Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án STEM Sinh học 11 Kế hoạch bài dạy STEM Sinh 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án STEM Sinh học 11 là tài liệu cực kì hữu ích gồm nhiều chủ đề khác nhau như: Tách chiết sắc tố thực vật tạo phẩm màu thực phẩm an toàn, hệ thống đền Led trồng rau… giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án môn Sinh học lớp 11.

Kế hoạch bài dạy STEM môn Sinh học 11 nhằm hướng tới cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng chế tạo ra được sản phẩm, phát triển các năng lực chung, năng lực cốt lõi và hình thành các phẩm chất cho học sinh. Vậy dưới đây nội dung chi tiết Giáo án STEM Sinh học 11 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Giáo án STEM Sinh học 11

KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM LỚP 11:
TÁCH CHIẾT SẮC TỐ ĐỂ TẠO MÀU TỰ NHIÊN CHO THỰC PHẨM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực

– Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).

– Nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.

– Thiết kế quy trình chế biến thực phẩm (xôi ngũ sắc, thạch rau câu, mứt…) từ nguyên liệu tự nhiên tại địa phương.

– Tính toán khối lượng nguyên liệu chuẩn xác để có sản phẩm thơm ngon.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ, trách nhiệm.

– Cẩn thận, tỉ mỉ

– Có ý thức giữ gìn an toàn thực phẩm, yêu thực vật cũng như thiên nhiên.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 6: Đóng vai Mạnh Tử kể lại truyện Mẹ hiền dạy con Những bài văn hay lớp 6

– Trung thực trong việc ghi chép kết quả thực hiện quy trình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Thiết bị hỗ trợ dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá:

(1) Phiếu học tập

Cơ quan của cây

Dung môi chiết rút

Màu sắc dịch chiết

Xanh lục

Đỏ, da cam, vàng, vàng lục

Lá xanh

– Nước

– Cồn

Lá vàng

– Nước

– Cồn

Quả cà chua

– Nước

– Cồn

Củ cà rốt

– Nước

– Cồn

(2)Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế quy trình làm sản phẩm

TT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đạt được

1

Nêu được đầy đủ các bước thực hiện quy trình chế biến sản phẩm

10

2

Mô tả rõ thao tác thực hiện ở các bước

15

3

Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ nguyên liệu

10

4

Sáng tạo trong cách sử dụng nguyên liệu tạo màu sắc

10

5

Thuyết trình rõ ràng, tự tin

5

Tổng điểm

50

(3) Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm:

TT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đạt được

1

Sản phẩm (xôi, rau câu, mứt…) sắc màu đẹp tự nhiên, không sử dụng phẩm màu hóa học

15

2

Sản phẩm có mùi vị thơm, ngon.

10

5

Đúng thời gian quy định

5

6

Sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình thực hiện

10

7

Trình bày sản phẩm đẹp, hấp dẫn

10

Tổng điểm

50

– Thiết bị hỗ trợ thực hành tách chiết sắc tố, mẫu lá, hoa, quả các màu khác nhau,

– Tài liệu hỗ trợ:

+ Video về thực trạng sử dụng phẩm màu hóa học trong thực phẩm.

– Bản thiết kế quy trình, sản phẩm thực phẩm có màu tự nhiên (xôi ngũ sắc, thạch rau câu, mứt…) từ nguyên liệu tự nhiên tại địa phương do HS chuẩn bị

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở sự tò mò, khám phá tri thức bài học cho HS, xác định nội dung chính của bài học là các loại sắc tố ở thực vật, phương pháp tách chiết sắc tố từ thực vật và ứng dụng để làm thực phẩm có màu tự nhiên (xôi ngũ sắc, thạch rau câu, mứt…)

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả cây nhãn (3 mẫu) Lập dàn ý tả cây ăn quả lớp 4

b. Tổ chức thực hiện

(1) Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video về thực trạng sử dụng phẩm màu hóa học trong thực phẩm và đặt câu hỏi:

– Dùng phẩm màu hoá học trong thực phẩm có tác hại gì đối với sức khỏe con người?

– Các nhóm hãy lên ý tưởng sử dụng sắc màu thực vật vào quá trình chế biến thực phẩm có màu tự nhiên (xôi ngũ sắc, thạch rau câu, mứt…)

(2) Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh xem video, nêu được tác hại của phẩm màu sử dụng trong thực phẩm.

– Thảo luận theo nhóm nêu ý tưởng tạo màu sắc tự nhiên từ các loại rau củ quả, chọn sản phẩm thực hiện. Từ đó cả nhóm thống nhất ý tưởng chung.

(3) Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo ý tưởng của nhóm mình.

(4) Kết luận, nhận định:

Sắc tố có trong thực vật được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, chúng ta cùng chế biến thực phẩm có màu tự nhiên (xôi ngũ sắc, thạch rau câu, mứt…)

2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền: Sắc tố quang hợp và tách chiết sắc tố thực vật.

a. Mục tiêu

– Nhận biết được các loại sắc tố quang hợp có trong 1 số thực vật thường gặp.

– Hiểu được các loại sắc tố quang hợp và vai trò của các sắc tố quang hợp.

– Trình bày được quy trình tách chiết sắc tố quang hợp thông qua thí nghiệm.

b. Tổ chức thực hiện

(1) Chuyển giao nhiệm vụ

– GV gửi video về sắc tố quang hợp lên nhóm học tập trước khi học và yêu cầu học sinh xem trước.

– GV chia lớp thành 4 nhóm.

+ GV Cho học sinh nghiên cứu SGK kết hợp video đã xem và yêu cầu: Nêu các loại sắc tố của cây và vai trò của chúng trong quang hợp?

Tham khảo thêm:   Mẫu C7-07/KB: Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

+ Thực hiện thí nghiệm và rút ra quy trình tách chiết sắc tố quang hợp.

+ Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập.

(2)Thực hiện nhiệm vụ

– Nhiệm vụ 1: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Nêu các loại sắc tố của cây và vai trò của chúng trong quang hợp.

– Nhiệm vụ 2: Biết cách thực hiện quy trình tách chiết sắc tố thực vật.

Kiến thức mới thu được qua nhiệm vụ 1

– Diệp lục: Diệp lục (diệp lục a, diệp lục b) làm lá cây có màu lục.

Trong đó, Diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH.

– Carotenoid (caroten, xanthophyl) có màu đỏ, cam, vàng. Các sắc tố carotenoid hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a.

Ví dụ: màu vàng của cà rốt, cà chua, cam; màu đỏ của gấc, dưa đỏ, quả dâu, ….…

– Anthocyanin: có màu từ cam đến xanh lam. Vd: màu tím của cà tím, bắp cải tím, nho chín; màu đỏ hạt cà phê chín, …

– Betalain là các sắc tố màu đỏ hay vàng. Loại sắc tố này chỉ được tìm thấy ở Caryophyllales (bao gồm Họ Xương rồng và Chi Dền), và không bao giờ cùng xuất hiện trong các thực vật có chứa anthocyanin. Ví dụ: màu đỏ thanh long ruột đỏ, rau dền, củ dền; màu tím hạt mồng tơi, …

Kiến thức mới thu được qua nhiệm vụ 2

……………….

Tải file tài liệu để xem thêm Kế hoạch bài dạy STEM môn Sinh học 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án STEM Sinh học 11 Kế hoạch bài dạy STEM Sinh 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *