Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án STEM Toán 9 Kế hoạch bài dạy STEM Toán lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án STEM Toán 9 là tài liệu cực kì hữu ích gồm nhiều chủ đề khác nhau như: mũ sinh nhật, dụng cụ đo góc và ứng dụng, nón Noel, đèn lồng hình cầu … giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án môn Toán 9.

Kế hoạch bài dạy STEM môn Toán 9 nhằm hướng tới cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng chế tạo ra được sản phẩm, phát triển các năng lực chung, năng lực cốt lõi và hình thành các phẩm chất cho học sinh. Vậy dưới đây nội dung chi tiết Giáo án STEM Toán 9 mời các bạn theo dõi.

Giáo án STEM môn Toán 9

CHỦ ĐỀ: MŨ SINH NHẬT

1. Tên chủ đề: Mũ sinh nhật đa năng.

2. Mô tả chủ đề.

Thông qua chủ đề, học sinh sẽ có kiến thức về hình nón.

Học sinh chế tạo mũ, hoặc các sản phẩm có dạng hình nón.

Ứng dụng kiến thức về hình nón, hình nón cụt vào trong cuộc sống

Địa điểm tổ chức: Lớp học

Môn học phụ trách chính: môn Toán

Thời lượng: 2 tiết – Bài 2: Hình nón – Hình nón cụt – Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt. (Hình học 9 – Chương IV).

3. Mục tiêu.

Sau chủ đề, HS có khả năng:

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 5 Đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 4 (Có ma trận + đáp án)

a) Kiến thức

– HS hiểu khái niệm hình nón, đỉnh, đáy, đường cao, đường sinh, chu vi đường tròn đáy của hình nón. Từ đó học sinh áp dụng tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của khối nón để làm ra chiếc nón sinh nhật đẹp.

b) Kỹ năng:

– HS biết cách vẽ hình mũ theo các bước.

– HS biết vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình nón. Vận dụng linh hoạt công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích trong giải toán.

– Linh hoạt trong giải toán, biết nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.

c) Phát triển phẩm chất:

– Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;

– Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học;

– Có ý thức bảo vệ môi trường.

d) Về định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

– Năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, tự học tự quản.

– Năng lực trình bày bài giải, suy luận có căn cứ.

4. Thiết bị

– Kéo, thước đo độ, sợi dây dùng để vẽ hình tròn, bút, giấy A0.

5. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. Xác định yêu cầu chế tạo mũ sinh nhật đa năng

A. Mục đích:

– Xác định được nhiệm vụ cần chế tạo là mũ sinh nhật với các yêu cầu sau:

(1) Vẽ đường tròn bán kính 40cm.

(2) Đo được cung tròn có số đo bằng 830 trên hình tròn đó.

(3) Có đủ các thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, kích thước, chu vi, độ dài cung tròn, diện tích xung quanh, diện tích hình tròn, …

Tham khảo thêm:   Nghị định 127/2017/NĐ-CP Quy định trình tự thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng

(4). Thước đo chiều dài.

– Liệt kê các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản phẩm.

B. Nội dung:

GV đề ra vấn đề thiết kế một sản phẩm vẽ hình tròn trên giấy A0 có bán kính bằng 40cm.

– Trên hình tròn xác định cung tròn có số đo 830 (cung AB).

– Cắt lấy hình quạt cung AB.

– Cuốn cung AB sao cho A trùng với B, tạo thành mặt nón

GV hướng dẫn HS về tiến trình thực hiện và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập.

· Bước 1. Nhận nhiệm vụ học tập, tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan.

· Bước 2. Lập phương án thiết kế và báo cáo

· Bước 3. Làm sản phẩm

· Bước 4. Báo cáo và đánh giá sản phẩm.

GV giao nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bảng thiết kế.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

– Bảng tóm lược phương án vẽ đường tròn, xác định cung AB.

– Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch hoạch dự án và phân công nhiệm vụ.

D. Cách thức tổ chức hoạt động

Tổ chức nhóm hoạt học tập

GV tổ chức lớp thành 6 nhóm (5-6 HS/nhóm). Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí.

Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ học tập

Trong quá trình thiết kế xây dựng, đo đạc và vẽ đường tròn, từ đó dẫn đến nhiệm

vụ của chủ đề bài học là thiết kế mũ sinh nhật bằng các vật liệu có sẵn như giấy A0, giấy màu, trang trí.

Tìm hiểu sơ lược về nguyên lý vẽ đường tròn và xác định cung tròn AB.

– GV định hướng về cách thức xác định cung AB

– GV cần ra hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời sau khi GV định hướng xác định cung AB.

Thống nhất tiến trình dự án

Tiêu chí đánh giá

– GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm kích cỡ mũ phù hợp, cân đối, họa tiết cho mũ sinh nhật. (Đảm bảo tính công bằng, công khai)

– GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và phân bố điểm từng phần (phụlục

kèm theo)

Giao nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức và kĩ năng nền

– GV thông báo các chủ đề kiến thức nền cần tìm hiểu:

· Chu vi đường tròn đáy của nón.

· Cách xác định cung tròn AB.

– GV giao nhiệm vụ đến các nhóm với các yêu cầu sau:

· Hình thức trình bày: linh hoạt, tùy vào các nhóm, khuyến khích Powerpoint.

Thời gian báo cáo và trình bày của mỗi nhóm là 5 phút

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Đạo đức lớp 3 tích hợp QPAN

…………

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án STEM môn Toán 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án STEM Toán 9 Kế hoạch bài dạy STEM Toán lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *