Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo ánVăn 8Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án Ngữ văn 8 Bài mở đầu
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THCS………
BÀI MỞ ĐẦU
CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 8
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 8.
– Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
– Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 8: truyện, thơ, hài kịch, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
– Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
– Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn? – GV chuẩn bị 05 câu hỏi và chiếu câu hỏi lên bảng, HS xung phong trả lời, ai có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. Câu 1: Ngoài bìa cuốn sách tập 1 của môn học có hình ảnh liên quan đến văn bản nào trong sách? Câu 2: Môn học này rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nào? Câu 3: Các kĩ năng đó giúp em như thế nào trong việc học môn này? Câu 4: Bài mở đầu giúp em hiểu được điều gì? Câu 5: Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi đọc? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS làm việc cá nhân Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV kiểm tra trực tiếp một số học sinh, còn lại nộp sản phẩm về cho cô theo yêu cầu trên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Dựa vào kết quả sản phẩm: – HS đánh giá sản phẩm của mình. – Đánh giá lẫn nhau. – GV đánh giá, nhận xét, chốt phương án trả lời. – GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Các em thân mến! Trải qua hai năm học vừa rồi, các em đã có cơ hội làm quen và học tập theo phương pháp mới về môn học Ngữ văn. Bởi vậy, chúng ta đều biết để học tốt môn học này thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì được học trong môn học đó. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và khám phá những nội dung cơ bản có trong cuốn sách thú vị này nhé! |
– HS trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: 1. Nắng mới (Lưu Trong Lư) 2. Các kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe 3. Giúp việc học trở nên thú vị, sáng tạo, đồng thời giúp phát triển năng lực của học sinh. 4. Bài mở đầu giúp hiểu được nội dung khái quát, cấu trúc sách và các bài học trong sách. 5. Dễ dàng nắm bắt được những kiến thức, bao gồm những nhiệm vụ và yêu cầu của từng phần như thế nào. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung lớn của cuốn sách
a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
I. Hình thức sách Ngữ văn 8 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát toàn bộ sách từ bìa, Lời nói đầu, các bài học bên trong và xem phần cuối sách, phần Mục lục. – GV nêu câu hỏi: + Sách Ngữ văn 8 có hình thức và bố cục như thế nào? + Tại sao HS phải làm quen với sách này? + Làm quen sẽ có tác dụng gì cho việc học tập? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS nghe và theo dõi – GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 3: HS báo cáo, thảo luận – GV tổ chức học sinh báo cáo kết quả thực hiện hoạt động. – HS thực hiện báo cáo, nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Kết luận – GV kết luận, chốt lại nhiệm vụ. II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 8 1. Học đọc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút. + Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo các thể loại. + Nêu nội dung chính của các văn bản đó. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV yêu cầu HS nộp sản phẩm. Bước 4: Nhận xét – GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Đọc mục 6. Rèn luyện tiếng Việt (Trang 8/SGK): + Sách Ngữ văn 8 gồm những loại bài tập tiếng Việt nào? + Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trả lời câu hỏi. – GV kiểm tra sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận định sản phẩm, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. |
I. Hình thức sách Ngữ văn 8 – Hình thức đẹp, bố cục khoa học, rõ ràng. – HS cần làm quen với sách nhằm: + Có cái nhìn tổng thể về chương trình Ngữ văn 8. + Xác định được năng lực, phẩm chất, kĩ năng hình thành cho bản thân. + Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp. – Tác dụng: + Xác định được trọng tâm của chương trình. + Xây dựng kế hoạch học tập cho bộ môn. II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 8 1. Học đọc a. Các thể loại văn bản đọc hiểu – Văn bản truyện: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thúy),… – Văn bản thơ: Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),… – Văn bản hài kịch: Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e). – Văn bản nghị luận: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu trong truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn),… – Văn bản thông tin: Sao băng (Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (Lưu Quang Hưng),… b. Rèn luyện tiếng Việt – Các loại bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8: + Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt (bài tập nhận biết câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định,…) + Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt (bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ trong tác phẩm văn học và đời sống,…) + Bài tập lập đơn vị tiếng Việt (viết các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp) |
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN
Văn bản 1: Tôi đi học (Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện ngắn.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tôi đi học.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của truyện ngắn.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng những tình cảm đẹp ấy.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Thiết bị trình chiếu
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chiếu video bài hát Ngày đầu tiên đi học (tác giả Nguyễn Ngọc Thiện) cho HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ trong bài hát có tâm trạng như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét câu trả lời của HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dặt vào bài học mới: Các em thân mến! Trong cuộc đời mỗi con người những kỷ niệm về tuổi học trò, đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được ôn lại những kỷ niệm đó cùng nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Tôi đi học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Tôi đi học.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Thanh Tịnh và thông tin tác phẩm Tôi đi học.
d. Tổ chức thực hiện:
…………
Giáo án Ngữ văn 8 Bài 1
BÀI 1 TRUYỆN
Đọc – hiểu vb 1
TÔI ĐI HỌC
– Thanh Tịnh –
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
– Những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thanh Tịnh
– Những nét chung về văn bản “Tôi đi học”.
– Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn Việt Nam.
2. Năng lực
– Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm và trình bày sản phẩm học tập.
– Nhận biết được một số yếu tốt hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tình cảm, …) của truyện ngắn “Tôi đi học”.
– Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà Thanh Tịnh
3. Phẩm chất:
– Trách nhiệm:
– Chăm chỉ trong thực hiện nhiệm vụ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Thiết bị: Máy tính, máy chiếu…
– Học liệu: Hình ảnh, viedeo phiếu học tập có liên quan đến nội dung của tiết học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức ngữ văn, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung:
GV cho HS nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học”, sau đó kết nối với nội dung của tiết đọc – hiểu văn bản.
HS nghe bài hát: “Ngày đầu tiên đi học”, suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
– HS nghe nội dung bài hát. Trình bày được những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu tiên đi học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV: Trước khi vào nội dung của tiết học này, cô và các em cùng lắng nghe bài hát.
Bài hát đã khơi gợi trong em những tình cảm, cảm xúc nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Quan sát, lắng nghe video và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV):
– Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần)
– Kết nối vào nội dung bài học
2. HOẠT DỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả |
|
Mục tiêu: Học sinh biết được những thông tin cơ bản về nhà văn Thanh Tịnh Nội dung: GV: Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh (HS) thực hiện nhiệm vụ. HS:Chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (GV) giao. |
|
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) (?)Trình bày những thông tin chính về nhà văn Thanh Tịnh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Xem lại nội dung chuẩn bị ở nhà trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: Mời HS trả lời HS: trình bày thông tin về nhà văn Thanh Tịnh – Những HS còn lại lắng nghe, theo dõi bạn trình bày, sau đó nhận xét, bổ sung (nếu cần) Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: – Nhận xét phần chuẩn bị của HS – Chốt sản phẩm lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. |
1. Tác giả – Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh – Quê ven sông Hương, ngoại ô Huế – Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ. – Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. – Tác phẩm tiêu biểu: Hậu chiến trường (1937), Quê mẹ (1941)… |
2. Tác phẩm |
||||||||||
Mục tiêu: – HS biết cách đọc và tóm tắt văn bản “Tôi đi học” – Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, chi tiết, sự kiện,… – Trình bày những thông tin chính về văn bản “Tôi đi học”: + Thể loại + Phương thức biểu đạt + Nhân vật chính + Ngôi kể + Các sự việc chính + Bố cục… Nội dung: GV: Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh (HS) thực hiện nhiệm vụ. HS: Chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (GV) giao. |
||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
|||||||||
a. Đọc, tóm tắt và tìm hiểu chú thích Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) – Hướng dẫn cách đọc – Yêu cầu HS tóm tắt ngắn gọn văn bản Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: – Yêu cầu HS đọc mẫu – Yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc HS đọc mẫu Bước 3: Báo cáo, thảo luận – HS còn lại nghe, nhận xét về cách đọc của bạn Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét cách đọc và phần tóm tắt của HS – Chốt cách đọc, chốt nội dung tóm tắt và chuyển dẫn sang phần b. Tìm hiểu chung về văn bản b. Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) – Yêu cầu HS mở PHT số 1 – Chia nhóm cặp đôi theo bàn – Nhiệm vụ: + 1 phút HĐ cá nhân: xem lại PHT đã chuẩn bị + 2 phút tiếp theo: trao đổi, chia sẻ để thống nhất nội dung trong PHT số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý: Bằng sự chuẩn bị PHT ở nhà, em hãy đọc PHT của bạn xem có nội dung nào cần trao đổi hay không. HS: Đọc PHT số 1 của bạn và đánh dấu nội dung khác biệt để trao đổi. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: Chỉ định một số cặp đôi trình bày sản phẩm (PHT số 1) HS: – Đại diện cặp đôi trình bày từng nội dung trong PHT số 1. – Những cặp đôi còn lại lắng nghe, theo dõi bạn trình bày, sau đó nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho sản phẩm cặp đôi của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: – Nhận xét từng nội dung của bạn, nhận xét sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có). – Chốt sản phẩm lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. |
2. Tác phẩm a. Đọc, tóm tắt và tìm hiểu chú thích – Đọc –Chú thích (SGK) – Tóm tắt b. Tìm hiểu chung về vb – Thể loại: truyện ngắn + Quy mô: tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ + Bối cảnh: không gian nhỏ, thời gian nhất định + Nhân vật: thường ít nhân vật + Sự kiện: ít sự kiện phức tạp. + Chi tiết: chi tiết cô đúc, lời văn mang nhiều ẩn ý… + Cốt truyện đơn giản, nhiều dạng: sự việc khác thường kỳ lạ; sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ; có truyện giàu tính, triết lý; lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ. – Phương thức biểu đạt: tự sự – Ngôi kể: ngôi thứ nhất – Nhân vật chính: nhân vật tôi – Nhân vật phụ: mẹ, ông Đốc, các bạn – Các sự việc chính: + Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường đến trường + Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” ở trên sân trường + Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” khi vào lớp học – Bố cục: + Phần 1: từ đầu đến “trên ngọn núi”: Cảm giác, tâm trạng của “tôi” khi mẹ dắt tay đến trường + Phần 2: tiếp theo đến “nghỉ cả ngày nữa”: Suy nghĩ, cảm xúc của “tôi” khi bước vào sân trường Mĩ Lí. + Phần 3: còn lại: Tâm trạng của “tôi” khi ngồi trong lớp học – Cốt truyện: giản dị, đời thường, giàu chất thơ. Kể theo trình tự thời gian, men theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. |
TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Bối cảnh của câu chuyện |
|||||||
Mục tiêu: – HS tìm, phát hiện và nêu được những chi tiết về bối cảnh của câu chuyện. + Thời gian xảy ra câu chuyện + Cảnh vật … + Con người – Nhận xét được bối cảnh của câu chuyện… Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật vấn đáp, kĩ thuật khăn phủ bàn để hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh của câu chuyện. HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập |
|||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) HĐ cá nhân (GV đặt câu hỏi): ? Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình tự nào? HĐ nhóm – GV chia nhóm lớp – Yêu cầu mở PHT và hoàn thành PHT bằng cách trả lời câu hỏi sau: ?Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần 1 (chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh con người). ?Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng? (Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học) ? Qua đó em có nhận xét gì về bối cảnh của câu chuyện? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (HS) GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn số 1 và tìm chi tiết. HS đọc SGK, tìm chi tiết Bước 3: Báo cáo, thảo luận HĐ cá nhân: GV: – Gọi HS trả lời câu hỏi – Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn HS: – Đại diện trả lời câu hỏi – HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). HĐ nhóm GV: – Yêu cầu đại diện nhóm trình bày sản phẩm – Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung cho sản phẩm của nhóm bạn (nếu cần). HS: – Nhóm đại diện trình bày sản phẩm học tập – Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung cho sản phẩm của nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét câu trả lời/sản phẩm học tập và nhận xét của cá nhân/nhóm HS. – Chốt, bình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Bối cảnh của câu chuyện – Thời điểm: cuối thuà thời điểm khai trường – Không gian: trên con đường dài và hẹpàThời điểm, nơi chốn quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ tác giả
|
2. Cách xây dựng nhân vật trong truyện |
|||||||||||||
Mục tiêu: – HS tìm, phát hiện những chi tiết về nhân vật “tôi”: (cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật). – Nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật vấn đáp, kĩ thuật khăn phủ bàn để hướng dẫn HS tìm hiểu về các nhân vật trong truyện. HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
|
|||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) HĐ cá nhân (GV đặt câu hỏi): ? Nhân vật “tôi” được miêu tả qua những chi tiết nào? HĐ nhóm – GV chia nhóm lớp – Yêu cầu mở PHT và hoàn thành PHT bằng cách trả lời câu hỏi sau: ? Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến lớp có sự thay đổi như thế nào? Chỉ ra một số chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện những tâm trạng ấy. ? Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS: + Hoạt động cá nhân 5 phút, hoàn thành PHT + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, hoàn thành sản phẩm nhóm 5 phút. + Cử đại diện chuẩn bị báo cáo sản phẩm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhau. – Giáo viên điều hành quá trình thảo luận. Bước 4: Đánh giá, kết luận – Học sinh tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Giáo viên đánh giá, kết luận |
2. Cách xây dựng nhân vật trong truyện a. Nhân vật “tôi” * Nhân vật được miêu tả qua: + Lời nói: Xin mẹ được cầm bút thước + Hành động: Nâng niu sách vở… + Tâm trạng: Có sự thay đổi theo trình tự không gian * Tâm trạng của nhân vật tôi – Ban đầu là bâng khuâng, phấn chấn đi bên mẹ trên con đường đến trường. – Sau đó chuyển sang bỡ ngỡ, rụt rè khi đứng ở sân trường. Tiếp đến là cảm thấy lúng túng, vụng về, sau đó, giật mình khi nghe gọi đến tên rồi bật khóc. – Cuối cùng là cảm giác vừa xa lạ vừa thân quen khi ngồi trong lớp học. * Nghệ thuật so sánh: – “… những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học. – “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh. => Nhân vật “tôi” là cậu bé hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất nhạy cảm và đã bắt đầu có ý thức về sự trưởng thành ngay trong ngày đầu tiên đi học. |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) HĐ cá nhân (GV đặt câu hỏi): ? Nhân vật “ông Đốc” và các bậc phụ huynh được miêu tả qua những chi tiết nào? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Hoạt động cá nhân tìm câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận – HS trả lời các câu hỏi – Giáo viên hỗ trợ nếu cần Bước 4: Đánh giá, kết luận – Học sinh tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Giáo viên đánh giá, kết luận |
b. Các nhân vật khác * Ông Đốc – Lời nói: “Thế là các em vào lớp 5, các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, để thầy dạy các em được sung sướng”. “Thôi các em nên đứng đây để sắp hàng vào lớp”. “ Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà” – Hành động: Nhìn học trò 1 cách hiền từ và cảm động. => Ông Đốc là một người thầy, một lãnh đạo hiền từ, thân thiện và yêu thương học sinh. * Phụ huynh – Chuẩn bị quần áo, sách vở, đưa con đến trường, cầm sách vở cho con. Kiên nhẫn chờ đợi đưa các con vào lớp => Là người chu đáo, quan tâm, đầy tình yêu thương và trách nhiệm |
||||||||||||
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ THẢO LUẬN NHÓM hoàn thành PHT S3 ? Truyện ngắn “Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu chất thơ. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy? (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS: + Hoạt động cá nhân 4 phút, hoàn thành PHT + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, hoàn thành sản phẩm nhóm 5 phút. + Cử đại diện chuẩn bị báo cáo sản phẩm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhau. – Giáo viên điều hành quá trình thảo luận. Bước 4: Đánh giá, kết luận – Học sinh tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Giáo viên đánh giá, kết luận, bình đan xen trong quá trình chốt các ý. |
3. Đặc điểm truyện ngắn giàu chất trữ tình trong “Tôi đi học” – Về nội dung: tập trung miêu tả những cảm xúc và diễn biến tâm trạng vừa vui mừng, phấn chấn vừa ngỡ ngàng, lo sợ,… của nhân vật “tôi” trong buổi đầu tiên đến trường một cách chân thực và cảm động. – Về hình thức: Cốt truyện rất đơn giản, nhẹ nhàng, không có tình huống gay cấn, không nhiều sự kiện. – Về ngôn ngữ: Sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và việc sử dụng hàng loạt các từ láy trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên, tái hiện chân thực, rõ nét cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật tôi trong ngày tựu trường. |
||||||||||||
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nhắc lại những thành công về nghệ thuật của văn bản? ? Khái quát nội dung chính của văn bản? ? Văn bản “Tôi đi học” nói hộ những suy nghĩ, tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay? *Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ. GV theo dõi, quan sát HS thảo luận, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). *Bước 3. Báo cáo, thảoluận HS đại diện cặp đôi báo cáo kết quả, HS cặp khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). *Bước 4. Kết luận, nhận định – GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của cả lớp |
III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: – Cốt truyện đơn giản, chủ yếu là miêu tả cảnh vật và tâm trạng nhân vật – Sử dụng ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh và đậm chất thơ 2. Nội dung – Truyện ghi lại những tình cảm, cảm xúc trong sáng, chân thực của nhân vật “tôi” trong buổi đi học đầu tiên. – Truyện gây được xúc động, đồng cảm trong mỗi người đọc. 3. Ý nghĩa Văn bản “Tôi đi học” đã thay nhiều người đọc nói lên những nỗi nhớ về những năm tháng một thời cắp sách tới trường. Điều đó khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Đó là những kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên. 4. Kỹ năng đọc hiểu truyện ngắn giàu chất thơ + Đọc kĩ truyện + Tóm tắt được nội dung văn bản + Tìm hiểu một số yếu tố cơ bản để thấy rõ đặc điểm của truyện ngắn giàu chất thơ (nội dung, hình thức, ngôn ngữ) + Xác định được nhân vật chính và phân tích các phương diện mà nhân vật được miêu tả như ngoại hình, lời nói, hành động, mối quan hệ với các nhân vật khác, đặc biệt là tâm trạng, cảm xúc + Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu sắc về nội dung tư tưởng của truyện. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm được bài tập sau khi học xong văn bản
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân giải quyết câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
* GV giao nhiệm vụ:
Câu 1. Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
A. Ven sông Hương, thành phố Huế
B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Câu 2. Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Tiểu thuyết
C. Tùy bút
D. Truyện ngắn
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản “Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ
B. Nhân vật “tôi”
C. Thầy giáo
D. Ông Đốc
Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
A. Tâm trạng.
B. Hành động.
C. Ngoại hình
D. Tính cách
Câu 5. Câu văn “Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?
A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở
B. Cậu bé chưa tập trung vào công việc
C. Cậu bé quá hồi hộp
D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở
Câu 6. Đọc đoạn văn sau:
“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên
A. Nhân hóa.
B. Điệp ngữ.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
Câu 7. Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?
A. “Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ”.
B. “Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ”..
C. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
D. “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”..
Câu 8. Hình ảnh “bàn tay” trong hai câu văn: “Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước…Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi” nhằm diễn tả ý gì?
A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
B. Sự săn sóc của mẹ hiền
C. Tình thương con bao la của mẹ hiền.
D. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
………..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.