Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Tiếng Việt lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 2 của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách mới trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2
Tập đọc: Tôi là học sinh lớp 2

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

1. a. Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu

biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.

b. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

2. Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường.

3. Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

  • Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
  • Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, …

Cách đọc – hiểu thể loại truyện tự sự. Chú ý cách đọc lời người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và cách chuyển đổi giọng đọc lời nhân vật theo lời dẫn trực tiếp.

Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của trẻ em trong kì nghỉ hè để HS tham khảo trong phần Nói và nghe.

Mẫu chữ viết hoa A.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, …

III. Các hoạt động dạy và học:

TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

2

8

10

5

4

2

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

– GV chiếu đoạn phim có hình ảnh lớp những ngày đầu đi học trên nền nhạc bài “Ngày đầu tiên đi học”.

+ Cảm xúc

của em ngày đầu đi học thế nào?

– GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, thấy được hình ảnh ngôi trường, cảnh HS nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường.

– GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn.

– GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý:

+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,…)

+ Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?

+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?

– GV mời 2 – 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng.

– GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài.

GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé!

– GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2.

– GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

– GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.

– GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

– GV cùng HS thống nhất.

– GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

– GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

– GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

– GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

– GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc.

– GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.

– Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.

– GV lắng nghe và sửa sai cho HS.

– GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

– GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS.

– Em hãy nói câu có chứa từ ngữ háo hức.

– GV HD luyện đọc theo nhóm.

– GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

– GV tổ chức cho HS đọc thi đua.

– GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.

– Gọi HS đọc toàn VB.

– GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

– GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

– GV tiếp nhận ý kiến.

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

– HS xem và hát theo.

+ HS trả lời theo cảm nhận của mình.

– HS quan sát tranh minh hoạ.

– HS thảo luận nhóm 2.

+ Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới…

+ Em được mẹ chuẩn bị cho.

+ Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,…

+ Em thấy vui và háo hức…

– Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

– HS lắng nghe.

– HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

– HS lắng nghe.

– Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng.

– HS chia đoạn theo ý hiểu.

– Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

– Bài được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”.

+ Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức”… đến “cùng các bạn”.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

– HS thảo luận, cử đại diện.

– HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

– HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+VD: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy.

– HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm (CN, nhóm, ĐT).

– HS luyện đọc câu dài.

VD: Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong sân.

+ Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái.

– 3 – 4 HS đọc câu.

– HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

– HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2-3).

– HS cùng GV nhận xét, đánh giá.

– HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.

– HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ loáng (một cái): rất nhanh

+ níu: nắm lấy và kéo lại

+ lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên

+ tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo

+ háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới

+ ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim;

+ rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm gì đó

VD: Em háo hức mong chờ ngày khai trường.

– Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

– HS góp ý cho nhau.

– HS đọc thi đua giữa các nhóm

– 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.

– 1-2HS đọc toàn bài.

– HS nhận xét và đánh giá.

– HS nêu nội dung đã học.

– HS nêu cảm nhận sau tiết học.

– HS lắng nghe.

TIẾT 2: TÌM HIỂU BÀI

3

4

10

12

3

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

* Củng cố

-Học sinh vận động tại chỗ

– GV cho HS đọc lại toàn bài.

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm.

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.

– GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng:

a. vùng dậy

b. muốn đến sớm nhất lớp

c. chuẩn bị rất nhanh

d. thấy mình lớn bổnglên

– GV và HS nhận xét.

– GV và HS thống nhất đáp án.

– GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

– Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi:

+ Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?

– GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2.

Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?

– GV tổ chức HS làm việc cả lớp.

– GV và HS thống nhất đáp án.

– GV và HS nhận xét.

Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?

– GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời

+ GV và HS nhận xét thống nhất đáp án.

– GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân:

+ Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1?

+ Các em thấy mình có gì khác so với các em lớp 1?

– GV cùng HS nhận xét đánh giá thi đua.

– GV cho HS đọc diễn cảm cả bài.

– GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có).

GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.

Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè

– GV và HS thống nhất đáp án đúng (đáp án c).

Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

– Tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 1 – 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

+ GV và cả lớp góp ý.

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.

+ GV động viên HS đưa ra các cách nói lời chào tạm biệt khác nhau.

+ GV khuyến khích HS mở rộng thêm các tình huống khác nhau để nói lời tạm biệt mẹ.

b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.

– GV tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

– GV và cả lớp góp ý.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

– GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

– GV tiếp nhận ý kiến.

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS hát tập thể bài Đi học

– 1-2HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.

– HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

– 2 HS đọc lại đoạn 1.

– HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

+ Đáp án: a, b, c

– Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

– Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án.

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (Một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời và đổi lại).

– Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

HS nêu theo cảm xúc thật của mình.

– 1 HS đọc câu hỏi 2.

– HS xác định yêu cầu bài.

– HS làm việc chung cả lớp.

– 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.

– Một số (2 – 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.

– HS nhận xét, góp ý cho bạn

– 1HS đọc câu hỏi 2.

– HS xác định yêu cầu bài.

– HS làm việc chung cả lớp.

2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.

– HS nhận xét, góp ý cho bạn.

Gợi ý: Điểm khác biệt có thể là về tính cách của bản thân (tự tin, nhanh nhẹn hơn), học tập (đã biết đọc, biết viết/ đọc viết trôi chảy), quan hệ bạn bè (nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,…), tình cảm với thầy cô (yêu quý các thầy cô), tình cảm với trường lớp (biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,…

– HS liên hệ bản thân.

– HS nhận xét, góp ý cho bạn.

– HS lắng nghe.

– 1-2 HS đọc lại cả bài.

– Cả lớp đọc thầm theo.

– HS làm việc theo nhóm 4.

– Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình.

– Đại diện nhóm nêu kết quả.

– HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

– 1 – 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

VD: Con chào mẹ, con đi học đấy ạ.

– HS làm việc theo cặp đôi.

+ Từng em đóng vai con để nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

VD: Con chào mẹ ạ, con đi học chiều con về mẹ nhé…

VD: Chào tạm biệt mẹ đi công tác (Con chào mẹ ạ, mẹ sớm về với con mẹ nhé), chào tạm biệt mẹ để về quê với ông bà (Con chào mẹ, con sẽ gọi điện cho mẹ hằng ngày nhé),…)

– HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

– 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

– HS nói lời chào với thầy, cô giáo khi đến lớp.

VD: Em chào thầy/cô ạ.

– HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

– HS nêu nội dung đã học.

– HS nêu cảm nhận sau tiết học.

– HS lắng nghe.

Tham khảo thêm:   Bài thu hoạch nghị quyết Trung Ương 7 khoá 12 dành cho cán bộ chủ chốt Bài thu hoạch học tập các Nghị quyết số 26, 27, 28 của Đảng

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập – tìm từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian).

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.
  • Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

+ Năng lực văn học:

  • Nhận diện được bài văn xuôi.
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian.
Tham khảo thêm:   Nghị định 17/2020/NĐ-CP Sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh

2. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • 30 thẻ từ và các ô từ ngữ để tổ chức 2 nhóm trò chơi xếp khách vào đúng toa (BT 1 – Luyện tập).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

  • PPDH chính: tổ chức HĐ.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

Tiếng Việt 2

– GV giới thiệu chủ đề mở đầu sách: Em là búp măng non nói về các bạn thiếu nhi – những măng non, tương lai của đất nước đang hớn hở tới trường. Bài học mở đầu Cuộc sống quanh em nói về thế giới xung quanh các con thật đẹp, thật vui, mọi người, mọi vật đều làm công việc của mình.

– GV mời 1 HS đọc to, rõ YC của BT Chia sẻ; giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát bức tranh miêu tả cuộc sống xung quanh các em, thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH. GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

– GV tổ chức cho vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

– GV chốt đáp án:

+ Câu 1: Đây là những ai, những vật gì, con gì?

Trả lời: Đây là trường học – các bác nông dân – 2 HS vui vẻ đi học – 1 con trâu to béo – cây dừa xanh tốt – đèn đường – chủ thợ xây đang xây một bức tường – cây chuối tốt tươi – xe tắc xi đi trên đường – 1 con mèo lông vàng xinh xắn – cây hoa cúc vàng.

+ Câu 2: Mỗi người trong tranh làm việc gì?

Trả lời: Bác nông dân ôm một bó lúa, mấy bác đang gặt lúa trên đồng. / Hai HS đang tới trưởng. / Chú thợ xây đang xây một bức tường.

+ Câu 3: Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?

Trả lời: Con trâu giúp người cày ruộng. / Con mèo giúp bắt chuột. / Đèn đường chiếu sáng đường phố. / Cây dừa cho trái ngọt. Cây chuối cho quả thơm ngon. / Xe tắc xi chở khách. Cây cúc nở hoa, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (60 phút)

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nói lời dẫn để tới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: Các em thấy đấy, mỗi người một công một việc để xây dựng nên cuộc sống này. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Làm việc thật là vui.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Làm việc thật là vui: Giọng đọc vui, hào hứng, nhịp hơi nhanh; kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng, đỡ.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thể đọc cho HS nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD, ngắt nghỉ đúng ở câu: Con tu hú kêu / tu hú, tu hú. Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, / ngày xuân thêm tưng bừng. …

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, bình chọn.

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài với giọng vừa phải, không đọc quá to.

+ GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH.

– GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH tìm hiểu bài bằng trò chơi phỏng vấn.

– GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi phỏng vấn: Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. Người tham gia nói to, rõ, tự tin. Cặp chơi đầu tiên (nhóm 1, nhóm 2): Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

+ Câu 1: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời.

+ Câu 2: HS 2 hỏi, HS 1 trả lời

+ Câu 3: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời. Sau đó đổi ngược lại, HS 2 hỏi, HS 1 trả lời.

– GV chốt: Xung quanh các em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mang lại lợi ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm hạnh phúc, niềm vui rất lớn.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

Cách tiến hành:

4.1. BT 1 (Trò chơi xếp hành khách vào toa tàu)

– GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ 3 HS cầm 3 tấm biển, mỗi tấm biển đều ghi từ ngữ trên đó.

– GV chỉ từng tấm biển cho HS cả lớp đọc 15 từ ngữ, sau đó chỉ từng toa tàu cho HS đọc tên mỗi toa: Toa chở Người – Toa chở Vật – Toa chở Con vật – Toa chở Thời gian.

Tiếng Việt 2

– GV giải thích cách chơi: 3 tấm biển to ghi tên 15 hành khách. Cần xếp mỗi hành khách vào đúng toa. Đưa người vào toa chở Người, đưa vật vào toa chở Vật, đưa con vật vào toa chở Con vật, đưa thời gian vào toa chở Thời gian.

– GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức chơi trò chơi xếp nhanh 15 hành khách vào 4 toa tàu phù hợp lên bảng.

– GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ Toa chở Người: em, mẹ.

+ Toa chở Vật: đồng hồ, hoa, nhà, rau, trời, (quả) vải.

+ Toa chở Con vật: Gà, tu hú, chim, sâu.

+ Toa chở Thời gian: ngày, giờ, phút.

– GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.

4.2. BT 2 (Tìm thêm ngoài bài đọc các từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian)

– GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.

– GV lưu ý HS cần tìm những từ ngữ đó ở bên ngoài bài đọc.

– GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả.

– GV chốt lại: Những từ các em vừa tìm ở trên là từ chỉ sự vật. GV viết bảng: Các từ chỉ người, vật, con vật, thời gian,… gọi chung là từ chỉ sự vật.

– GV mời một vài HS nhắc lại.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

– GV mời 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài.

– GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật: Một vài HS mở lần lượt các ở cửa có YC đọc lại một đoạn văn bất kì hoặc những câu văn mình yêu thích. Có ô cửa may mắn viết lời chúc hoặc tặng tràng vỗ tay.

– GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì?

– GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.

– GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc Mỗi người một việc.

– HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc to, rõ YC của BT. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp tiếp nhận nhiệm vụ GV đặt ra.

– Một vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

– HS nghe GV chốt đáp án.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS luyện đọc theo yêu cầu của GV:

+ 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt các em bên cạnh đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ HS làm việc nhóm đôi.

+ HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp. Cả lớp bình chọn.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

– 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH:

+ Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói trong bài đọc làm việc gì?

+ Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?

+ Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích:

a) Vì bé làm việc có ích.

b) Vì bé yêu những việc mình làm.

c) Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.

– HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

– HS thực hiện trò chơi, trả lời CH:

+ Câu 1: Đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ. Gà trống gáy vang báo trời sáng. Tu hú kêu báo sắp tới mùa vải chín. Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

+ Câu 2: Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

+ Câu 3: HS trả lời theo ý thích.

– 1 HS YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ.

– HS quan sát, đọc theo GV.

– HS lắng nghe GV giải thích.

– Cả lớp chơi trò chơi.

– Cả lớp và GV cùng nhận xét bài làm, thống nhất đáp án.

– Cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.

– 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.

– HS lưu ý.

– HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả. VD:

+ Từ chỉ người: ông, bà, chị, thầy giáo, cô giáo,…

+ Từ chỉ vật: bút, phấn, thước, cặp tóc, áo quần, lê, ổi…

+ Từ chỉ con vật: mèo, chó, voi, bò, ngan,…

+ Từ ngữ chỉ thời gian: mùa màng, giây, tuần, tháng, tiết học, Giáng sinh, Tết, năm mới, xuân, hạ, thu, đông…

– HS lắng nghe, quan sát.

– Một vài HS nhắc lại.

– 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài.

– HS chơi trò chơi Ô cửa bí mật.

– 1 HS phát biểu. Cả lớp lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, chuẩn bị chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau.

Tham khảo thêm:   Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận Độc Tiểu Thanh kí Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Bài: Bé Mai đã lớn
Đọc: Bé mai đã lớn
(Tiết 1 + 2)

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

* Kiến thức:

  • Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.

* Phẩm chất, năng lực

  • HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một;
  • Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc nhà vừa sức;

II. Chuẩn bị:

  • SHS, VTV, VBT, SGV.
  • Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
  • Mẫu chữ viết hoa A.
  • Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
  • Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

5’

A.Hoạt động khởi động:

– GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em đã lớn hơn (GV khơi gợi để HS nói, không gò ép HS theo mẫu).

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,…

– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bé Mai đã lớn.

– GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật,…

– Hs nghe và nêu suy nghĩ

– HS chia sẻ trong nhóm

– HS quan sát

– HS đọc

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

1.1. Luyện đọc thành tiếng

– GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).

– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //;…

– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

– HS nghe đọc

– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

20’

1.2. Luyện đọc hiểu

– GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ), y như (giống như),…

– GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

– GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ.

– HS giải nghĩa

– HS đọc thầm

– HS chia sẻ

ND: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ

15’

1.3. Luyện đọc lại

– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.

– GV yêu cầu HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy

– HS khá, giỏi đọc cả bài

HS nhắc lại nội dung bài

– HS nghe GV đọc

– HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy

17’

1.4. Luyện tập mở rộng

– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa chăm chỉ.

– GV yêu cầu HS kể tên các việc đã làm ở nhà (nấu cơm, quét nhà, trông em,…) à ở trường (lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách/ giày dép,…).

– HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu

– HS kể tên các việc đã làm ở nhà

3’

C. Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

– Nhận xét, đánh giá.

– Về học bài, chuẩn bị

– Nhận xét, tuyên dương.

– Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 2 Cả năm!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Tiếng Việt lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *