Bạn đang xem bài viết ✅ Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Lịch sử THCS Đáp án 5 câu tự luận môn Lịch sử THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Lịch sử THCS mang tới gợi ý trả lời 5 câu hỏi tự luận môn Lịch sử THCS trong chương trình tập huấn Mô đun 2. Giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn của mình.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên THCS. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Lịch sử THCS

Câu 1: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

Trong thực tiễn nhà trường, chúng tôi thường dùng những PP sau:

1. Phương pháp hoạt động nhóm.

2. Kỹ thuật mảnh ghép.

3. Kỹ thuật khăn phủ bàn

4. Sơ đồ tư duy….

Câu 2: Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Để áp dụng các PP, KTDH cần có đủ về cơ sở vật chất lớp học, giáo viên được tập huấn kỹ càng, định lượng giờ dạy việc của gv phải phù hợp để gv có đủ thời gian chuẩn bị.

PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.

Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ GV – HS theo hướng hợp tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Câu 3: Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử?

Dựa vào 4 tiêu chí đánh giá

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.

Tham khảo thêm:   Công văn 3639/BHXH-CNTT Hướng dẫn tạo lập biên bản Giám định y khoa

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học.

Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu….

Câu 4: GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Phù phù hợp, vì HS được làm việc chủ động,

sáng tạo, hợp tác trong nhóm…

Vì giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh học sinh nhận nhiệm vụ tích cực thảo luận đưa ra kết quả và trình bày nội dung kiến thức sau đó làm bài và khám phá nội dung thực tế

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2022 - 2023 sách i-Learn Smart World Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Anh 6 (Có đáp án)

Câu 5: Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

Rất nhiều ưu điểm, tiết học sáng tạo học sinh học tập tích cực, chủ động, hợp tác..

Học sinh được nhận nhiệm vụ trao đổi khám phá tìm ra nội dung kiến thức. Từ kiến thức tìm ra học sinh được làm bài vận dụng và sử dụng kiến thức vào thực tế.

Hạn chế phương pháp này nếu học sinh không tự giác nghiêm túc học thì việc tìm ra kiến thức mới là khó.

Nếu cơ sử vật chất không đảm bảo, khả năng của GV, thì khó thực hiện được PP, KTDH

MỐI QUAN HỆ…..

Lớp: ̉6

Chủ đề: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Yêu cầu cần đạt Năng lực Lịch sử và Địa lí Nội dung PP, KTDH

– Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây (thời gian và địa điểm)

– Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội của các quốc gia cổ đại từ đó rút ra các đặc điểm về tổ chức nhà nước và đời sống ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

Biết được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc…) và phương Tây (lịch, chữ cái a,b,c, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ.

Trình bày được sự xuất hiện, đặc điểm về tổ chức và đời sống, các thành tựu văn hóa các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây.

– So sánh, nhận xét và đánh giá về thời gian, địa điểm, tổ chức và các thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Xác định được vị trí các quốc gia cổ đại trên bản đồ từ đó giải thích được vì sao các quốc gia cổ đại lại ra đời ở những khu vực này

– 1. Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây.

– 2. Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.

– 3. Thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây.

– Dạy học trực quan (Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh…)

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– KTDH: Khăn trải bàn, sơ đồ tư duy. nhóm

MINH HỌA 2: CHỦ ĐỀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN LỊCH SỬ 8

Yêu cầu cần đạt Năng lực lịch sử Nội dung PP, KT dạy học

Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Chích, Nguyễn Trãi…

1.1. Năng lực lịch sử:

– Nhận thức tư duy lịch sử:

+ Mô tả và trình bày được những nét chính của các sự kiện về thời gian, địa điểm, diễn biến chính và kết quả có sử dụng lược đồ.

+ Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.-

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

+ Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Chích, Nguyễn Trãi.

1.2. Năng lực chung

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: +Tự học, giải quyết vấn đề.

+ Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với lược đồ, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận.

– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự nghiên cứu tài liệu, thu thập, phân tích và xử lí thông tin.

Hoạt động 1: Khởi động.

Chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”

Hoạt động 2: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.

-Trình bày một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.

– Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Hoạt động 3: Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đánh giá vai trò của một số nhân vật lịch sử.

– Trình bày được ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn.

– Giới thiệu được những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với người thân, bạn bè.

Hoạt động 4: Luyện tập

Hệ thống lại toàn bài

Hoạt động 5: Vận dụng, mở rộng

– Đánh giá được vai trò của một số nhân vật: Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Chích.

– Trực quan ( Hình ảnh, lược đồ, 4 câu thơ)

– Hoạt động cá nhân

– Trực quan

– Giải quyết vấn đề

– Thảo luận nhóm

– Giải quyết vấn đề.

– Thảo luận nhóm

– Kĩ thuật động não.

– Học sinh làm việc cá nhân.

– Dự án

– Hoạt động cá nhân

Tham khảo thêm:   Thông tư số 09/2011/TT-BGDĐT Ban hành chương trình khung giáo dục Đại học Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Lịch sử THCS Đáp án 5 câu tự luận môn Lịch sử THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *