Giáo án Toán 2 sách Kết nối tri thức trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 2 KNTT của mình.
Giáo án Toán 2 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 2 Kết nối tri thức:
Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức
TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2).
- Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
- Nhận biết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,…, HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đấu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rỗi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,…
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Hình phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGK Toán 2 tập một) .
– HS: Bộ đồ dùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: – GV hướng dẫn mẫu: + Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ ? + Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào ? Viết thế nào ? – Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng . a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết số tương ứng b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc số tương ứng c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc, Viết số tương ứng – GV hỏi : + Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau ? + Khi viết số có hàng đơn vị là 5 thì ta viết l hay n ? – Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – Hướng dẫn HS phân tích mẫu. + Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu ? + Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Nối với chú thỏ nào ? + YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng. – Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. – Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – HDHS phân tích mẫu : – HD HS phân tích bảng : + Những cột nào cần hoàn thiện ? – GV cho HS làm bài vào phiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. – Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. – GV chốt, chiếu đáp án. – Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”: – GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. – Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. – GV thao tác mẫu. – GV cho HS thảo luận nhóm ba . – Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. – GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: – Nhận xét giờ học. |
– 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS thực hiện lần lượt các YC. – 2-3 HS trả lời: + Đáp án 51. + Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu. + Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm. – 2-3 HS trả lời: – 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn. – HS chia sẻ. – 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS thực hiện chia sẻ. – HS thảo luận nhóm 3.. – 2 Nhóm lên thi tiếp sức . – HS lắng nghe. – HS quan sát hướng dẫn. |
Toán
TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 .
- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,…, HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua hoạt động tách gộp số chục và số đơn vị hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,…
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 2. Thẻ đính nam châm ghi các số 3, 5, 7 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: – GV hướng dẫn mẫu: + Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? + Số 35 được viết thành phép cộng từ số chục và đơn vị thế nào ? – Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện vào phiếu học tập. – Mời HS chia sẻ cá nhân.. – GV hỏi : + Trong số có hai chữ số, chữ số hàng nào đứng trước ? hàng nào đứng sau ? – Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – Gọi HS đọc các số trên các áo. + YC HS làm việc cá nhân, tự sắp xếp các số vào vở ô li. – Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. – Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – HDHS phân tích mẫu: – HD HS phân tích bảng: + Những cột nào cần hoàn thiện? – GV cho HS làm bài vào phiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. – Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. – GV chốt, chiếu đáp án. – Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “ONG TÌM SỐ”: – GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. – Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 3, 5 , 7 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép lại tạo thành các số đính lên bảng. – GV cho HS thảo luận nhóm ba . – Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. – GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: – Nhận xét giờ học. |
– 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS thực hiện lần lượt các YC. – 2-3 HS trả lời: + Đáp án 67. + Đáp án 59 + Đáp án 55 – 2-3 HS trả lời: – 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn. – HS chia sẻ. – 2 -3 HS đọc. – HS thảo luận nhóm 3.. – 2 Nhóm lên thi tiếp sức. – HS lắng nghe. – HS quan sát hướng dẫn. |
Toán
TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục.
- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 2. Tranh phóng to hình bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? + GV gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi rồi khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên bi và thừa ra 2 viên bi lẻ. Từ đó thấy ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm được 32 viên bi. – GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số viên bi ở mỗi phần. – Mời HS chia sẻ, nhận xét. – YC HS đếm số viên bi trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng – GV lưu ý: Khi ước lượng có thể dùng bút chì vẽ vòng tròn lớn để khoanh vùng. – Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số quả cà chua ở mỗi phần. – Mời HS chia sẻ, nhận xét. – YC HS đếm số quả cà chua trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng – GV chiếu hình ảnh trên màn hình. – Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – HDHS phân tích mẫu: – GV cho HS làm bài vào phiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. – Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. – GV chốt, chiếu đáp án. – Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: Số ? – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – YC HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, c, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rồi tìm cách lắp các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mỗi ô trống tương ứng). – GV cho HS thảo luận nhóm ba . – Tổ chức cho các nhóm lên chia sẻ. – GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: – Nhận xét giờ học. |
– 2 -3 HS đọc. – HS lắng nghe. – HS thảo luận. – Đại diện một số nhóm chia sẻ. + Đáp án khoảng 3 chục – 32. – 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS thảo luận. – HS chia sẻ. – 2 -3 HS đọc. – HS làm phiếu – HS thảo luận nhóm 3. – 2 Nhóm chia sẻ. – HS lắng nghe. – HS quan sát hướng dẫn. |
TIẾT 4: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC, SỐ LIỀN SAU
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia sổ.
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ giải quyết một số ví dụ trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: – GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.10: – GV nêu bài toán: – GV nêu tình huống: Trên cây có các quả táo ở các vị trí khác nhau, mỗi quả táo ghi một trong các số 7, 0, 1, 6, 3, 2, 10, 4, 5, 8, 9. Làm thế nào để sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn. – Gọi HS nêu cách sắp xếp – GV: Rô-bốt đã sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn như hình sau. – Hỏi : + Số 1 lớn hơn số nào? + Những sổ nào bé hơn 5, những số nào lớn hơn 5? + Những sổ nào vừa lớn hơn 3 vừa bé hơn 6?..” – Gọi HS trả lời và nhận xét. – GV giới thiệu tia số, những số đứng trước và đứng sau của 1 số gọi là số liền trước và số liền sau. – GV cho HS tự nêu được số liền trước, số liền sau của một số nào đó trên tia sổ. – Nhận xét, tuyên dương. 2.2. Hoạt động: Bài 1: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – GV hướng dẫn mẫu: Để tìm số liền sau, ta cộng thêm 1 vào số đó. – Cho HS làm cá nhân. – Gọi HS trả lời. – Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – GV lưu ý HS tính kết quả phép tính rồi mới nối với số trên tia số. – GV nêu số, phép tính và gọi HS lên đánh dấu vào số trên tia số tương ứng bằng phấn màu. – GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. – Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 3: – Gọi HS đọc YC bài. – Bài yêu cầu làm gì? – YC HS làm cá nhân vào phiếu. – Gọi HS nêu đáp án. GV chiếu đáp án chuẩn. – GV hỏi: + Muốn tìm số liền trước ta làm thế nào ? + Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào ? . – GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: – Hôm nay em học bài gì? – Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng. – Nhận xét giờ học. |
– 2-3 HS trả lời. – HS trả lời. – HS chia sẻ: – HS lắng nghe, nhắc lại. – 1-2 HS trả lời. – 1-2 HS đọc. – HS nêu. – HS làm bài và chia sẻ. – 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS quan sát. – HS thực hiện làm bài cá nhân. – HS lên bảng đánh dấu.. – 2 -3 HS đọc. – 1-2 HS trả lời. – HS làm phiếu. – 2 -3 HS trả lời. – HS nêu. |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Toán 2 cả năm!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.