Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 6 CTST của mình.

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Lịch sử – Địa lí, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo:

Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN
TIẾT 1 – BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

  • Biết cách đọc và viết một tập hợp.
  • Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
  • Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.

2. Năng lực

  • Năng lực riêng: Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
  • Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

  • Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)

2 – HS: Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm ba con cá vàng trong bình”… và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”
Tham khảo thêm:   Thông tư 319/2016/TT-BTC Quy định việc chuyển nguồn ngân sách nhà nước

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Làm quen với tập hợp

a. Mục tiêu:

  • Làm quen với tập hợp
  • Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

b. Nội dung:

  • GV giảng, trình bày.
  • HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV cho HS quan sát Hình 1 SGK-tr7:

Hình 1

Yêu cầu HS viết vào vở:

+ Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1

+ Tên các bạn trong tổ của em

+ Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân

– GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.

– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chính xác hóa và giải thích:

+ Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của/ thuộc tập hợp đó”.

+ Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”, “Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp”.

1. Làm quen với tập hợp

– Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút

– Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn.

– Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

Hoạt động 2: Các kí hiệu

a. Mục đích:

  • HS biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp.
  • Củng cố cách viết các kí hiệu “∈” và “∉ ”.

b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7.

Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS sử dụng kí hiệu để viết ba tập hợp trong HĐKP ở trên và viết một vài phần tử thuộc/ không thuộc trong tập hợp đó.

– GV viết ví dụ:

A = {thước kẻ, bút, eke, sách}

bút ∈ A, tẩy ∉ A

– GV yêu cầu HS viết tương tự cho 2 tập hợp còn lại và hoàn thành thực hành 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.

+ Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Các kí hiệu

Ví dụ: Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em.

B = { Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn}

Lan , Huyền B.

Thực hành 1:

Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”

M = {a, đ, i, g, h, n}

+ Khẳng định đúng: a ∈ M , b ∉ M, i ∈ M

+ Khẳng định sai: o ∈ M

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Toán Chân trời sáng tạo - Tuần 33 Phiếu Bài tập cuối tuần lớp 2

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 và 2 SGK – tr9

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án

1. D = {x|x là số tự nhiên và 5 <x<12}

D = {6 ;7 ;8 ;9 ;10 ;11}

7 ∈ D; 5 ∉ D; 10 ∈ D ; 17∉ D; 0 ∉ D

2. B = {x|x là số tự nhiên lẻ và x>30)

Các khẳng định đúng là a) và c)

Các khẳng định sai là b) và d)

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 8 -SGK.

Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.

Quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.

– HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi

Gọi G là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12000, ta có:

G = {xoài, cá chép, gà}

– HS nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú

– Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

– Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm….)

TIẾT 2 – BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

Tham khảo thêm:   Hóa học 12 Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường Soạn Hóa học 12 trang 204

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

Biết cách cho/viết một tập hợp theo những cách khác nhau.

2. Năng lực

  • Năng lực riêng: Biểu diễn một tập hợp theo những cách khác nhau.
  • Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

– Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT ( đối với phần HĐKĐ: GV kiểm tra trắc nghiệm dưới dạng trò chơi trên PPT)

2 – HS  Đồ dùng học tập; SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố lại kiến thức của tiết học trước.

b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu, đọc câu hỏi và giải đáp nhanh.

c. Sản phẩm: Từ bài toán HS nhớ lại và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu Slide kiểm tra bài cũ các câu trắc nghiệm sau: (thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s)

Câu 1: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

A. 2 ∈ B

B. 5 ∈ B

C. 1 ∉ B

D. 6 ∈ B

Câu 2: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?

A. A = [1; 2; 3; 4]

B. A = (1; 2; 3; 4)

C. A = 1; 2; 3; 4

D. A = {1; 2; 3; 4}

Câu 3: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”

A. P = {H; O; C; S; I; N; H}

B. P = {H; O; C; S; I; N}

C. P = {H; C; S; I; N}

D. P = {H; O; C; H; I; N}

Câu 4: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

A = {6; 7; 8; 9}

B. A = {5; 6; 7; 8; 9}

C. A = {6; 7; 8; 9; 10}

D. A = {6; 7; 8}

Đáp án: 1 – D; 2 – D; 3 – A; 4 – A

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Đối với mỗi câu hỏi, HS đọc đề bài và có 10s suy nghĩ trả lời.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cách biểu diễn một tập hợp”.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *