Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án STEM lớp 4 Kế hoạch bài dạy STEM lớp 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án STEM lớp 4 mang tới đầy đủ các bài học STEM lớp 4, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy STEM lớp 4 năm 2024 – 2025, với nội dung tích hợp, lồng ghép các môn: Khoa học, Toán, Mĩ thuật, Tin, Công nghệ, Tin học, Lịch sử – Địa lí…

Kế hoạch bài dạy STEM lớp 4 giúp thầy cô rất nhiều trong quá trình soạn giáo án lớp 4 của mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch dạy học STEM lớp 4. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Các bài học STEM bao gồm:

  • Bài 1: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
  • Bài 2: Gió, bão
  • Bài 3: Bộ chữ số bí ẩn
  • Bài 4: Thế kỉ
  • Bài 5: Âm thanh trong cuộc sống
  • Bài 6: Dẫn nhiệt
  • Bài 7: Chậu hoa, cây cảnh mini
  • Bài 8: Tạo bài trình chiếu giới thiệu lịch sử văn hoá truyền thống của địa phương
  • Bài 10: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
  • Bài 11: Thực hành ước lượng trong tính toán đơn giản
  • Bài 12: Ăn uống cân bằng
  • Bài 13: Làm chong chóng
  • Bài 14: Mô hình chuỗi thức ăn trong tự nhiên
  • Bài 15: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình phẳng
  • Bài 16: Chương trình của em

Kế hoạch bài dạy STEM lớp 4 năm 2024 – 2025

Bài 1: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI HỌC STEM – LỚP 4
BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC
VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

Gợi ý thời điểm thực hiện:

  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên – Sách KNTT
  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước – Sách CTST
  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước – Sách CD

Mô tả bài học

Quan sát và thực hiện được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước; vẽ được sơ đồ, mô tả được sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; vận dụng kĩ năng gấp, cắt, ghép, vẽ,… để làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Khoa học

− Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

− Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

− Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.

Môn học tích hợp

Toán học

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (CỦA BÀI HỌC)

– Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

– Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

– Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

– Thiết kế và sử dụng mô hình vòng tuần hoàn của nước để giải thích hiện tương mưa trong tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Phiếu học tập (mỗi HS 1 phiếu)

– Bìa cứng: 4 tờ khổ A4

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm 6 hs)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy màu

1 tập

2

Đất nặn

2 hộp

3

Kéo

1 chiếc

4

Keo dán

2 lọ

5

Bút màu

1 hộp

6

Bút chì

2 cái

7

Xốp

1 tấm khổ 30 x 20 cm

8

Màu nước

1 hộp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Khởi động tiết học, ổn định tổ chức

GV: Cô mời các con tham gia trò chơi “Mưa rơi”

Theo dõi lời GV

– GV giới thiệu:

∙ Quy định về động tác: tay cao, vỗ tay to. Tay ngang thắt lưng: vỗ tay vừa, tay xuống thấp: vỗ tay nhỏ (tương ứng với mưa to, mưa vừa, mưa nhỏ) phất tay hô “ầm”.

– HS: theo dõi

– GV giới thiệu về cách chơi:

∙ Quản trò hô các khẩu lệnh: mưa to, mưa vừa, mưa nhỏ kèm theo thực hiện các động tác vỗ tay.

∙ Người chơi thực hiện động tác theo khẩu lệnh của quản trò

∙ Nếu quản trò phất tay thì người chơi sẽ hô “ầm ầm”

– HS theo dõi

– GV cử 1 quản trò điều khiển trò chơi.

Cả lớp cùng chơi trò chơi “mưa rồi”

– HS chơi trò chơi

KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề)

Hoạt động 1: chia sẻ ví dụ về nước trong cuộc sống

a) Quan sát các hình dưới đây và cho biết các dạng của nước trong cuộc sống

– GV mời HS xem video: Vòng tuần hoàn của nước.

HS xem video

– GV yêu cầu hs quan sát các hình ở trang 6 sách STEM lớp 4

– HS quan sát trang 6 sách STEM lớp 4

– GV hỏi HS: cho biết các dạng của nước trong cuộc sống ở trong cách hình trang 6 sách STEM lớp 4

Gợi ý: Nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: thể khí, thể rắn và thể lỏng.

+ Thể lỏng: là nước lọc uống, nước sông, suối, ao hồ,…

+ Thể khí: là khi nước đun sôi bốc hơi.

+ Thể rắn: là nước đá trong tủ lạnh, tuyết, băng

HS trả lời

b) Nước có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác không?

GV lấy ví dụ các dạng của nước trong tự nhiên và khẳng định: “nước có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác“. Mở rộng thêm: nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước).

– Hs theo dõi

GV dẫn dắt đưa ra nhiệm vụ của bài học và giao nhiệm vụ cho HS làm sản phẩm vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thể hiện rõ sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

+ Chú thích đầy đủ rõ ràng sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

+ Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng.

– Hs theo dõi

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Xác định các thể của nước

– Em hãy dùng các từ: thể rắn, thể lỏng, thể khí để gọi tên thể của nước trong mỗi hình dưới đây (GV chiếu hình ảnh)

Gợi ý:

+ Hình 1: nước trên sông ở thể lỏng

+ Hình 2: cốc nước nóng bay hơi: nước ở thể khí.

+ Hình 3: đá viên: nước ở thể rắn.

HS trả lời

– GV nhận xét các câu trả lời của học sinh và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước

a) GV yêu cầu HS: em hãy gọi tên thể của nước trong các hình ở trang 7 sách STEM lớp 4

Gợi ý:

Hình 1: dạng đặc

Hình 2: lỏng và rắn

hình 3: lỏng

HS mô tả sự thay đổi của nước.

GV hỏi tiếp HS:

Em hãy chỉ ra sự chuyển thể của nước trong các hình trongtrang 7 sách stem lớp 4.

Gợi ý:

Hình 1: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. hình 2: Nước chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng)

hình 3: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí)

– HS trả lời

b) Làm thí nghiệm theo hướng dẫn và ghi chép lại hiện tượng xảy ra với thể của nước ở trong cốc.

– GV mời HS lên bảng làm thí nghiệm

Gợi ý:

+ Bước 1: Đổ nước nóng vào cốc: nước bay hơi.

+ Bước 2: Úp chiếc đĩa lên cốc nước.

+ Bước 3: Sau vài phút nhấc chiếc đĩa ra khỏi cốc nước: nước ngưng tụ dưới đáy đĩa.

– HS lên bảng làm thí nghiệm và ghi chép lại hiện tượng xảy ra với thể của nước trong cốc.

– Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước trong thí nghiệm trên.

Gợi ý:

+ Bước 1: Nước từ thể lỏng sang thể khí.

+ Bước 2, 3: Nước chuyển thể từ khí sang thể lỏng.

– Hs trình bày sự chuyển thể của nước trong thí nghiệm.

c) GV yêu cầu HS: em hãy hoàn thiện sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước.

– Sắp xếp các hiện tượng dưới đây tương ứng với các dấu “…” trong sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước.

Gợi ý:

1. Nóng chảy

2: Bay hơi

3: Ngưng tụ

4: Đông đặc

– HS hoàn thiện sơ đồ

– GV chiếu hình ảnh

– GV phát phiếu học tập số 1 cho HS

Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1

– GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1 trước lớp.

– HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1.

– GV yêu cầu: HS khác nhận xét, góp ý kết quả trình bày của bạn.

– HS khác nhận xét, góp ý: ( các ý trong phiếu: đúng, đủ chưa?

– Trình bày rõ ràng dễ hiểu?

– GV nhận xét và đánh giá tiết học.

– HS theo dõi

Chuẩn bị cho giờ học sau

Các em chuẩn bị nguyên vật liệu cho buổi học sau: giấy màu, đất nặn, kéo, keo dán, bút màu, bút chì, bìa cứng, xốp, màu nước.

Giới thiệu và Khởi động

GV: mời các em cùng xem và tập vũ điệu nước nhé.

– HS xem và tập vũ điệu nước

Hoạt động 4: Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a) Quan sát và đọc thông tin trong hình

– GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong hình ở trang 8 sách STEM 4

HS quan sát và đọc thông tin

b) Trả lời câu hỏi.

– Sau khi quan sát và đọc thông tin trong hình a mục 4 trang 8 sách STEM, giáo viên phát phiếu học tập số 2 để học sinh trả lời câu hỏi trong phần b mục 4 trang 8 sách STEM lớp 4

GV phát phiếu học tập số 2 cho HS và yêu cầu các em hoàn thành phiếu học tập số 2

Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2

GV mời HS lên chia sẻ trước lớp kết quả phiếu học tập số 2 bằng việc trả lời các câu hỏi.

– HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2

1- Hỏi nước trong không khí có nguồn gốc từ đâu?

Gợi ý: Nước trong không khí là do Mặt Trời làm nước nóng lên và bay hơi vào không khí.

– HS trả lời

2- Mây được hình thành như thế nào?

Gợi ý: Hơi nước ngưng tụ thành giọt nước nhỏ và tạo thành mây.

– HS trả lời

3- Khi nào thì tạo ra mưa?

Gợi ý: Mây đen có những giọt nước.

– HS trả lời

4- Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên?

Gợi ý: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc.

– HS trả lời

5- Vì sao gọi quá trình trên là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Gợi ý: quá trình này đi theo vòng tròn và lặp lại.

– HS trả lời

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý về kết quả trình bày của bạn.

– HS nhận xét, góp ý

– GV nhận xét, tổng kết hoạt động chuyển sang hoạt động mới.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a) GV yêu cầu các nhóm thảo luận chia sẻ ý tưởng làm vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo các tiêu chí sau:

HS thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng của mình theo tiêu chí.

– Thể hiện rõ sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

– Chú thích đầy đủ, rõ ràng các quá trình chuyển thể của nước.

– Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng.

b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3

– GV mời đại diện nhóm làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

– Các nhóm khác đặt câu hỏi:

– Đại diện nhóm trả lời

1. Nhóm bạn đã lựa chọn vật liệu gì để làm mô hình?

– Đại diện nhóm trình bày: sự lựa chọn vật liệu của nhóm mình.

2. Nhóm bạn xác định vị trí của phần mô hình (sông, núi, mặt trời, mây, mưa) như thế nào?

– HS trả lời

3. Bạn hãy mô tả cách làm mô hình của nhóm mình.

– HS trả lời

– GV nhận xét, đánh giá về ý tưởng và cách làm mô hình của các nhóm, yêu cầu các nhóm chuyển sang hoạt động tiếp theo.

– HS theo dõi

Hoạt động 6: Làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a) GV giao dụng cụ, đồ dùng vật liệu cho các nhóm làm theo dự kiến

– HS chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng làm mô hình.

b) Làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo cách của nhóm em

– GV mời HS tham khảo gợi ý:

Bước 1: Phác thảo cảnh quan trên mô hình (núi, sông, biển, mặt trời, mây,…)

– Hs theo dõi

Bước 2: Tạo hình ảnh về các thể của nước (cắt, xé , dán, đắp đất nặn) lên phác thảo các thể hiện các thể của nước.

– Hs theo dõi

Bước 3: Tạo các mũi tên chỉ hướng chuyển thể của nước.

– Hs theo dõi

Bước 4: Trang trí và hoàn thiện mô hình.

– Hs theo dõi

– GV tổ chức cho các nhóm làm mô hình (khi hoạt động, GV quan sát và hỗ trợ nếu các nhóm gặp khó khăn trong quá trình làm mô hình).

– Khi các nhóm hoàn thành sản phẩm, GV yêu cầu các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí (nếu cần).

– Các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí.

– GV nhận xét, đánh giá hoạt động làm sản phẩm của các nhóm.

Hoạt động 7: Trưng bày và giới thiệu mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

– GV: Chiếu bài cho các nhóm trưng bày mô hình của nhóm mình.

– Các em hãy giới thiệu về:

Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên thể hiện trên mô hình.

Vật liệu sử dụng

Khó khăn và thuận lợi khi làm mô hình

– Đại diện các nhóm giới thiệu về mô hình của nhóm theo gợi ý.

– GV mời đại diện các nhóm lên giới thiệu:

– Em có thể sử dụng mô hình vừa làm, giải thích cho các bạn về hiện tượng xảy ra mưa.

– GV phát phiếu đánh giá và yêu cầu hs tự đánh giá sản phẩm và vẽ ngôi sao tương ứng với những việc em đã làm.

– HS sử dụng mô hình để giải thích hiện tượng xảy ra nữa.

– HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình.

– GV tổ chức cho các nhóm đánh giá, trao đổi, xin ý kiến của nhóm bạn về sản phẩm của nhóm mình.

– Các nhóm đánh giá, góp ý về sản phẩm của nhóm bạn.

– GV khen ngợi nhóm có sản phẩm nhận được nhiều ngôi sao và động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng.

– HS theo dõi

– GV nhận xét và tổng kết việc làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên các tiêu chí đề ra ban đầu.

– HS theo dõi

Tham khảo thêm:   Công văn 869/TCT-CS Dự phòng rủi ro tín dụng

Bài 4: Thế kỉ

BÀI HỌC STEM LỚP 4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 4: THẾ KỈ
(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Khi dạy nội dung Giây, thế kỉ (môn Toán)

  • Bài 19: Giây, thế kỉ – sách Toán 4- Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài 35: Thế kỉ – sách Toán 4- Chân trời sáng tạo
  • Bài 16: Thế kỉ – sách Toán 4- Cánh diều

Mô tả bài học:

Nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ; xác định được năm thuộc thế kỉ nào, giới thiệu được một số sự kiện văn hoá, xã hội, lịch sử thông qua sơ đồ dòng thời gian.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Toán

– Nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ.

– Xác định được năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số sự kiện văn hoá – xã hội, lịch sử,…

Môn học tích hợp

Lịch sử

Giới thiệu được một số sự kiện lịch sử nổi bật của đất nước hoặc một khu vực hoặc địa phương.

Mĩ thuật

– Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Hiểu biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ.
  • Xác định được năm thuộc thế kỉ nào.
  • Thực hành làm sơ đồ dòng thời gian bằng những vật liệu đơn giản.
  • Tự tin khi trình bày đề xuất ý tưởng giải pháp.
  • Có tinh thần hợp tác tốt với bạn.
  • Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 6: Từ vựng Sports - Chân trời sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

Phiếu học tập, 1 sơ đồ dòng thời gian về thủ đô Hà Nội, 1 số thẻ sự kiện.

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy A4

4 tờ

2

Giấy màu

10 tờ

3

Keo dán

1 lọ

4

Bút chì

1 chiếc

5

Bút màu

1 hộp

6

Kéo

1 chiếc

7

Thước kẻ

1 chiếc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

KHỞI ĐỘNG

– GV chiếu video bài hát về lịch sử Việt Nam cho HS xem. Xem xong video GV hỏi: Trong bài hát nhắc đến các triều đại nào của Việt Nam? Nguồn gốc của người Việt Nam?

– HS xem video và trả lời: Trong bài hát nhắc đến các triều đại: Đinh, Lý, Trần, Lê.

– Nguồn gốc của người Việt Nam là con rồng, cháu tiên, mẹ Âu cơ, bố Lạc Long Quân.

– GV hỏi: sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy như thế nào?

– HS trả lời: Ví dụ, sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy tự hào về những trang lịch sử của dân tộc.

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Theo dòng lịch sử”

– GV giới thiệu cách chơi.

+ Mỗi nhóm chơi nhận được một số thẻ sự kiện và năm diễn ra sự kiện đó.

+ Các nhóm sắp xếp các thẻ theo dòng thời gian. Nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.

– HS theo dõi.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

– HS lập nhóm theo yêu cầu.

– GV mời 2 nhóm lên chơi trò chơi và phát cho mỗi nhóm một số thẻ.

– HS chơi trò chơi, gắn các thẻ trên dòng thời gian cho phù hợp.

– GV mời các nhóm khác nhận xét dòng thời gian của nhóm bạn đã đúng chưa?

– HS nhóm khác nhận xét, góp ý.

– GV đặt câu hỏi: Các em có biết về những sự kiện lịch sử này không?

– HS trả lời:

Năm 1010: Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long.

Năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Năm 1885: Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân và dân ta đã bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp khẳng định tinh thần chiến đấu và khát vọng độc lập tự do.

Năm 1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng.

Năm 1698: Tướng Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Chúa Nguyễn lập ra Phủ Gia Định, nay là TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2012: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

– Kết thúc trò chơi GV tổng kết, khen thưởng HS thắng cuộc.

– GV dẫn dắt: Để có thể hiểu và ghi nhớ tốt hơn về các sự kiện lịch sử, chúng ta cùng làm sơ đồ dòng thời gian nhé. Và để biết được mỗi sự kiện này xảy ra vào thế kỉ nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thế kỉ.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thế kỉ

– GV giới thiệu cho HS khái niệm thế kỉ:

Thế kỉ là đơn vị đo thời gian.

1 thế kỉ = 100 năm.

– HS theo dõi.

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, theo dõi mục 2 trang 21 trong sách, đọc và nói cho bạn nghe thông tin.

– HS làm việc nhóm đôi.

– GV cho HS tính ra rồi trả lời câu hỏi:

+ Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ mấy?

– HS trả lời:

+ Thế kỉ IV

+ Từ năm 401 đến năm 500 là thế kỉ mấy?

+ Thế kỉ V

+ Từ năm 801 đến năm 900 là thế kỉ mấy?

+ Thế kỉ IX

+ Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XIX)?

+ Từ năm 1801 đến năm 1900 là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XIX)

+ Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XX)?

+ Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XX)

+ Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XXI)?

+ Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XXI)

– GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV gọi HS trình bày phiếu học tập số 1. HS khác theo dõi, nhận xét, góp ý cho bài của bạn.

– HS trình bày. HS khác nhận xét, góp ý.

Hoạt động 3: Số?

– GV yêu cầu HS làm bài tập ở mục 3 trang 21.

– HS làm bài.

– GV mời HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.

1 thế kỉ = 100 năm

6 thế kỉ = 600 năm

200 năm = 2 thế kỉ

1000 năm = 10 thế kỉ

Thế kỉ X từ năm 901 đến năm 1000.

Thế kỉ XIX từ năm 1801 đến năm 1900.

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Hoạt động 4: Trả lời các câu hỏi sau:

– GV chiếu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:

+ Năm 1879, Ê-đi-xơn là người phát minh ra đèn sợi đốt. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

– HS trả lời:

+ Thế kỉ XIX

+ Năm 1926, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

+ Thế kỉ XX

+ Em hãy cho biết các sự kiện được nêu ở mục 1 ở thế kỉ nào?

Năm 1010: Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long.

HS trả lời:

Thuộc thế kỉ XI

Năm 1698: Tướng Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Chúa Nguyễn lập ra Phủ Gia Định, nay là TP. Hồ Chí Minh.

Thuộc thế kỉ XVII

Năm 1885: Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân và dân ta đã bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp khẳng định tinh thần chiến đấu và khát vọng độc lập tự do.

Thuộc thế kỉ XIX

Năm 1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng.

Thuộc thế kỉ XX

Năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thuộc thế kỉ XX

Năm 2012: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Thuộc thế kỉ XXI

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

– HS nhận xét, bổ sung

– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV mời HS lên chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2 trước lớp.

– HS chia sẻ.

– GV chiếu đáp án.

– HS theo dõi và chữa bài.

– GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đố bạn: Thế kỉ nào?”

a) GV phổ biến luật chơi:

Một bạn rút một thẻ rồi đọc năm ghi trên thẻ, mời một bạn bất kì nêu năm đó thuộc thế kỉ nào? Nếu bạn trả lời đúng thì được rút thẻ và tiếp tục đố các bạn khác.

– HS theo dõi.

GV mời HS lên rút thẻ và trả lời câu hỏi:

Năm 40 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ I

Năm 938 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ X

Năm 1954 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ XX

Năm 1258 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ XIII

Năm 1789 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ XVIII

b) GV chiếu hình ảnh mời HS quan sát và hỏi HS:

Rô-bốt đã sử dụng các nội dung trên để làm dòng thời gian như sau:

Rô-bốt

Em hãy giúp bạn Rô-bốt kiểm tra xem các thông tin đã đúng chưa.

– HS trả lời: Thông tin đã đúng.

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV mời HS chia sẻ phiếu học tập số 3.

– HS chia sẻ phiếu học tập số 3.

– GV chiếu đáp án HS chia sẻ phiếu học tập số 3.

– HS theo dõi và chữa bài.

– GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm sơ đồ dòng thời gian

a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm sơ đồ dòng thời gian

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

– HS lập nhóm theo yêu cầu.

– GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm sơ đồ dòng thời gian theo các tiêu chí:

* Biểu diễn được các mốc thời gian gắn với các sự kiện theo năm và thế kỉ.

* Dễ nhìn, trực quan.

* Dễ sử dụng, chắc chắn và đảm bảo tính thẩm mĩ.

– GV các em có thể tham khảo cách làm sơ đồ dòng thời gian về thủ đô Hà Nội, lịch sử máy tính ở trang 23.

– HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm sản phẩm.

– GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ ý tưởng. GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Nhóm dùng vật liệu gì để làm sơ đồ dòng thời gian?

+ Sơ đồ dòng thời gian của nhóm có dạng như thế nào? (theo trục ngang hay trục dọc,…)

+ Sơ đồ dòng thời gian của nhóm liên quan đến sự kiện gì? Có bao nhiêu mốc sự kiện?

+ Thể hiện các mốc sự kiện như thế nào? (bằng chữ, hay hình ảnh…)

+…

– Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng, ví dụ: Nhóm sử dụng giấy A4 để làm sản phẩm. Lựa chọn sự kiện liên quan đến địa phương, vẽ sơ đồ dòng thời gian theo trục ngang. Các mốc thời gian được viết trong các khung hình chữ nhật và có gắn các hình ảnh của các sự kiện…

– GV mời các nhóm khác nhận xét góp ý cho ý tưởng của nhóm bạn.

– Nhóm khác nhận xét góp ý cho nhóm bạn.

b)Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm sơ đồ dòng thời gian

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm sản phẩm.

– HS thảo luận nhóm, lựa chọn ý tưởng từ các ý tưởng của nhóm mình, của nhóm bạn để xác định cách làm của nhóm.

– GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thiện.

– HS hoàn thiện phiếu học tập số 4.

– GV mời HS nhận xét, góp ý.

– HS nhận xét, góp ý.

– GV nhận xét và chuyển sang hoạt động sau.

Hoạt động 5. Làm sơ đồ dòng thời gian

a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu

– GV yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ, vật liệu đồ dùng phù hợp với ý tưởng của các nhóm.

– HS lựa chọn dụng cụ, vật liệu đồ dùng phù hợp với ý tưởng của nhóm.

b) Làm sơ đồ dòng thời gian theo cách của nhóm

– GV chiếu hình ảnh gợi ý cách làm sơ đồ dòng thời gian ở trang 24, 25 sách Bài học STEM 4, gọi HS cho cô biết sách gợi ý chúng ta làm như thế nào?

– HS trả lời: Sách gợi ý làm theo 3 bước:

+ Bước 1: Lựa chọn các sự kiện lịch sử liên quan đến một vùng miền, địa phương hoặc một lĩnh vực nào đó và sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.

+ Bước 2: Vẽ sơ đồ dòng thời gian và sắp xếp các sự kiện lịch sử trên dòng thời gian theo thứ tự phù hợp.

+ Bước 3: Hoàn thiện và trang trí sản phẩm.

– GV: Căn cứ vào ý tưởng đã lựa chọn, các nhóm hãy thực hành làm sản phẩm của nhóm minh.

– Khi HS thực hành làm sản phẩm, GV quan sát hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.

– Các nhóm làm sơ đồ dòng thời gian.

– GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ khi cần.

– GV nhắc HS sau khi làm xong sản phẩm tự đối chiếu kiểm tra lại theo các tiêu chí để hoàn thiện tốt nhất.

– Các nhóm kiểm tra lại theo các tiêu chí.

– GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

Hoạt động 6: Giới thiệu và sử dụng sơ đồ dòng thời gian

a) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

– GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm theo nhóm.

– HS trưng bày sản phẩm của mình.

– GV gọi một số HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. Khi giới thiệu các nhóm cần nêu:

+ Vật liệu được sử dụng làm sản phẩm là gì?

+ Nhóm lựa chọn sự kiện nào?

+ Cách vẽ sơ đồ dòng thời gian và sắp xếp các sự kiện lịch sử trên dòng thời gian theo thứ tự phù hợp.

+ Những khó khăn và cách xử lí khó khăn của nhóm.

– HS giới thiệu sản phẩm của nhóm.

b) Chơi trò chơi “Thi kể chuyện lịch sử”

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi kể chuyện lịch sử.

– GV hướng dẫn cách chơi:

Các nhóm trình bày về sơ đồ dòng thời gian của nhóm và các sự kiện lịch sử được giới thiệu, sau đó đố bạn mỗi sự kiện đó diễn ra ở thế kỉ nào?

– HS theo dõi.

– GV mời các nhóm tham gia trò chơi: Thi kể chuyện lịch sử.

– GV tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện lịch sử. Các nhóm có thể đặt các câu hỏi cho nhóm bạn về sản phẩm.

– Các nhóm thi kể chuyện lịch sử.

Ví dụ nhóm giới thiệu về sơ đồ hành trình cứu nước của Bác Hồ.

HS chiếu sơ đồ và giới thiệu.

Đánh giá sản phẩm

GV phát phiếu đánh giá và yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.

– HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.

GV tổ chức cho các nhóm đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về sản phẩm của nhóm mình đã làm.

– Các nhóm đánh giá đồng đẳng.

TỔNG KẾT BÀI HỌC

GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.

GV đề nghị HS sử dụng sơ đồ dòng thời gian để thi kể chuyện lịch sử.

GV khen ngợi các nhóm tích cực tham gia hoạt động nhận được biểu tượng mặt cười và động viên các nhóm chưa làm tốt để lần sau cố gắng.

Tham khảo thêm:   Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 11

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án STEM lớp 4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án STEM lớp 4 Kế hoạch bài dạy STEM lớp 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *