Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Trọn bộ giáo án học kì 1, học kì 2, buổi 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 1 KNTT của mình.

Giáo án Toán 1 KNTT còn có cả giáo án buổi 2, soạn ngang, chia cột, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Đạo đức, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo á Toán 1 Kết nối tri thức:

Giáo án môn Toán lớp 1 – Chia cột

BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các kiến thức.

  • Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.
  • Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

  • Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

  • Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5

– Hát

– Lắng nghe

2. Khám phá

– GV trình chiếu tranh trang 8

– HS quan sát

– GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi:

+ Trong bể có bao nhiêu con cá?

+ Có mấy khối vuông?

+ Vậy ta có số mấy?

– GV giới thiệu số 1

– GV chuyển sang các bức tranh thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng.

– GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5 còn lại.

– Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi:

+ Trong bể có con cá nào không?

+ Có khối vuông nào không?”

+ GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng.

– GV gọi HS đọc lại các số vừa học.

– HS quan sát đếm và trả lời câu hỏi

+ Trong bể có 1 con cá.

+ Có 1 khối vuông

+ Ta có số 1

– HS quan sát, vài HS khác nhắc lại.

– HS theo dõi, nhận biết số 2

– HS theo dõi và nhận biết các số: 3, 4, 5.

– HS theo dõi, quan sát bức tranh thứ nhất và trả lời câu hỏi.

+ Không có con cá nào trong bể

+ Không có khối ô vuông nào

+ HS theo dõi nhận biết số 0 và nhắc lại.

– HS đọc cá nhân- lớp: 1, 2, 3, 4, 5, 0

* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm: 1

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm: 1, 2

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4, 5

Viết các số 1, 2, 3, 4, 5

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số

* Viết số 1

+ Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét: nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 1

* Viết số 2

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 2

* Viết số 3

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét: 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đến khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 3

* Viết số 4

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng.

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 4

* Viết số 5

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải.

+ Cách viết:

Cách viết số 5

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 5

* Viết số 0

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng).

+ Cách viết số 0:

Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát.

Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 0

Hoạt động

thực hành

* Bài 1: Tập viết số.

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

– GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

– GV cho HS viết bài

– HS theo dõi

– HS quan sát

– Theo dõi hướng dẫn của GV

– HS viết vào vở BT

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo: Bức tranh vẽ mấy con mèo?

– Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?

– GV cho HS làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– Vẽ 1 con mèo

– Điền vào số 1

– Làm vào vở BT.

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 3: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.

– GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ.

– Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

– HS phát hiện quy luật: Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên xúc sắc.

– HS làm bài

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Số 0 giống hình gì?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 2: Luyện tập

* Bài 1: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát tìm số

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 3:

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát và đếm

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 4:

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát và đếm

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tiết 3: Luyện tập

* Bài 1: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

-HS khoanh vào số thích hợp

– HS nhận xét bạn

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng?

Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

-HS nêu câu trả lời thích hợp

– HS nhận xét bạn

* Bài 3: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp

– GV mời HS nêu kết quả

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS đếm thêm để tìm số thích hợp

-HS nêu câu trả lời

– HS nhận xét bạn

* Bài 4: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong hình và điền vào ô tương ứng với mỗi hình

– GV mời HS nêu kết quả

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS đếm

-HS nêu câu trả lời

– HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Tính từ - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 21

BÀI 2: CÁC SỐ 6,7,8,9,10

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các kiến thức.

  • Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10.
  • Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

  • Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.

II. CHUẨN BỊ:

  • Bộ đồ dùng học toán 1.
  • Xúc sắc, mô hình vật liệu……

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Khám phá

– GV cho HS quan sát tranh:

? Trong bức tranh có những đồ vật gì?

– GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10

– Giới thiệu: Có 6 con ong.

– Viết số 6 lên bảng

– GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại.

– HS quan sát

3.Hoạt động

* Bài 1: Tập viết số.

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

– GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

– GV cho HS viết bài

– HS theo dõi

– HS quan sát

– Theo dõi hướng dẫn của GV

– HS viết vào vở BT

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả

– Gv nhận xét , kết luận

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

Bài 3: Đếm số

– Nêu yêu cầu bài tập

– HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng

– HS nêu

– HS trả lời

3.Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 2

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

– Nêu yêu cầu bài tập

– GV giới thiệu tranh

– Yêu cầu học sinh kiểm tra đáp số được đưa ra trong SGK

– Nhận xét, kết luận

– Hs quan sát

– HS nêu đáp số

– HS nhận xét bạn

Bài 2:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số

H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1

– Gv nhận xét, kết luận

– Hs nhắc lại

– HS đếm số

– Nhận xét

Bài 3:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật

– HS đếm số lượng các con vật có 6 chân

– HS trả lời kết quả

– GV nhận xét bổ sung

– HS nêu

– HS đếm và ghi

– HS đếm

– Hs trả lời: Có 3 con vật có 6 chân

– HS nhận xét

Bài 4:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Giới thiệu tranh

– Yêu cầu HS đếm các con vật có trong tranh

– GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả

– GV nhận xét bổ sung

– HS nhắc lại yêu cầu

– Quan sát tranh

– HS làm việc theo nhóm: Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả

3/Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 3

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

– Nêu yêu cầu bài tập: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng

– GV giới thiệu tranh

– ? Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào?

– GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu

– HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh

– Nhận xét, kết luận

– Hs quan sát

– HS trả lời

– HS nhận xét bạn

Bài 2:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng

Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mạt trên xúc xắc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi

– HS chơi theo nhóm

– Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất.

– GV nhận xét bổ sung

– HS nhắc lại yêu cầu

– HS theo dõi

– HS chơi theo nhóm

3. Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn

BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các kiến thức.

  • Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
  • So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

  • So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật

II. CHUẨN BỊ:

  • Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Khám phá

GV hỏi:

Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?

– Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?

– GV cho HS quan sát tranh:

? Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không?

? Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không?

? Số ếch có ít hơn số lá không?

? Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không?

GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá

? Có đủ lá để nối với ếch không?

– GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch”

— GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi;

“Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”.

– Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau

– HS quan sát

_ HS trả lời câu hỏi

3. Hoạt động

* Bài 1:

– Nêu yêu cầu Bài tập

– GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm.

GV hỏi: Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?

? Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn?

– GV nhận xét, kết luận.

– GV cho HS viết bài

– HS nhắc lại

– HS quan sát

– HS thực hiện ghép cặp

– Nhận biết sự vật nào nhiều hơn, ít hơn

* Bài 2:

– Tương tự như bài 1

Bài 3:

– Nêu yêu cầu bài tập

– HD HS ghép cặp

VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.

– Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b

– GV kết luận nhận xét

– HS nêu

– HS theo dõi

– HS tiến hành ghép

3.Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh

Tiết 2

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

– Hát

– Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Cho HS tự làm.

– Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi.

– Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau).

– Nhận xét, kết luận

– HS nêu lại

– Hs làm bài

– HS nêu kết quả

– HS nhận xét bạn

Bài 2:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số

H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1

– Gv nhận xét, kết luận

– Hs nhắc lại

– HS đếm số

– Nhận xét

Bài 3:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào.

– ? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không

– GV nhận xét kết luận

– HS nêu

– HS quan sát

– HS đếm

– Hs trả lời

– HS nhận xét

Bài 4:

– Nêu yêu cầu bài tập

– Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng.

– GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả

– GV nhận xét bổ sung

– HS nhắc lại yêu cầu

– Quan sát tranh

– HS làm việc theo nhóm: -Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi Mô đun 5 môn Ngữ văn THCS Đáp án 30 câu trắc nghiệm môn Ngữ văn Module 5

BÀI 4 SO SÁNH SỐ

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU :

1. Phát triển các kiến thức.

  • Nhận biết được các dấu >, <, =
  • Sử dụng được các dấu khi >, <. = khi so sánh hai số
  • Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số)
  • Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

– Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất

II. CHUẨN BỊ:

– Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

…..

Giáo án môn Toán 1 học kì 2

TUẦN 19

Bài 21: SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 1), trang 4,5

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Bước đầu nắm được cấu tạo số (theo hệ thập phân), từ đó biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự, so sánh các số có hai chứ số trong phạm vi 20

2. Phát triển năng lực:

– Bước đầu thấy được sự” khái quát hóa” trong việc hình thành các số trong phạm vi 10 (tính trực quan) đến các số trong phạm vi 20.

– Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

4. Đồ dùng dạy – học:

GV: que tính, phiếu học tập A3, những tư liệu để thực hiện trò chơi trong SGK

HS: Đồ dùng học toán 1.

III. Các hoạt động dạy – học:

TIẾT 1

Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3 phút

15 phút

15 phút

2 phút

1. Khởi động:

– Gv cho HS hát 5 ngón tay ngoan

– GV chuyển ý sang bài mới.

2. Khám phá

Gv y/c HS quan sát tranh và Hỏi tranh vẽ gì?

-Y/c HS đếm có bao nhiêu quả cà chua?

y/c HS đếm theo nhóm 2

– Ai biết 10 quả cà chua hay còn gọi là gì?

– Có thể HS biết có thể chưa biết GV nêu 10 quả cà chua hay còn gọi là 1 chục quả cà chua. Hay 10 là 1 chục

Như vậy 9 rồi đến bao nhiêu?

10 liền sau số nào

Số 10 là số có bao nhiêu chữ số?

GV lấy cho HS quan sát có 10 que tính

Cô có bao nhiêu que tính?

– cô lấy thêm 1 que tính. Cô lấy thêm bao nhiêu que?

? Cô có tất cả bao nhiêu que?

Vậy 11que hay ta có số 11 y/c HS đọc lại số 11

-GV hướng dẫn cách viết số 11

Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Vậy 11 liền sau số nào?

– Các số còn lại GV thực hiện tương tự nhưng với tốc độ nhanh hơn.

-GV y/c HS đếm các số từ 10 đến 20 đếm cho nhau nghe theo nhóm bàn.

GV nhận xét đánh giá. Sau đó cho HS đọc đồng thanh

3. Hoạt động.

* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu

a) Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS

– GV hướng dẫn HS điền số để có kết quả đúng

– GV y/c HS nêu kết quả của mình

GV bổ sung nếu cần

Có thể cho HS đọc lại các số đã viết.

Bài 2: Số? GV cho HS tự đếm số viên đá, số cá sau đó làm vào phiếu nêu kết quả của mình.? số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

GV nhận xét đánh giá.

Bài 3: Số?

GV hướng dẫn hS điền số còn thiếu vào?

GV phát cho các nhóm phiếu học tập khổ giấy A3

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, sau đó đại diện nhóm lên trình bày N khác nhận xét.

GV đánh giá.

4. Củng cố :

Gv cho HS đếm lại các số từ 0 đến 20 xuôi và ngược.

– HS hát.

– HS trả lời.

– HS có 10 quả cà chua.

– HS đếm.

– HS trả lời.

– HS nhắc lại.

– 10

– 9

– Có hai chữ số.

– 10 que

– 1que

– 11 que

– HS đọc cá nhân – nhóm lớp

– HS viết bảng con.

– HS nêu Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị

– 10

-HS đếm nhận xét bạn.

– HS đọc.

-1-2 em nêu.

-HS làm vào phiếu học tập

-HS nêu, Hs nhận xét

– HS thực hiện theo yêu cầu.

– HS nêu y/c

– Các nhóm làm , N khác nhận xét bổ sung

– HS đếm, lớp đếm.

TIẾT 2

Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4 phút

9 phút

8 phút

12

phút

2 phút

Hoạt động 1: Khởi động

Gv cho HS chơi trò truyền điện: tìm số liền sau liền trước. GV hướng dẫn 1em nêu một số sau đó mình được quyền chỉ định bạn nêu số liền sau số mình vừa nêu.

GV cho HS nhận xét đánh giá.

Hoạt động 2: Luyện tập

Bài 1: Số?

GV y/c HS tự làm bài vào phiếu học tập, sau đó y/c HS nêu kết quả của mình (Mỗi HS đọc 1 dãy)

– GV cho một số HS đọc lại các dãy

Bài 2: Quan sát tranh rồi trả lời.

GV cho Hs quan sát tranh, làm theo N4 nói cho nhau nghe, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả N khác nhận xét.

? Trên bàn bạn Mi có những món quà gì?

Có 15 cái kẹo, 4 gói quà, 5 bông hoa.,…

Hoạt động 3: Trò chơi: Đường đến đảo giấu vàng.

GV hướng dẫn HS cách chơi sau đó cho HS chơi theo N2 gieo xúc xắc.

-Sau đó GV đánh giá kết quả các bạn thắng cuộc.

Hoạt động 4: củng cố

GV cho HS tiếp tục đếm các số từ 1 đến 20

GV đánh giá tiết học

Dặn chuẩn bị bài học sau.

– HS chơi.

– HS nêu y/c.

– HS làm, nêu kết quả, HS khác nhận xét.

-HS đọc.

-HS làm trình bày kết quả, N khác nhận xét bổ sung.

-HS nêu, HS khác nhận xét.

-HS chơi sau đó báo cáo kết quả.

– HS đếm theo N2 đếm cho nhau nghe

TIẾT 3

Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3phút

12 phút

18phút

2 phút

Hoạt động 1: khởi động trò chơi đọc nhanh viết nhanh

Gv nêu 1 em đọc một số có hai chữ số trong phạm vi đã học bất kỳ HS khác viết ngay vào bảng con và ngược lại.

GV tổng kết trò chơi.

Hoạt động 2: Khám phá.

– Lấy 1 bó chục que tính, nói : có mấy chục que tính?

H. Một chục còn gọi là bao nhiêu?

– GV viết số 10 lên bảng.

– Hướng dẫn HS lấy 2 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính

– Ta có mấy chục que tính?

– Hai chục còn gọi là gì?

– Nêu cách viết số hai mươi?

– Gv ghi bảng : 20

– Tương tự cho HS lấy và ghép các bó que tính

– Yêu cầu HS nêu các bó que tính em ghép được

– Viết số tương ứng với số bó que tính

– Gv ghi bảng :10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90

* Các số tròn chục có điểm gì giống nhau?

* Em có nhận xét gì khi viết các số tròn chục

* GV chốt : các chữ số tròn chục từ 10 – 90 gồm 2 chữ số, các chữ số ở hàng đơn vị là chữ số 0.

Hoạt động 3: Hoạt động

Bài 1 Số?

Gv hướng dẫn HS ta phải điền các số tròn chục còn thiếu vào?

GV y/c HS nêu kết quả nối tiếp

GV y/c HS nhận xét .

Gv đánh giá, y/c HS đọc lại các số tròn chục.

Bài 2: Tìm nhà cho chim cánh cụt;

GV hướng dẫn HS: Mỗi con chim cánh cụt đã có một số tròn chục, các bạn hãy nối các con chim đó ứng với số mà chim đang mang.

GV tổng kết đánh giá.

Bài 3: Biết mỗi cây có 10 quả. Tìm số thích hợp.

Y/c HS tự làm vào phiếu học tập.

GV đánh giá.

Bài 4: Biết mỗi túi có 10 quả cà chua. Tìm số quả cà chua trên mỗi hàng

GV hướng dẫn mẫu: Hàng thứ nhất có mấy túi? Có bao nhiêu quả?

– Tương tự như vậy các bạn làm các bài còn lại.

GV đánh giá.

Hoạt động 4: Tổng kết

Gv? Chúng ta vừa học bài gì?

Hãy nêu các số tròn chục đã học?

Trong các số đó số tròn chục nào lớn nhất? số tròn chục nào bé nhất?

GV dặn HS về nhà tiếp tục đọc lại các số đã học.

– HS đọc theo nhóm bàn, nhận xét bạn HS khác nhận xét.

– HS quan sát, Làm theo GV

– Một chục que tính .

– Là 10 que tính.

– 2 chục que tính.

– Còn gọi là 20

– HS nêu.

– HS thực hiện lần lượt.

– HS nêu.

– HS đếm các số tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90

– HS trả lời.

– HS nêu y/c.

– HS tự làm vào phiếu bài tập, sau đó nêu kết quả nối tiếp, nhận xét bạn.

– HS đọc cá nhân, nhóm,lớp.

– HS đọc y/c

– HS làm theo N2, sau đó đại diện nhóm lên bảng làm N khác nhận xét.

– HS đọc y/c

-HS viết vào phiếu sau đó lên bảng làm. HS khác nhận xét.

– Có 3 túi, có 30 quả.

– HS làm vào phiếu lớn theo N2 sau đó lên trình bày kết quả, N khác nhận xét

– HS trả lời lần lượt.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về thời gian và tuổi trẻ Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Giáo án môn Toán lớp 1 – Buổi chiều (Buổi 2)

BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Phát triển các kiến thức.

  • Nhận biết được các số từ 0 đến 5.
  • Đọc, đếm và viết được các số từ 0 đến 5.
  • Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.
  • Vận dụng vào thực tiễn.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

– Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Tranh, ảnh/ 4,5; bảng phụ, phiếu BT.
  • HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG: 2’

– GV cùng cả lớp hát bài hát: Tập đếm.

– GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.

– Ghi bảng: Các số 0,1,2,3,4,5.

LUYỆN TẬP:30’

Bài 1/4: Viết số. HT Chậm

– GV nêu yêu cầu đề.

* Nhận biết các số: 1,2,3,4,5.

GV yêu cầu HS lấy ra 1,2,3,4,5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

* Viết các số: 1,2,3,4,5.

– GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết lần lượt các số.

– Cho HS viết vào bảng con.

– Y/C HS viết vào VBT.

– GV quan sát, nhận xét, hỗ trợ các em.

Bài 2/4: Khoanh vào số thích hợp (theo mẫu). HTChậm

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hỏi: Trong BT2 có tất cả mấy bức tranh?

– GV hỏi về nội dung các bức tranh:

+ Bức tranh 1 vẽ mấy quả cam?

– Vậy ta cần khoanh vào số mấy?

– GV cho HS làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Bài 3/5: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) HTC

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hỏi về nội dung các bức tranh:

– Bức tranh 1: Trong chiếc cốc có mấy bàn chải?

– Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?

– GV cho HS làm theo nhóm đôi làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Bài 4/5: Nối con bướm với cánh hoa thích hợp (theo mẫu).

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm tròn xuất hiện trên mỗi con bướm.

– GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm tròn trên mỗi con bướm và số trên mỗi cánh hoa.

– Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS thực hiện cá nhân lấy ra 1,2,3,4,5 que tính rồi đếm: 1,2,3,4,5.

– HS lắng nghe.

– HS thực hiện vào bảng con.

– HS viết vào VBT.

– HS lắng nghe.

– 5 bức tranh.

– 3 quả cam.

– số 3.

– Làm vào vở BT.

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

– HS lắng nghe.

– 2 bàn chải.

– số 2.

– Hai bạn cùng bàn hỏi đáp nhau về từng hình.

+ H2: 4 bàn chải.

+ H3: 5 bàn chải.

+ H4:3 bàn chải.

+ H5:1 bàn chải.

+ H6: 0 bàn chải.

– HS nhắc lại y/c của bài.

– HS quan sát đếm.

– HS phát hiện quy luật: Số trên mỗi cánh hoa chính là số chấm tròn trên mỗi con bướm .

– HS làm bài

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

VẬN DỤNG: 3’

4. Củng cố, dặn dò:

Cho HS đọc, viết các số từ 0 đến 5 vào bảng con.

– Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT.

– Nhận xét tiết học, tuyên dương.

BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5

TIẾT 2

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Phát triển các kiến thức.

  • Nhận biết được các só từ 0 đến 5.
  • Đọc, đếm và viết được các số từ 0 đến 5.
  • Tô màu vào hình dựa theo số cho sẵn.
  • Vận dụng vào thực tiễn.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

– Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Tranh, ảnh/ 6,7; bảng phụ, phiếu BT.
  • HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG: 2’

– GV cùng cả lớp hát bài hát: Đếm sao.

– GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.

– Ghi bảng: Các số 0,1,2,3,4,5. (tiết 2)

LUYỆN TẬP: 30’

Bài 1/6: Viết số thích hợp vào ô trống. HTChậm

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các bông hoa, quả trong mỗi hình và nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ.

– GV cùng HS nhận xét

– GV quan sát, nhận xét, hỗ trợ các em.

Bài 2/6: Tô màu ngôi sao (theo mẫu). HT Chậm

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hỏi: Trong BT2 có tất cả mấy hàng ngôi sao? Mỗi hàng có mấy ngôi sao?

– GV: Hàng số 1 người ta viết số 2 ở đầu dòng, tức là yêu cầu mình phải tô màu vào 2 ngôi sao.Những số đứng đầu hàng chính là số ngôi sao chúng ta cần phải tô màu.

– GV cho HS làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Bài 3/7: Tô màu đổ bình hoa có 3 bông hoa, màu vàng bình hoa có 5 bông hoa. HTC

– GV nêu yêu cầu của bài.

– Trong BT3 có tất cả mấy bình hoa?

– GV cho HS làm theo nhóm đôi đếm số bông hoa trong mỗi bình hoa.

– GV cho HS tô màu theo yêu cầu của đề.

– GV cùng HS nhận xét.

Bài 4/7: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Có bao nhiêu con vật trong bức tranh?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng con vật xuất hiện trong bức tranh.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS thực hiện cá nhân đếm số lượng các bông hoa, quả trong mỗi hình và nêu kết quả.

+ H1: 5 bông hoa.

+ H2: 4 quả.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– 5 hàng ngôi sao. Mỗi hàng đều có 5 ngôi sao.

– HS lắng nghe.

– Làm vào vở BT.

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

– HS lắng nghe.

– 4 bình hoa

– số 2.

– Hai bạn cùng bàn hỏi đáp nhau về từng hình.

+ H1: 4 bông hoa.

+ H2: 3 bông hoa.

+ H3: 5 bông hoa.

+ H4: 2 bông hoa.

– HS thực hiện.

– HS nhắc lại y/c của bài.

– HS quan sát đếm.

– HS chọn C

– HS lắng nghe.

VẬN DỤNG: 3’

4. Củng cố, dặn dò:

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Số 0 giống hình gì?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

– Nhận xét tiết học, tuyên dương.

BÀI 1 : CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5

TIẾT 3

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Phát triển các kiến thức.

  • Nhận biết được các số từ 0 đến 5.
  • Đọc, đếm và viết được các số từ 0 đến 5.
  • Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.
  • Điền số vào ô trống theo thứ tự từ 0 đến 5.
  • Vận dụng vào thực tiễn.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

– Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Tranh, ảnh/ 8,9; bảng phụ, phiếu BT.
  • HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG: 2’

– GV cùng cả lớp hát bài hát.

– GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.

– Ghi bảng: Các số 0,1,2,3,4,5. (Tiết 3)

LUYỆN TẬP:30’

Bài 1/8: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu). HT Chậm

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trên mỗi lá sen và viết số vào mỗi ô trống.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

Bài 2/8: Tô màu (theo mẫu). HT Chậm

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hướng dẫn HS thực hiện.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Bài 3/9: Viết số thích hợp vào ô trống. HTC

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hướng dẫn mẫu câu a: Trong câu a có 6 hình tam giác nhưng có 5 hình tam giác đã được ghi các số từ 0 đến 5; người ta đã cho sẵn các số theo thứ tự: 0,1,2,…,4,5.Vậy sau số 2 liền kề là số mấy?

+ Vậy ta điền số mấy vào ô trống?

– GV cho HS làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Bài 4/9: Quan sát tranh rồi viết số thích hợp vào ô trống.

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi quan sát tranh và đếm số lượng các đồ vật xuất hiện trong bức tranh.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS thực hiện.

– HS viết vào VBT.

+ H1: 2 con

+ H2: 5 con

+ H3: 0 con

+ H4: 4 con

+ H5: 1 con

+ H6: 3 con

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– Làm vào vở BT.

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

– HS lắng nghe.

– số 3.

– số 3.

– HS làm VBT

b. 0,1,2,3,4,5

c. 0,1,2,3,4,5

d. 0,1,2,3,4,5

– HS nhắc lại y/c của bài.

– HS quan sát đếm.

+ 5 ngôi nhà.

+ 3 cây xanh

+ 4 con chim

+ 1 mặt trời

+ 2 con chó

+ 1 xe ô tô

– HS làm bài

– HS nhận xét bạn

VẬN DỤNG: 3’

4. Củng cố, dặn dò:

Cho HS đọc, viết các số từ 0 đến 5 vào bảng con.

– Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT.

– Nhận xét tiết học, tuyên dương.

…….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Giáo án Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Trọn bộ giáo án học kì 1, học kì 2, buổi 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *