối cùng Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 6

Trả lời:

Vật liệu

Khái niệm

Thành phần cấu tạo

Chất dẻo

Chất dẻo là các vật liệu polymer có tính dẻo.

Thành phần chính của chất dẻo là polymer. Ngoài ra, chất dẻo còn có chất độn, chất hoá dẻo, chất tạo màu …

Tơ là những vật liệu polymer có dạng sợi mảnh và có độ bền nhất định.

– Tơ tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên như bông (thành phần chính cellulose), len (thành phần chính là keratin), tơ tằm (thành phần chính là fibroin)…

– Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polymer tổng hợp như các tơ polyamide, tơ nitron …

– Tơ bán tổng hợp: chế biến từ các polymer tự nhiên bằng phương pháp hoá học.

Cao su

Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

– Cao su tự nhiên: chứa các mắt xích isoprene, các liên kết đôi trong mạch cao su đều ở dạng cis.

– Cao su lưu hoá: có thêm cầu nối disulfide tạo mạng lưới không gian.

– Cao su tổng hợp: chế tạo từ các polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Keo dán

Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau, mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính.

– Nhựa vá săm: dung dịch dạng keo của cao su được hoà tan trong các dung môi hữu cơ như xăng, toluene, xylene…

– Keo dán epoxy: thành phần chính có cấu tạo là hợp chất hữu cơ chứa hai nhóm epoxy ở đầu; thành phần thứ hai gọi là chất đóng rắn, thường là các amine.

– Keo dán poly (urea – formaldehyde) được điều chế từ urea và formaldehyde.

Vật liệu composite

Vật liệu composite là loại vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có các tính chất vượt trội so với vật liệu ban đầu.

Vật liệu composite thường gồm hai thành phần chính:

– Vật liệu cốt: thường gặp là dạng cốt sợi (sợi thuỷ tinh, sợi hữu cơ, sợi carbon, vải …) và dạng cốt hạt.

– Vật liệu nền: điển hình như là nền hữu cơ (nhựa polymer), nền kim loại, nền gốm …

Tham khảo thêm:   5 điều Bác Hồ dạy Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng

Giải Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 13 – Câu hỏi

Câu 1

Cho các polymer sau: PE, PP, poly(methyl methacrylate) và PPF. Hãy xác định polymer nào được tạo thành từ phản ứng trùng hợp, polymer nào được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng.

Trả lời:

PE, PP, poly(methyl methacrylate) được tạo thành từ phản ứng trùng hợp:

Vật liệu polymer

Câu 2

PVC được dùng làm vỏ bọc dây điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất đặc trưng nào của PVC?

Trả lời:

PVC có tính cách điện, cách nhiệt tốt nên được dùng làm vỏ bọc dây dẫn điện.

Câu 3

Một loại vật liệu composite dùng để làm vỏ tàu thuyền được chế tạo từ sợi thuỷ tinh và nhựa polyester. Hãy xác định vật liệu cốt và vật liệu nền trong vật liệu composite trên.

Trả lời:

– Vật liệu cốt: sợi thuỷ tinh.

– Vật liệu nền: nhựa polyester.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 12 Bài 13: Vật liệu polymer Giải Hóa 12 Kết nối tri thức trang 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *