Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật KNTT của mình.

Giáo án Mĩ thuật 2 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Toán để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Mĩ thuật 2 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1:
MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • HS nhận biết được hình thức và sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.

2. Năng lực:

  • HS nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
  • HS nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

  • HS yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.
  • HS có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đồ vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Một số tác phẩm MT, clip (nếu có điều kiện)…có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
  • Một số sản phẩm MT gần gũi tại địa phương.

2. Học sinh:

  • Sách học MT lớp 2.
  • Vở bài tập MT 2.
  • Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

– GV cho HS chơi TC “Tranh và tượng”.

– GV nêu luật chơi, cách chơi.

– Nhận xét, tuyên dương đội chơi biết lựa chọn đúng.

– GV giải thích thế nào là tranh và tượng.

– GV giới thiệu chủ đề.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

– GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học:

+ Những tác phẩm MT được biết đến bởi yếu tố nào?

+ Những sản phẩm MT thường xuất hiện ở đâu?

– GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá).

– GV yêu cầu HS mở SGK MT 2 trang 5, quan sát hình minh họa và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.

– GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống với những hình thức khác nhau như:

+ Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ…

+ Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới…

+ Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm…

– GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những sản phẩm MT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.

– Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.

– Sau đó GV mời từng HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà HS đã đến.

– GV khen ngợi, động viên HS.

*Củng cố:

– Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

– Khen ngợi HS

*Liên hệ thực tế cuộc sống:

– GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.

*Dặn dò:

– Về nhà xem trước chủ đề 2: SỰ THÚ VỊ CỦA ĐƯỜNG NÉT.

– Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh liên quan đến NÉT…

– Hai nhóm HS lên chơi, mỗi nhóm 3-4 HS. Sau khi xem xong clip, nhóm nào xác định được nhiều tranh, tượng đúng hơn thì thắng cuộc.

– Tiếp thu

– Mở bài học

– HS lắng nghe câu hỏi và nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình biết.

– HS nêu

– HS nêu

– Quan sát, ghi nhớ

– Thực hiện, quan sát và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.

– Lắng nghe, tiếp thu kiến thức mà GV truyện đạt.

– Tiếp thu

– Quan sát, ghi nhớ

– Tiếp thu

– Lắng nghe, nắm bắt kiến thức mà GV truyền đạt và liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.

– Quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.

– HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà mình đã đến.

– Phát huy

– HS nêu

– Phát huy

– Lắng nghe, mở rộng kiến thức

– Về nhà xem trước chủ đề 2

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài học sau.

Tham khảo thêm:   Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 (Word & PowerPoint)

CHỦ ĐỀ 2: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • HS nhận ra được nét và các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm mĩ thuật.

2. Năng lực:

  • HS tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau.
  • HS củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng nét trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.
  • HS biết sử dụng công cụ phù hợp với chất liệu có sẵn để thực hành làm sản phẩm mĩ thuật.

3. Phẩm chất:

  • HS yêu thích sử dụng nét trong thực hành.
  • HS có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét.
  • Một số sản phẩm mĩ thuật được trang trí bằng những nét khác nhau.
  • Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí.

2. Học sinh:

  • Sách học MT lớp 2.
  • Vở bài tập MT 2.
  • Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

_TIẾT 1_

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

– GV cho HS chơi TC “Đoán tên của nét”.

– GV nêu luật chơi, cách chơi.

– Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.

– GV giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

a. Mục tiêu:

– HS nhận biết được hình thức biểu hiện của nét trên một số vật dụng và trong sản phẩm mĩ thuật.

– HS nhận biết được các chất liệu thực hiện sản phẩm mĩ thuật có sử dụng yếu tố nét.

b. Nội dung:

– HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố nét.

– GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố nét cần lĩnh hội trong chủ đề.

c. Sản phẩm:

HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của nét ở các phương diện:

– Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các nét được trang trí trên các vật dụng hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.

– Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về các nét.

d.Tổ chức thực hiện:

– GV cho HS chơi TC “Nét thanh, nét đậm”

+ GV nêu cách chơi, cách tiến hành.

+ GV khen ngợi đội chơi tốt.

+ GV lồng ghép việc giải thích về việc thể hiện nét ở nhiều chất liệu, tương quan giữa to, nhỏ trong một bài thực hành.

– GV yêu cầu HS (nhóm/cá nhân) quan sát hình trang 8-9 SGK MT2 và một số hình ảnh, vật dụng sản phẩm MT có sử dụng nét để trang trí (do GV chuẩn bị thêm). GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm MT:

+ Nét có ở đâu trên sản phẩm MT?

+ Nét thể hiện hình ảnh gì?

+ Đó là những nét nào: Cong, thẳng, gấp khúc…?

+ Em nhận ra sản phẩm MT được tạo bằng chất liệu gì?

+ Hãy nêu các vật dụng được trang trí bằng nét mà em quan sát thấy. Đó là những nét nào em đã biết?

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

– GV củng cố, chốt KT:

+ Nét có nhiều trên các sản phẩm MT.

+ Nét được tạo bằng nhiều cách và nhiều chất liệu khác nhau.

– Trong một sản phẩm MT, có thể kết hợp nhiều loại nét khác nhau để thể hiện.

3. HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN

a. Mục tiêu:

– HS tạo được sản phẩm MT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức vẽ hoặc xé dán.

b. Nội dung:

– HS có thể tham khảo việc tạo nét bằng hình thức xé dán để tạo sản phẩm MT ở trang 10 SGK MT2.

– GV có thể thị phạm trực tiếp cho HS quan sát và nhận biết thêm cách thực hiện (vẽ hoặc xé, cắt dán giấy màu).

c. Sản phẩm:

– Sản phẩm MT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức yêu thích.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV hướng dẫn HS quan sát phần tham khảo cách tạo nét trang 10 SGK MT2 và một số sản phẩm có sử dụng nét để trang trí (do GV chuẩn bị) và gợi ý HS trả lời câu hỏi để nhận biết:

+ Có nhiều cách để thể hiện bức tranh có nét là chính.

+ Có nhiều cách khác nhau thể hiện nét trên sản phẩm MT.

+ Nét làm cho sản phẩm MT đẹp và hấp dẫn.

– GV yêu cầu HS thực hành: Sử dụng nét là chính để tạo một sản phẩm yêu thích.

– Tùy vào thực tế lớp học, GV có thể cho HS chuẩn bị bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán…để thực hiện sản phẩm.

– GV có thể tổ chức thực hành cá nhân hoặc nhóm sao cho phù hợp với điều kiện học tập của HS.

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.

– Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2

_TIẾT 2_

1. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN

a. Mục tiêu:

– HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước.

b. Nội dung:

– Sử dụng hệ thống câu hỏi trong trang 11 SGK MT2.

– Bổ sung thêm một số câu hỏi phù hợp với sản phẩm MT đã được HS thực hiện ở hoạt động 2.

c. Sản phẩm:

– HS trả lời được câu hỏi phù hợp với sản phẩm MT được hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS chơi TC “Chấm ở đâu”.

+ Nêu luật chơi, cách chơi.

+ Tuyên dương đội chơi tốt.

+ Lồng ghép việc giải thích về hình thức sắp xếp yếu tố nét theo nguyên lý lặp lại

– Căn cứ vào sản phẩm MT mà HS đã thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý trong trang 11 SGK MT2:

+ Bài thực hành của bạn có những nét gì?

+ Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác?

+ Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẻ về những điều em thích trong bài đó?

– GV bổ sung thêm các câu hỏi gợi ý:

+ Em nhận ra bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện?

+ Với những nét thể hiện trong sản phẩm MT của bạn, em có thể tạo ra hình ảnh, sản phẩm nào khác?

– GV gợi ý HS quan sát đường diềm trong trang 11 SGK MT2 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm.

– GV chỉ ra những nguyên lý tạo hình: Lặp lại, nhắc lại, nhịp điệu…của nét trên họa tiết.

2. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

– HS thực hành việc sử dụng các yếu tố nét màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích.

b. Nội dung:

– HS phân tích các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một sản phẩm MT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí.

c. Sản phẩm:

– Một sản phẩm MT là một đồ vật được trang trí bằng nét.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, trang 12 SGK MT2, gợi ý để HS nhận biết cách thực hiện.

– Tùy thực tế lớp học GV có thể gợi ý cho HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí trên tấm bìa…bằng các chất liệu màu (trong đó sử dụng nét để trang trí là chính).

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.

*TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ:

– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ý sau:

+ Bạn đã tạo được sản phẩm gì?

+ Nét được thể hiện ở đâu trên sản phẩm?

+ Sản phẩm MT của bạn có sự kết hợp của những loại nét nào?

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS.

*Củng cố:

– Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

– Khen ngợi HS

*Liên hệ thực tế cuộc sống:

– GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.

*Dặn dò:

– Về nhà xem trước chủ đề 3: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH CƠ BẢN.

– Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh…liên quan đến bài học sau.

– Hai nhóm HS chơi. Sau khi xem xong các nét vẽ của GV, nhóm nào nói đúng tên các nét nhiều hơn thì thắng cuộc.

– Mở bài học

– Nhận biết được hình thức biểu hiện của nét trên một số vật dụng và trong sản phẩm mĩ thuật.

– Nhận biết được các chất liệu thực hiện sản phẩm mĩ thuật có sử dụng yếu tố nét.

– HS đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh họa trong sách hoặc tranh ảnh, sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố nét.

– HS tư duy về nội dung liên quan đến yếu tố nét cần lĩnh hội trong chủ đề.

– Nhận thức về hình thức biểu hiện của nét.

– Nhận biết các nét được trang trí trên các vật dụng hàng ngày và trong các sản phẩm mĩ thuật.

– HS biết mô tả về các nét

– HS cử đội chơi, bạn chơi

– HS chơi

– Tuyên dương

– Tiếp thu kiến thức

– HS quan sát hình trang 8-9 SGK MT2 và một số hình ảnh, vật dụng sản phẩm MT có sử dụng nét để trang trí.

– Lắng nghe, trả lời theo ý hiểu của mình về các hình thức biểu hiện của nét trên sản phẩm MT.

– HS nêu

– HS nêu

– HS nêu theo cảm nhận

– 1, 2 HS

– HS nêu

– Phát huy

– Lắng nghe, ghi nhớ

– Ghi nhớ

– Tiếp thu

– Theo ý thích

– Tạo được sản phẩm MT làm nổi bật

– Tham khảo trang 10 SGK MT 2

– Quan sát, tiếp thu cách thực hiện (vẽ hoặc xé, cắt dán giấy màu).

– Thực hiện được sản phẩm theo đúng yêu cầu.

– Quan sát cách tạo nét trang 10 SGK MT2 và một số sản phẩm có sử dụng nét để trang trí của GV, trả lời câu hỏi.

– Tiếp thu

– Ghi nhớ

– Ghi nhớ kiến thức

– Nắm được yêu cầu thực hành sản phẩm

– HS chuẩn bị đồ dùng của mình

– Thực hành làm sản phẩm theo yêu cầu của GV.

– Hoàn thành sản phẩm

– Lưu giữ sản phẩm cho Tiết 2

– Củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước.

– Lắng nghe, trả lời câu hỏi

– Qua câu hỏi nắm bắt được kiến thức của hoạt động.

– Theo cảm nhận riêng của mình

– Chọn đội chơi, người chơi

– Chơi trò chơi

– Phát huy

– Lắng nghe, tiếp thu

– Hoạt động nhóm 6, thảo luận câu hỏi, của đại diện nhóm báo cáo.

– HS nêu

– HS nêu theo nội dung đã thảo luận

– HS nêu theo cảm nhận

– Lắng nghe, trả lời

– HS nêu

– HS nêu

– Quan sát trang 11 SGK MT2 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm.

– HS nhận ra sự lặp lại, nhắc lại, nhịp điệu…của nét trên họa tiết.

– HS sử dụng các yếu tố nét màu để trang trí được một đồ vật mà mình yêu thích.

– Phân tích được các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một sản phẩm MT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí.

– HS thực hiện được sản phẩm đúng theo yêu cầu.

– HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, trang 12 SGK MT2, gợi ý để HS nhận biết cách thực hiện.

– HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí trên tấm bìa…bằng các chất liệu màu.

– Thực hành hoàn thiện sản phẩm

– HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm.

– HS nêu

– HS nêu

– HS trả lời theo những gì mình thấy

– HS nêu theo cảm nhận

– Rút kinh nghiệm điều chưa được và phát huy điều tốt trong sản phẩm của mình.

– HS nêu

– Phát huy

– Mở rộng kiến thức

– Về nhà xem trước bài học

– Chẩu bị đầy đủ đồ dùng học tập cho bài học sau.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn công tác tuyên truyền Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII Công tác tuyên truyền Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *