Bạn đang xem bài viết ✅ Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Tin học THPT Đáp án tự luận môn Tin học THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Tin học THPT mang tới gợi ý trả lời các câu hỏi tự luận môn Tin học cấp THPT trong chương trình tập huấn Mô đun 3. Giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Module 3 của mình.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Lịch sử, Vật lý, Ngữ văn, cùng hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Tin học THPT tham khảo

Khái quát về đường phát triển năng lực

Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà HS cần hoặc đã đạt được. Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác họa khi thực hiện đánh giá năng lực HS. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ:

  • Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân HS. Trong trường hợp này, GV sử dụng đường phát triển năng lực như một quy chuẩn để đánh giá sự phát triển năng lực HS. Với đường phát triển năng lực này, GV cần căn cứ vào các thành tố của mỗi năng lực (chung hoặc đặc thù) trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phác họa nó với sự mô tả là mũi tên hai chiều với hàm ý, tùy vào đối tượng nhận thức mà sự phát triển năng lực có thể bổ sung ở cả hai phía.
  • Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân HS. Căn cứ vào đường phát triển năng lực (là tham chiếu), GV xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân HS để từ đó khẳng định vị trí của HS đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó.

Xác định đường phát triển năng lực chung

Để xác định đường phát triển năng lực chung, giáo viên cần căn cứ vào mỗi thành tố của từng năng lực và yêu cầu cần đạt của mỗi thành tố năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phác hoạ nó. Sau đó, giáo viên cần thiết lập các mức độ đạt được của năng lực với những tiêu chí cụ thể để thu thập minh chứng xác định điểm đạt được của học sinh trong đường phát triển năng lực để ghi nhận và có những tác động điều chỉnh hoặc thúc đẩy.

Tham khảo thêm:   Bảng giá dịch vụ giao hàng của LalaMove Biểu phí LalaMove thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội

Ví dụ, giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần hình thành cho học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để xác định đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giáo viên cần thiết lập các mức độ với những tiêu chí cụ thể để căn cứ vào đó thu thập các minh chứng về năng lực giải quyết vấn đề theo các mức độ của HS, xem bảng sau đây:

Câu hỏi tương tác Module 3 Tin học THPT

Câu hỏi: Thầy, cô hãy mô tả biểu hiện của các mức đạt được của năng lực “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” khi dạy học nội dung về thuật toán hoặc lập trình.

Hướng dẫn:

Có 5 mức độ mức đạt được của năng lực “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” khi dạy học nội dung về thuật toán hoặc lập trình.

Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trình bày về định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo một số điểm chính như sau:

  • Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
  • Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được qui định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
  • Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn.
  • Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS.
  • Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của HS trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
  • Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác.
  • Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình.
  • Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
  • Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên HS, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình HS và xã hội.
  • Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại HS ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.
Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Tính từ - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 7

Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Tin học theo Chương trình GDPT 2018

Chương trình môn Tin học (2018) đã nêu một số định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong môn Tin học như sau:

  • Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay đánh giá định kì (ĐGĐK) đều bám sát năm thành phần của năng lực tin học và các mạch nội dung DL, ICT, CS, đồng thời cũng dựa vào các biểu hiện năm phẩm chất chủ yếu và ba năng lực chung được xác định trong chương trình tổng thể.
  • Với các chủ đề có trọng tâm là ICT, cần coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng làm ra sản phẩm. Với các chủ đề có trọng tâm là CS, chú trọng đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy có tính hệ thống. Với mạch nội dung DL, phải phối hợp đánh giá cách HS xử lí tình huống cụ thể với đánh giá thông qua quan sát thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của HS trong môi trường số. GV cần lập hồ sơ học tập dưới dạng cơ sở dữ liệu đơn giản để lưu trữ, cập nhật kết quả ĐGTX đối với mỗi HS trong cả quá trình học tập của năm học, cấp học.
  • Kết luận đánh giá của GV về năng lực tin học của mỗi HS dựa trên sự tổng hợp các kết quả ĐGTX và kết quả ĐGĐK.

Việc đánh giá cần lưu ý những điểm sau:

  • Đánh giá năng lực tin học trên diện rộng phải căn cứ YCCĐ đối với các chủ đề bắt buộc; tránh xây dựng công cụ đánh giá dựa vào nội dung của chủ đề lựa chọn cụ thể.
  • Cần tạo cơ hội cho HS đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách khuyến khích HS giới thiệu rộng rãi sản phẩm số của mình cho bạn bè, thầy cô và người thân để nhận được nhiều nhận xét góp ý.
  • Để đánh giá chính xác và khách quan hơn, GV thu thập thêm thông tin bằng cách tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm số do HS làm ra, khích lệ HS tự do trao đổi thảo luận với nhau hoặc với GV.
Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII Báo cáo cá nhân theo Nghị quyết 04-NQ/TW

Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Đặc điểm chung

Ở cấp THPT, kiểm tra đánh giá trong môn Tin học phải dựa trên các nguyên tắc sau:

(1) Phối hợp ĐGTX với ĐGĐK, phối hợp nhận xét và chấm điểm để HS điều chỉnh việc học tập của mình nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn. Tôn trọng đúng mức ĐGTX và những nhận xét. Kết quả đánh giá phải giúp HS tự so sánh được thành công của bản thân với yêu cầu về năng lực.

(2) Làm cho HS nhận thấy sự công bằng trong đánh giá, sẵn sàng trao đổi, giải thích với HS về kết quả đánh giá. Yêu cầu và khuyến khích HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

(3) Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp ĐGTX và định kì như đánh giá sản phẩm, đánh giá qua dự án, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua quan sát hoạt động học tập, qua bài tập, đánh giá qua trả lời câu hỏi hoặc đối thoại.

(4) Đánh giá cao những ý tưởng sáng tạo về sản phẩm, đặc biệt những sản phẩm phục vụ được học tập và cuộc sống một cách thiết thực. Đánh giá cao khả năng chủ động tìm hiểu, học hỏi thêm để hoàn thiện kiến thức và kĩ năng trong môn học của HS. Khuyến khích các em chia sẻ ý tưởng hoặc kiến thức mới cho bạn bè.

Biểu hiện của năng lực Tin học của học sinh ở cấp THPT

Chương trình môn Tin học ở cấp THPT thể hiện sự phân hoá sâu hơn về định hướng nghề nghiệp. Do vậy, chương trình có các YCCĐ chung về năng lực tin học bắt buộc đối với mọi HS và có các yêu cầu bổ sung riêng tương ứng với HS chọn định hướng Tin học ứng dụng hoặc Khoa học máy tính.

Câu hỏi: Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực

Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung

  • Các bài kiểm tra trên giấy được thực hiện vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì,…
  • Nhấn mạnh sự cạnh tranh
  • Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc dạy học
  • Chú trọng vào điểm số
  • Tập trung vào kiến thức hàn lâm
  • Đánh giá được thực hiện bởi các cấp quản lí và do giáo viên là chủ yếu, còn tự đánh giá của học sinh không hoặc ít được công nhận
  • Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng đến việc chấp hành nội quy nhà trường, tham gia phong trào thi đua…

Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.

  • Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong suốt quá trình học tập
  • Nhấn mạnh sự hợp tác
  • Quan tâm đến đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh
  • Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét
  • Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo
  • Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh
  • Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Tin học THPT Đáp án tự luận môn Tin học THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *