Bạn đang xem bài viết ✅ Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Vật lý THPT Đáp án 6 câu tự luận môn Vật lý THPT Module 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Vật lý THPT mang tới gợi ý trả lời 6 câu hỏi tự luận môn Vật lý cấp THPT trong chương trình tập huấn Mô đun 2. Giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn của mình. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Vật lý THPT

Câu 1: Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Vật lí THPT?

Trả lời:

Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực tôi còn sử dụng các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Vật lí THPT như Phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân. Giúp các em phát huy năng lực tự học tự tìm tòi, đào sâu kiến thức. Ngoài ra tôi còn cho các em thảo luận vấn đề đảo ngược để tìm tòi những vấn đề sáng tạo.

Câu 2. Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

Tham khảo thêm:   Quyết định 976/2013/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

+ Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Trong quá trình dạy học và công tác thực tiễn tôi từng sử dụng PP, KTDH như Công não và Sơ đồ tư duy:

  • Đối với công não tôi hay sử dụng trong CLB Sáng tạo của trường. Tôi cho các em suy nghĩ sau để tìm ra thật nhiều giải pháp sáng tạo, rồi cuối cùng thảo luận lấy 1 vài sáng tạo có khả thi, có tính ứng dụng cao, và thực sự sáng tạo để làm đề tài dự thi cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Kết quả là nhiều năm liền đoạt giải từ Khuyến khích đến giải nhất Huyện và Tỉnh.
  • Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy thì tôi áp dụng cho các em hệ thống kiến thức các bài học Vật lí. Giúp các em dễ dàng ghi nhớ vận dụng.

Đề xuất: đối với trường tôi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nếu các phòng học có trang bị thêm các thiết bị trình chiếu như máy chiếu hoặc TV, âm thanh thì thuận tiện hơn trong việc thực hiện các PP

Câu 3. Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Vật lí?

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ giáo dục thường xuyên - môn Sinh học (Mã đề 419)

Câu 4. GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời: GV sử dụng PP, KTDH trong video Kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn hợp tuy nhiên sử dụng Sơ đồ tư duy không phù hợp lắm. Vì bài này nội dung phân tích ít nên SĐTD không làm nổi bật và sinh động sơ đồ tư duy.

Câu 5. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP

Ưu điểm và hạn chế

1. Ưu điểm

− Giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác hiệu quả.

− Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm, nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác.

− Phát triển NL giao tiếp cho mỗi HS thông qua việc chia sẻ trong nhóm mảnh ghép.

− Tạo cơ hội cho HS hiểu sâu một vấn đề. HS không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải chia sẻ cho người khác.

2. Hạn chế

− Thời gian hoạt động dài khi tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập với 2 nhóm khác nhau trong hai vòng.

− Kết quả thực hiện nhiệm vụ phức hợp phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của nhóm chuyên gia và khả năng trình bày của mỗi cá nhân.

KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN

a. Ưu điểm

− Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS trong quá trình học tập theo nhóm.

− Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

Tham khảo thêm:   Thủ tục Giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng

− Có công cụ để ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm.

b. Hạn chế

− Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng DH phù hợp (giấy khổ lớn, bút lông…) khi tổ chức hoạt động.

− Đòi hỏi thời gian phù hợp để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.

KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY

a. Ưu điểm

− Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic.

− Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung.

− Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung được trình bày dưới dạng từ khoá và hình ảnh.

− HS có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm.

b. Hạn chế

Cần chuẩn bị một số phương tiện DH phù hợp như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, phần mềm…

Câu 6. Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) trong môn Vật lí ở THPT được giới thiệu trong Nội dung 3 có gì khác so với quy trình hiện nay quý thầy/cô đang thực hiện ở trường phổ thông?

Trả lời: (nội dung ở hình thầy cô chọn 1 trong 2 hình paste vào web)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Vật lý THPT Đáp án 6 câu tự luận môn Vật lý THPT Module 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *