Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án STEM Công nghệ 7 Kế hoạch bài dạy STEM Công nghệ lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án STEM Công nghệ 7 là tài liệu cực kì hữu ích gồm nhiều chủ đề khác nhau như: xây dựng kế hoạch nhân giống cây trồng bằng phương pháp ghép cành, kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi trong gia đình, … giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án môn Công nghệ 7.

Kế hoạch bài dạy STEM môn Công nghệ 7 nhằm hướng tới cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng chế tạo ra được sản phẩm, phát triển các năng lực chung, năng lực cốt lõi và hình thành các phẩm chất cho học sinh. Vậy dưới đây nội dung chi tiết Giáo án STEM Công nghệ 7 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 7.

Giáo án STEM Công nghệ 7

KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM

TÊN BÀI DẠY: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng

Môn Công nghệ 7

Thời gian thực hiện: 02 tiết

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018: Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến trong gia đình.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về kĩ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác hiệu quả với các bạn trong nhóm và tuân thủ các quy định trong quá trình tìm hiểu phương pháp giâm cành và thực hành.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng tạo được một mẫu giâm cành trên cây bất kì tại nhà và báo cáo trước lớp

2.2. Năng lực công nghệ :

– Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên, và phân loại các phương pháp nhân giống vô tính. Mô tả được các bước thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

– Năng lực giao tiếp công nghệ: Trao đổi, thảo luận trong hoạt động nhóm, báo cáo được quy trình tiến hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

Tham khảo thêm:   Among Us: Cách hoàn thành từng nhiệm vụ trên bản đồ Skeld

– Năng lực sử dụng công nghệ: Thu thập và xử lí thông tin từ sách giáo khoa, web, trao đổi với người thân có kinh nghiệm. Thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

– Năng lực đánh giá công nghệ: Năng lực thực nghiệm nghiên cứu về giâm cành và tạo cảnh quan.

– Năng lực thiết kế kĩ thuật: Thiết kế sáng tạo các khay, thùng, khu vườn phù hợp với điều kiện thực tế.

3. Phẩm chất:

– Tuân thủ nội quy thực hành, có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.

– Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

– Video về kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng.

– Chuẩn bị địa điểm cho bài thực hành

– Bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hành: tiêu chí đánh giá quy trình thực hành và tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành.

2. Học sinh:

– Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng.

– Nghiên cứu quy trình thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

– Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu:

Học sinh nêu được các bước nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đặt tình huống có vấn đề:

Để có nguồn rau sạch nhanh sử dụng đồng thời tận dụng được các sản phẩm tái chế (chai nhựa, thùng xốp,..) Chúng ta cần phải thực hiện như thế nào?

+ Yêu cầu HS kể về các phương pháp nhân giống cây trồng và tận dụng được vật liệu nào để làm dụng cụ chứa giá thể để trồng cây?

+ Nếu không sử dụng hạt, cây con người ta còn sử dụng phương pháp nào để nhân giống?

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời bằng cách ghi đáp án lên bảng. Các HS ở dưới có thể bổ sung bằng hình thức cổ động cho bạn trên bảng.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1729/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

– GV đánh giá kết quả của 4 nhóm

Bước 4: Kết luận, nhận định

– Giáo viên nhận xét, đánh giá,

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Có phương pháp nào mà tạo cây con không từ hạt hay không?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.(25 phút)

Hoạt động 2.1 : Tìm hiểu khái niệm nhân giống vô tính cây trồng

a) Mục tiêu:

– Nêu được kĩ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu Video về kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng, yêu cầu học sinh quan sát nêu các bước trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

– Trả lời 1 số câu hỏi:

+ Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống?

+ Cây tạo ra bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm gì so với cây nhân giống bằng hạt?

+ Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành ở hình 4.2 có đặc điểm gì?

+ Em hãy kể thêm 1 số cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi đại diện nhóm HS đại diện trình bày, các hs khác bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá, làm rõ nhân giống vô tính khác với nhân giống hữu tính

Hoạt động 2.2 : Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

a) Mục tiêu:

– HS biết được quy trình giâm cành.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với bốn bước của quy trình.

+ Nhóm 1: Chuẩn bị giá thể giâm cành

+ Nhóm 2: Chuẩn bị giâm cành

+ Nhóm 3: Giâm cành vào giá thể

+ Nhóm 4: Chăm sóc cành giâm.

+ GV cho HS xem hình ảnh và giải thích lí do vì sao đoạn cành giâm nên cắt vát và tỉa bớt lá?

+ GV minh hoạ các cách cắm cành giâm khác nhau, yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu trong SHS: Cho biết ưu và nhược điểm của từng cách cắm cành giâm vào giá thể.

+ GV giải thích các kĩ thuật trong từng bước giâm cảnh. GV đặt vấn đề cho HS: Hãy cho biết mỗi công việc ở Hình 4.3 tương ứng với bước nào trong quy trình giâm cành.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Luyện tập chung trang 25 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 25, 26

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm trong 5 phút, trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Chú ý: Khi đặt hom không để hom tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Nếu hom tiếp xúc với phân bón, hom dễ bị nhiễm bệnh và bị thối.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trình bày

– GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Kết luận, nhận định

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Quy trình chung giâm cành gồm bốn bước: chuẩn bị giá thể giâm cành → chuẩn bị cành giâm → giâm cành vào giá thể → chăm sóc cành giâm

Hoạt động 2.3: Hướng dẫn quy trình nhân giống cây trồng (10 phút)

a) Mục tiêu:

– Hoạt động này giúp HS thực hiện được việc nhân giống một hoặc một số loại cây trổng bằng phương pháp giâm cành.

b) Tổ chức thực hiện:

– Chuấn bị nguyên vật liệu và dụng cụ: GV hướng dân các nhóm HS chuẩn bị đầy đủ nguyền vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành; phổ biến nội quy thực hành và nhẩn mạnh những vấn để cán lưu ý trước, trong và sau quá trình thực hành.

+ Mẫu thực vật: Chuẩn bị cành bánh tẻ của một số loại cây phổ biến (rau muống, khoai lang, khoai mì,..) mối loại 10 cành.

+ Dụng cụ: dao, kéo, khay đầt hay luống đất ẩm, thuốc kích thích ra rễ, nước sạch, lọ thuỷ tinh, binh tưới nước.

– Thực hành giâm cành

+ GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành cho HS quan sát. Có thể sử dụng video cho HS xem thay cho sự hướng dẫn và thao tác mẫu của GV.

+ HS thực hành theo quy trình trong SGK bảng 4.1 và theo sự hướng dẫn của GV. Ghi kết quả thực hành vào phiếu và báo cáo kết quả thực hành với GV

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án STEM môn Công nghệ 7,

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án STEM Công nghệ 7 Kế hoạch bài dạy STEM Công nghệ lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *