Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Mĩ thuật 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Mĩ thuật 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm học 2023 – 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 1 CTST của mình.

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 4 CTST Cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 4. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Mĩ thuật 1 CTST:

Giáo án môn Mĩ thuật 1 sách Chân trời sáng tạo

Chủ đề 1: THẾ GIỚI MĨ THUẬT

Thời lượng: 4 tiết

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

  • Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ,… trong thực hành, sáng tạo;
  • Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn;
  • Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm;
  • Có ý thức gìn giữ đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.

2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

  • Nhận biết được mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh, biết ba màu cơ bản và một số yếu tố tạo hình;
  • Biết sử dụng chấm, nét, hình, mảng để tạo hình bức tranh;
  • Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.

2.2. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên bức tranh.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

  • Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
  • Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về đường nét hoặc màu sắc trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

  • Kế hoạch dạy học, một số tấm bìa màu có hình cơ bản; một số hình ảnh minh họa (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mô hình sản phẩm của HS,…)
  • Một số tranh, ảnh, đồ vật,… có chấm màu, nét, hình, mảng;
  • Màu vẽ, giấy màu,…

2. Học sinh

  • SGK, VBT;
  • Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,…), giấy trắng, tẩy/gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),…

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;
  • Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động GV Hoạt động HS Đồ dùng thiết bị

Nội dung 1: Mĩ thuật quanh em (Tiết 1)

Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

. Cho hs hát hoặc chơi trò chơi

Hoạt độngHoạt động: Quan sát, thảo luận về những sản phẩm mĩ thuật quanh em (khoảng 5-7 phút)

– Giới thiệu và gợi ý những hình ảnh đồ vật… mang tính ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống.

– Giới thiệu đôi nét về hình ảnh trong SGK.

– Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra những quan sát của HS về ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống thực tế.

Thảo luận

+ Đặt câu hỏi gợi ý:

– Hãy kể tên những đồ vật quen thuộc quanh em có trang trí hình ảnh và màu sắc đẹp mắt?

(áo váy, túi xách, ly chén,…)

– Em có nhận xét và cảm xúc gì về những đồ vật đó?

– Kết luận, tuyên dương HS.

+ Đặt câu hỏi gợi ý:

– Trong cuộc sống hằng ngày, các em thường thấy màu đỏ / vàng / xanh lam ở những đâu?

Màu đỏ: khăn quàng đỏ, màu đỏ xe cứu hỏa…

Màu vàng: ngôi sao vàng trên lá cờ tổ quốc, màu hoa hướng dương,…

Màu xanh lam: nước biển, màu áo chú lính hải quân…

* Tổ chức trò chơi nhóm: (10p)

Chia nhóm 5:

Hướng dẫn cách sử dụng bút màu.

Hướng dẫn cách chơi: Mỗi nhóm sử dụng 3 màu cơ bản vừa học và tô vào tranh GV phát theo nhóm. Tô màu theo ý thích.

* Tổ chức cho HS nhận xét bài của các nhóm về màu sắc.

* GV nhận xét tinh thần học tập của HS, động viên, khuyến khích HS; giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bào vệ môi trường lớp học.

– Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm. GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành sản phẩm.

– Câu hỏi gợi ý:

. Em thích bài vẽ màu nào? Vì sao?

. Em sẽ bảo quản đồ dùng học tập của em như thế nào?

– Dặn dò: HS về quan sát sự vật có chấm xung quanh cuộc sống.

– Lớp hát. Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo.

– Quan sát và lắng nghe.

– Quan sát, lắng nghe.

– Thảo luận nhóm đôi.

– Trả lời theo gợi ý của GV.

– Trả lời theo gợi ý của GV.

– Vẽ màu vào tranh có sẵn theo nhóm.

– Tự giới thiệu sản phẩm đã hoàn thành, nhận xét – đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

– Giới thiệu hình ảnh trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

– Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong tạp chí, hay trình chiếu clip.

– Tranh in sẵn trên giấy A4 chủ đề gần gũi như con vật, hoa lá,…

Nội dung 2: CHẤM (Tiết 2)

Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động Hoạt động: Quan sát, thảo luận về chấm trong tự nhiên và chấm trong tranh (khoảng 5-7 phút)

* Tổ chức trò chơi phân loại hình ảnh theo nhóm 5: Chấm trong tự nhiên và chấm trong tranh.

– Giới thiệu một số hình ảnh về chấm trong tự nhiên:

Giới thiệu một số hình ảnh về chấm trong tự nhiên

– Hình ảnh về chấm trong tranh:

Hình ảnh về chấm trong tranh

* GV nhận xét và chốt ý: Chấm màu có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.

– Câu hỏi gợi ý:

Các em hãy kể thêm những hình ảnh sự vật có chấm ngoài tự nhiên mà em đã từng thấy?

Hoạt độngHoạt động: Dùng chấm màu để thực hành sáng tạo (khoảng 20 phút)

Gợi ý các bước thực hiện:

Cách 1: Vẽ nét rồi chấm màu.

Cách 2: Vẽ chấm không vẽ nét.

Vẽ chấm không vẽ nét

· Phần thực hành:

+ GV hướng dẫn HS thực hành vào vở bài tập.

+ Khuyến khích HS chọn 1 trong 2 cách thực hiện chấm màu theo ý thích vào hình trong trang 6,7.

Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá về sản phẩm.

GV đánh giá tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường.

+ Câu hỏi gợi ý:

– Em thích cách thực hiện nào? Vì sao?…

– Em có cảm xúc như thế nào khi thực hành sáng tạo sản phẩm?

– Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì từ bạn?…

– Dặn dò HS về quan sát sự vật xung quanh.

– Kiểm tra đồ dùng và báo cáo.

– Thực hiện trò chơi.

– Quan sát và nhận xét.

– HS trả lời.

– Theo dõi cách làm.

– Thực hành theo gợi ý của GV.

– Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

– Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.

– Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.

Nội dung 3: NÉT, HÌNH, MẢNG – Tiết 3

Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

Hoạt động Hoạt động: Quan sát, thảo luận về nét, hình, mảng trong đời sống (khoảng 5-7 phút)

– Giới thiệu một số hình ảnh có nhiều nét, hình và mảng. (SGK trang 10, 11)

– Tổ chức trò chơi “Chọn nét ghép hình” theo nhóm 5.

+GV phân loại nét theo từng ô riêng.

+Hướng dẫn HS lựa chọn nét phù hợp để tạo hình theo ý thích của nhóm.

-> HS chủ động nhận biết nét, hình, mảng, liên hệ với những đồ vật, con vật, hình ảnh khác.

-> So sánh cách thể hiện nét, hình, mảng trong sản phẩm mĩ thuật với nét, hình, mảng ở đồ vật, con vật, cảnh vật trong thiên nhiên.

=> GV chốt ý về Nét, Hình, Mảng.

+ Câu hỏi gợi ý:

. Em cho biết nét trong đời sống và trong tranh có dạng đường gì?

Em định dùng những nét nào để hoàn thành sản phẩm?

Em đặt tên sản phẩm của nhóm là gì?

Em tìm thấy những hình gì trong những bức ảnh và bức tranh trên?

Bức tranh

Hoạt động Hoạt động: Quan sát nét, hình, mảng trong tranh và thực hành sáng tạo (khoảng 20 phút)

– Giới thiệu hình minh hoạ vẽ hoặc cắt dán tạo hình tranh từ nét, hình, mảng.

– Gợi ý để HS nhận biết cách dùng nét, hình và mảng tạo một sản phẩm đơn giản. (Lưu ý cần giúp HS nắm rõ: nét kín tạo thành hình và vẽ màu tạo thành mảng).

Bức tranh

– Hướng dẫn HS chọn thực hành các hoạt động sau tùy theo năng lực, sở thích cá nhân:

+ Hoàn thành một số nét cho sẵn để tạo thành hình, mảng, sau đó vẽ màu;

+ Sử dụng các nét, hình và mảng tạo thành bức tranh sáng tạo, đơn giản theo ý thích.

– Khuyến khích HS tự giác, chủ động hoàn thành sản phẩm của mình.

– Đi quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để kịp thời phát triển năng lực cho HS.

– Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm, kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS (hoặc nhóm) có những ý tưởng đặc sắc, tiến bộ.

Câu hỏi gợi ý:

Sản phẩm gồm những hình gì?

Sản phẩm của mình và bạn như thế nào?

Em hãy chia sẻ cách bảo quản, giữ gìn sản phẩm?…

– GV đánh giá tiết học, nhận xét, biểu dương, khuyến khích HS.

– Dặn dò HS giữ gìn, bảo quản sản phẩm…

– Tự kiểm tra đồ dùng và báo cáo.

– Quan sát và nhận xét.

– HS ghép hình, xé dán thành tranh theo nhóm.

– HS bước đầu khám phá nhận biết được nét, hình, mảng.

– HS biết cách tạo sản phẩm bằng nét, hình, mảng.

– Thảo luận nhóm và trình bày theo gợi ý của GV.

– Theo dõi cách thực hiện.

Thực hiện sản phẩm cá nhân.

– HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

Chuẩn bị bìa cứng với nhiều dạng nét khác nhau, giấy màu.

– Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

– Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.

– Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.

Nội dung 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM – Tiết 4

+ Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm

– Yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm của mình/ nhóm.

+ Phân tích, đánh giá

– Hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm.

– Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm, nhận xét, đánh giá.

+ Câu hỏi gợi ý:

  • Em đã thực hiện sản phẩm mĩ thuật của chủ đề này như thế nào?
  • Sản phẩm nào có sử dụng màu cơ bản, đó là những màu gì?
  • Sản phẩm nào được tạo bằng các chấm màu?
  • Sản phẩm nào có nhiều nét, đó là những nét nào?
  • Sản phẩm nào tạo ra bằng hình, mảng?
  • Em thích những sản phẩm nào, vì sao?
  • Em sẽ giữ gìn sản phẩm bằng cách nào và sử dụng sản phẩm này để làm gì?

– GV đánh giá, nhận xét, tổng kết chủ đề; tuyên dương, khuyến khích HS; chọn sản phẩm lưu giữ để trưng bày triển lãm.

– Giáo dục HS biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng học tập và sản phẩm mĩ thuật.

Dặn dò HS về quan sát ngôi nhà của em.

– Cá nhân/ nhóm tiếp tục hoàn thành sản phẩm.

– Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

– Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

– Góc trưng bày sản phẩm cho các nhóm.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Vật Lý lớp 6 vòng 8 năm học 2016 - 2017 Đề thi Vật lý lớp 6 qua mạng năm 2016 - 2017

Chủ đề 2: NGÔI NHÀ CỦA EM

Thời lượng: 4 tiết

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

  • Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo;
  • Biết tạo tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm;
  • Biết cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi nhà của mình và cộng đồng;
  • Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và sử dụng được: chấm, nét, hình, mảng; vật liệu và công cụ, hoạ phẩm chì màu, màu sáp…; các hình cơ bản vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình thang,… để thực hành tạo nên bức tranh với chủ đề “Ngôi nhà của em”;
  • Biết kết hợp các SP cá nhân thành (SP) nhóm;
  • Biết trưng bày, nêu tên SP và phân biệt màu, hình cơ bản.

2.2. Năng lực chung

  • Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập;
  • Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên SP.

2.3. Năng lực khác

  • Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…
  • Năng lực khoa học: Vận dụng sự hiểu biết về hình cơ bản trong không gian hai chiều để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

  • KHDH, một số tấm bìa màu có hình cơ bản; hình ảnh minh họa ngôi nhà, clip hình chụp các ngôi nhà của PHHS gửi; các phần quà; (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mô hình SP của HS,…)

2. Học sinh

  • SGK (VBT nếu có)
  • Màu vẽ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, kéo, bút chì, gôm,…

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

  • PP: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, TH sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá, thiết kế trò chơi;
  • HTDH: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động GV Hoạt động HS Đồ dùng thiết bị
Nội dung 1: VẼ NGÔI NHÀ TỪ HÌNH CƠ BẢN – Tiết 1

Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

Kiểm tra bài cũ:

Yêu cầu HS nhắc lại tên chủ đề đã học.

TRÒ CHƠI “XÂY NHÀ”

+ Gv chuẩn bị 1 số giấy bìa là các hình cơ bản có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, yêu cầu HS các nhóm lựa chọn các hình theo màu sắc, trong 30 giây, nhóm nào tìm được nhiều hình nhất sẽ thắng. Lưu ý mỗi nhóm chọn 1 màu theo yêu cầu của cô

Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Khi kết thúc trò chơi, Gv cho Hs bày các hình vừa lấy được lên bàn và kể cho cả lớp biết mình đã lấy được những hình gì, màu gì?

+ Gv giới thiệu thêm về hình thang là hình có đáy lớn và đáy bé với 2 cạnh bên bằng nhau.

Trong các màu đó màu nào là màu cơ bản đã học?

Sau đó, GV mượn từ các nhóm 1 hình và ghép thành ngôi nhà

Giới thiệu bài mới: Chủ đề 2: Ngôi nhà của em, giới thiệu nội dung 1 “Vẽ ngôi nhà từ hình cơ bản”

Hoạt độngHoạt động: Quan sát, thảo luận về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh (khoảng 5-7 phút)

Nhà trong cuộc sống

– Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 14) ngôi nhà trong cuộc sống, ngôi nhà trong SP mĩ thuật.

– Tổ chức cho HS thảo luận và tự rút ra các kiến thức: Hình dạng, màu sắc tạo thành ngôi nhà, mối liên hệ với các hình đơn giản: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật,…; nhận biết nhà cao tầng, nhà nông thôn, nhà phố,…; so sánh, phân biệt và nhận biết ngôi nhà trong sản phẩm mĩ thuật và ngôi nhà trong cuộc sống.

+ Đặt câu hỏi gợi ý:

– Các kiểu nhà trong ảnh có kiểu giống và khác nhau như thế nào?

– Ngôi nhà thường có các bộ phận nào? Các bộ phận đó có dạng hình gì?

Ngôi nhà có những màu nào?

Những ngôi nhà này ở đâu? (nhà ở TP, ở Tây Nguyên,…)

– GV chốt: Các ngôi nhà trong cuộc sống rất đa dạng, có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau.

Nhà trong tranh vẽ

Yêu cầu Hs quan sát tranh ở trang 14/sgk:

– Bạn vẽ các ngôi nhà từ những hình cơ bản nào?

– Em có biết tranh vẽ về ngôi nhà được tạo ra bằng những cách nào? (vẽ, xé dán, cắt dán,…) Từ vật liệu gì? (giấy trắng, màu sáp, giấy màu,…)

– Em thấy ngôi nhà trong cuộc sống và trong tranh có hình dạng như thế nào?

– GV chốt: Nhà trong tranh có hình dạng đơn giản hơn và nhiều màu sắc hơn.

TRÒ CHƠI GIẢI LAO: …

Hoạt động Hoạt động:Gợi ý cách vẽ ngôi nhà từ những hình và màu cơ bản – HS thực hành, sáng tạo, nhận xét SP (khoảng 25 phút)

– Giới thiệu các hình cơ bản:

Mĩ thuật 1

– Gợi ý các bước thực hiện:

GV thị phạm hoặc hướng dẫn HS tham khảo hình minh hoạ SGK trang 15…

Mĩ thuật 1

– Đặt các câu hỏi để gợi ý HS vẽ được ngôi nhà từ các hình cơ bản.

– Hướng dẫn HS thực hiện bài tập ở Sách bài tập/ trang 12, 13.

– Quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt câu hỏi để phát triển năng lực cho HS:

+ Ngôi nhà của em gồm có bộ phận gì, là hình cơ bản nào?

+ Em sẽ vẽ mái nhà từ hình gì?

+ Em sẽ dùng hình gì để vẽ tường bao quanh?

+…..

+ Em sử dụng màu cơ bản gì, ở những bộ phận nào?…

– Khuyến khích HS tạo các ngôi nhà theo ý thích.

– Tổ chức cho HS giới thiệu SP và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm. GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành SP. (Cho Hs trao đổi sp trong nhóm để nhận xét lẫn nhau)

– Câu hỏi gợi ý:

SP đã tạo các bộ phận của ngôi nhà từ nét gì và những hình cơ bản nào?

SP có sử dụng loại màu nào?

Phần nào có vẽ màu cơ bản?

Em có thích SP của mình không? Có thể làm gì để SP đẹp hơn?…

Em nói về tình cảm của mình đối với ngôi nhà mà em đang ở?…

– Kết luận, tuyên dương HS.

– Dặn dò HS về quan sát ngôi nhà và cảnh vật xung quanh, chuẩn bị đồ dùng học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu,…

– Lớp hát;

– Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo

+ Thế giới mĩ thuật.

– Nhận biết, thực hiện, các nhóm thực hiện trò chơi, chọn các hình có màu theo yêu cầu của GV:

+ Nhóm 1: màu vàng

+ Nhóm 2: màu hồng

+…..

– Nhận xét, đánh giá.

+ Kể tên các hình cơ bản vừa lấy được: Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

+ Các màu cơ bản đã học là Đỏ, vàng, lam

+ Nhận biết cô vừa ghép hình nhà từ các hình cơ bản.

– Quan sát, thảo luận nhóm, liên hệ, nhận xét theo câu hỏi gợi ý…

+ Các ngôi nhà đều có cửa sổ, cửa ra vào

+ Các ngôi nhà có hình dạng và màu sắc khác nhau

+ Các ngôi nhà thường có mái nhà, tường bao quanh, cửa sổ, cửa ra vào

+ Mái nhà có cái giống hình thang, có cái giống hình tam giác.

+ Có màu vàng, nâu…

– Quan sát, nhận biết;

+ Từ hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật…

+ Vẽ, xé dán….

+ Chất liệu: sáp màu, giấy màu…

– Tham khảo câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ ngôi nhà từ các hình, màu cơ bản; thực hiện bài tập vào sách bài tập hoặc giấy rời cỡ nhỏ.

– Nhận xét SP của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý

– Nhận biết về chuẩn bị

– Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

– Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.

– Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.

Nội dung 2: VẼ NHÀ KẾT HỢP VỚI KHUNG CẢNH THIÊN NHIÊN – Tiết 2

Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

KỂ CHUYỆN “TÌM NHÀ CHO CÚN” (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp).

+ GV kể chuyện ngắn: vào một ngày đẹp trời, Cún được mẹ cho ra ngoài chơi và dặn dò đừng đi xa quá, nhưng vì mải chơi, đuổi theo con bướm vàng mà Cún đi xa khỏi nhà và quên đường về. Đang rất lo sợ thì Cún gặp bác Mèo, bác hỏi Cún “nhà con ở đâu và có đặc điểm gì, bác sẽ đưa con về nhà?”. Cún liền nói “Thưa bác, nhà con ở trên đồi, có trồng nhiều cây xanh và một vườn hoa hồng rất đẹp ạ!”. Chẳng mấy chốc, bác Mèo đã đưa Cún về đến nhà mình. Cún vui mừng và cảm ơn bác rối rít, Cún còn hứa với mẹ từ nay sẽ không dám đi xa một mình nữa.

– GV đặt câu hỏi:

Vì sao Bác Mèo có thể đưa Cún về đúng nhà của Cún?

Cún đã kể những đặc điểm gì nổi bật của nhà mình?

Cảnh thiên nhiên quanh nhà Cún như thế nào?

Giới thiệu bài mới: Vẽ nhà kết hợp với cảnh thiên nhiên

 Hoạt độngHoạt động: Quan sát, thảo luận về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh (khoảng 5-7 phút)

Nhà với khung cảnh thiên nhiên

– Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 16) ngôi nhà với khung cảnh thiên nhiên trong cuộc sống

– Nêu các câu hỏi phù hợp để nêu được đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc, kiểu dáng ngôi nhà, tìm ra các hình cơ bản, các chấm màu, nét, mảng, màu sắc trang trí ngôi nhà;

– Câu hỏi gợi ý:

Các ngôi nhà trong ảnh (clip) có thêm cảnh thiên nhiên nào?

Em có nhận xét thế nào về về hình dạng, kích thước, màu sắc, kiểu dáng ngôi nhà trong các hình ảnh?

Ngoài ra em còn thấy các ngôi nhà ở trong cảnh thiên nhiên nào nữa?

Gv chốt: Nhà ở các vùng miền khác nhau sẽ có cảnh thiên nhiên khác nhau.

Nhà với khung cảnh thiên nhiên trong tranh

– Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ in trong trang 16/sgk để phân biệt đặc điểm, cách thể hiện của khung cảnh ngôi nhà trong SP mĩ thuật với khung cảnh ngôi nhà trong cuộc sống.

. Em thấy ngôi nhà trong cuộc sống và trong SP mĩ thuật thường gắn với khung cảnh thiên nhiên nào?

ð Vẽ nhà có thể kết hợp với khung cảnh thiên nhiên như vườn cây, hồ bơi, con đường…,

@TRÒ CHƠI GIẢI LAO: …

Hoạt độngHoạt động: Gợi ý các bước thực hiện – Thực hành sáng tạo vẽ nhà với khung cảnh thiên nhiên, nhận xét SP trong nhóm (khoảng 25 phút)

Gợi ý các bước thực hiện:

GV thị phạm hoặc hướng dẫn HS tham khảo hình minh hoạ SGK trang 17,…

+ Vẽ ngôi nhà trước.

+ Vẽ thêm cảnh thiên nhiên.

+ Vẽ màu theo ý thích.

– Khuyến khích HS vẽ tạo SP ngôi nhà và trang trí khung cảnh thiên nhiên xung quanh theo ý tưởng mà em thích.

– Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập ở trang 14/ sbt

– Quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để phát triển năng lực cho HS:

– Câu hỏi gợi ý:

Em sẽ tạo những hình gì trong SP và sử dụng hình cơ bản nào?

Em sẽ sử dụng những màu nào, vị trí, bộ phận nào có màu cơ bản? Vì sao?…

– Tổ chức cho HS giới thiệu SP và nhận xét, đánh giá SP của mình, của bạn trong nhóm. GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích học sinh còn chưa hoàn thành SP.

– Câu hỏi gợi ý:

Em/ bạn tạo khung cảnh ngôi nhà gồm có những gì? Từ loại màu nào?

Em có thích khi thực hành sáng tạo SP?

Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì từ bạn?…

Dặn dò HS về quan sát khu nhà.

– Lớp hát;

– Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo;

+ Lắng nghe, trả lời câu hỏi.

+ Vì Cún đã kể cho bác Mèo về ngôi nhà của mình

+ Nhà ở trên đồi, có trồng nhiều cây xanh và một vườn hoa hồng

+ Rất đẹp

– Quan sát, thảo luận nhóm;

+ Hồ bơi, vườn cây…

+ khác nhau

+ Nhà trên đồi, trên núi, bên sông….

– Quan sát, nhận biết

+ Kết hợp với cây cối, mây, mặt trời, dòng sông, con đường…

– Tham khảo nhận xét câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ ngôi nhà và trang trí khung cảnh thiên nhiên xung quanh

– Nhận xét SP của mình/ bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý

– Nhận biết về chuẩn bị

– Giới thiệu hình ảnh câu chuyện trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

– Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.

– Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Lưu Đình Chất, Thanh Hóa Đề minh họa THPT quốc gia môn Toán

Chủ đề 3: thiên nhiên và bầu trời

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Biết yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường sống và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường;

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu trong thực hành, sáng tạo;

– Xây dựng tình thân yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm;

– Biết cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi nhà của mình và cộng đồng;

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

2. Về năng lực

Chủ đề, góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù

– Nhận biết các hiện tượng tự nhiên và bầu trời trong thiên nhiên, trong tranh;

– Sử dụng chấm, nét, hình, mảng và cắt xé giấy,… để tạo hình đề tài “Thiên nhiên và bầu trời” (diễn tả ban ngày và ban đêm, mây, nắng, mưa, sấm chớp, cầu vồng,…);

– Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;

– Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm.

2.2. Năng lực chung

– Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập;

– Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu,…) để thực hành sáng tạo chủ đề “Thiên nhiên và bầu trời”

2.3. Năng lực khác

– Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực khoa học: Vận dụng sự hiểu biết về các hiện tượng trong thiên nhiên để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên

– Kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy trên Power point

– Một số tấm hình ảnh bầu trời, ban ngày, ban đêm (mặt trời, mây, mặt trăng, ngôi sao);

nắng, mưa và những hiện tượng khác trong thiên nhiên; sấm chớp khi trời mưa, cầu vồng sau cơn mưa phù hợp với nội dung chủ đề; các đồ dùng khác phù hợp.

2. Học sinh

– SGK, VBT (nếu có)

– Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,…), giấy trắng, giấy bìa màu, keo dán, kéo, bút chì, gôm, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu ( lõi giấy, đĩa giấy, vỏ hộp cũ,…).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung 1: Ngày và đêm (Tiết 1)

– Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

– Trò chơi: Giải câu đố:

+ Không sơn mà đỏ, không gõ mà kêu, không khều mà rụng là những hiện tượng gì?

=> GV chốt: là mặt trời mọc, tiếng sấm và mưa rơi GV chiếu clip có hình ảnh liên quan, giới thiệu chủ đề mới: Thiên nhiên và bầu trời.

– Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động: Quan sát, thảo luận về bầu trời ban ngày, bầu trời ban đêm trong tự nhiên và trong tranh (khoảng 5 -7 phút)

– Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 22) về bầu trời ban ngày, bầu trời ban đêm trong tự nhiên và trong tranh

– Tổ chức cho HS thảo luận và tự rút ra các kiến thức:

Hình dạng, màu sắc chấm màu, mảng màu, nét màu của mặt trời, mây, mặt trăng, ngôi sao và cách thể hiện hình dạng, màu sắc đó trong mĩ thuật.

+ Đặt câu hỏi gợi ý:

. Em thường đến trường vào khi nào trong ngày?

. Em đi ngủ vào khi nào trong ngày?

=> GV chốt: Buổi sáng còn được gọi là ban ngày, buổi tối còn được gọi là ban đêm.

. Mặt trời xuất hiện vào ban ngày hay ban đêm?

. Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày hay ban đêm?

. Mặt trời có dạng hình gì?

. Hình dạng mặt trăng thay đổi như thế nào?

. Trên bầu trời, ngoài mặt trời và mặt trăng còn gì nữa?

=> GV chốt: Trong tự nhiên có ban ngày và ban đêm. Mặt trời có dạng hình tròn, xuất hiện trên bầu trời vào ban ngày. Mặt trăng và ngôi sao thường có trên bầu trời vào ban đêm. Mây có nhiều hình dạng khác nhau.

– Kết luận, tuyên dương HS.

Hoạt động: Vẽ tranh ban ngày hoặc ban đêm – HS thực hành, sáng tạo, nhận xét sản phẩm (khoảng 25 phút)

– Gợi ý các bước thực hiện:

=> GV giới thiệu tranh mẫu cho HS tham khảo hình minh hoạ SGK trang 22, 23…, gợi ý để HS suy nghĩ và lựa chọn ý tưởng thực hiện tranh cá nhân hoặc nhóm – Khuyến khích các em thực hiện theo nhóm

-Đặt các câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu màu sắc và hình ảnh chính phụ trong tranh:

+ Theo em đâu là tranh vẽ ban ngày, đâu là tranh vẽ ban đêm? Dấu hiệu nào để em phân biệt tranh vẽ ban ngày và tranh vẽ ban đêm ở những bức tranh trên?

+ Tranh ban ngày màu sắc như thế nào?

+ Tranh ban đêm màu sắc như thế nào?

=> GV chốt: Tranh vẽ ban ngày thường có mặt trời, mây trắng, màu sắc thường tươi sáng, nhất là màu nền, tranh vẽ ban đêm thường có trăng hoặc sao và sử dụng nhiều màu tối.

Gv nêu yêu cầu thực hiện:

– Các nhóm thảo luận và chọn một trong các cách sau để thực hiện tranh của nhóm:

+ Vẽ tranh phong cảnh hoặc sinh hoạt vào ban ngày.

+ Vẽ tranh phong cảnh hoặc sinh hoạt vào ban đêm.

+ Vẽ thêm hình và vẽ màu để hoàn chỉnh thành bức tranh ban ngày hoặc ban đêm (GV vẽ sẵn một bức tranh phong cảnh đơn giản bằng nét nhằm hỗ trợ cho các nhóm còn lúng túng, chưa tự tin)

– Quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt câu hỏi để phát triển năng lực cho HS:

+ Nhóm em dự định vẽ hình ảnh chính là gì?

+ Hình ảnh chính nên vẽ ở đâu trên tờ giấy?

+ Nhóm em sẽ vẽ thêm hình ảnh phụ gì cho tranh sinh động hơn?

+ Nhóm em sẽ vẽ màu như thế nào cho tranh của mình? Vì sao?

– Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình, của nhóm khác.

GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành sản phẩm.

– Câu hỏi gợi ý:

. Sản phẩm của nhóm em vẽ ban ngày hay ban đêm?

. Trong các sản phẩm của bạn, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

. Em đã học tập hay chia sẻ gì cùng bạn?

. Em có thích sản phẩm của mình không? Có thể làm gì để sản phẩm đẹp hơn?…

– Dặn dò HS về quan sát hoặc tìm hiểu thêm về hiện tượng nắng, mưa trong thiên nhiên, chuẩn bị đồ dùng học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu,…

– Lớp hát;

– Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo

– giải câu đố;

– Nhận xét, đánh giá.

– Quan sát, thảo luận nhóm, liên hệ, nhận xét theo câu hỏi gợi ý…

– Quan sát, nhận biết;

– Nêu cảm xúc của mình

– Nhận biết, cùng thực hiện.

– Tham khảo câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ tranh theo nội dung đã thảo luận

– Nhận xét sản phẩm của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý

– Nhận biết về chuẩn bị

Nội dung 2: Nắng và mưa (Tiết 2)

– Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút):

– Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

– Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Mưa rơi”: Vỗ tay mạnh, nhẹ để tạo tiếng mưa to, nhỏ (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp).

– Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động: Quan sát, thảo luận về nắng, mưa trong thiên nhiên và trong tranh (khoảng 5-7 phút)

– Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 24) về những hiện tượng khác nhau trong thiên nhiên và trong tranh.

– Tổ chức cho HS làm việc nhóm, giao nhiệm vụ để HS thảo luận và trình bày ý kiến về hiện tượng mưa, nắng trong thiên nhiên vả trong sản phẩm mĩ thuật:

– Câu hỏi gợi ý:

. Em có nhận xét thế nào về màu sắc của các bức ảnh

và tranh trời nắng?

. Em có nhận xét thế nào về màu sắc của các bức ảnh

và tranh trời mưa?

Hoạt động: Vẽ hoặc cắt, xé dán cảnh trời nắng hoặc trời mưa – Thực hành sáng tạo trong nhóm (khoảng 25 phút)

Gợi ý các bước thực hiện:

GV thị phạm hoặc hướng dẫn HS tham khảo hình minh hoạ trong SGK trang 24, 25

– GV nêu yêu cầu thực hiện, gợi ý để các em lựa chọn cách thực hiện sản phẩm của nhóm:

+ Vẽ màu vào tranh có sẵn, thêm các chi tiết để làm rõ thời tiết nắng, mưa trong tranh

+ Vẽ hoặc cắt, xé, dán tranh theo trí tưởng tượng về hiện tượng nắng hoặc mưa

– Khuyến khích HS sáng tạo tranh về khung cảnh thiên nhiên xung quanh theo ý tưởng mà em thích.

– Quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để phát triển năng lực cho HS:

– Câu hỏi gợi ý:

. Sản phẩm diễn tả trời nắng hay trời mưa?

. Nhóm em sẽ chọn những màu nào để thực hiện sản phẩm? Màu đó để diễn tả hình ảnh gì? Vì sao?

– Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm. GV

kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích học sinh còn chưa hoàn thành sản phẩm.

– Câu hỏi gợi ý:

. Em tạo sản phẩm bằng vật liệu gì? Hãy chia sẻ cách thực hiện sản phẩm.

. Em hãy chia sẻ suy nghĩ về sản phẩm của nhóm mình hoặc nhóm bạn.

. Sau khi hoàn thiện, em sẽ sử dung sản phẩm như thế nào?

– Dặn dò HS về tìm hiểu hình ảnh về sấm chớp hoặc cầu vồng.

– Lớp hát;

– Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo;

– Nhận biết, thực hiện;

– Nhận xét, đánh giá.

– Quan sát, thảo luận nhóm; Nêu nhận xét

– Nhận biết, thực hiện theo yêu cầu;

– Nhận xét theo câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo tranh cắt, xé, dán về trời nắng hoặc mưa

– Quan sát, nhận biết

– Nhận xét sản phẩm của mình/ bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý

– Nhận biết về chuẩn bị

Nội dung 3: SẤM CHỚP VÀ CẦU VỒNG (Tiết 3)

– Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút):

– Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

– Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ghép hình cầu vồng” từ những mảnh giấy màu (hoặc trò chơi khác có nội dung phù hợp).

– Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động: Quan sát, thảo luận về sấm chớp, cầu vồng sau cơn mưa trong thiên nhiên và trong tranh (khoảng 5 -7 phút)

– Giới thiệu một số hình ảnh hay đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ SGK trang 26)…về sấm chớp khi trời mưa hình ảnh cầu vồng sau cơn mưa.

+ Giới thiệu các sản phẩm đã thực hiện của GV hoặc học sinh năm cũ, tổ chức cho HS hoạt động nhóm, trình bày các đặc điểm về hiện tượng sấm chớp và hình dáng, màu sắc cầu vồng sau cơn mưa trong sản phẩm mĩ thuật.

Câu hỏi gợi ý:

. Em hãy cho biết chớp, cầu vồng trong tự nhiên và trong tranh có hình dạng, màu sắc như thế nào?

Kể tên các màu mà em nhìn thấy ở cầu vồng.

Hoạt động: Cắt, dán và vẽ cảnh sấm chớp hoặc cầu vồng

– Thực hành sáng tạo theo nhóm tạo hình và sắp xếp những đám mây, sấm chớp hoặc cầu vồng thành bức tranh, nhận xét sản phẩm trong nhóm (khoảng 25 phút)

– Hướng dẫn học sinh thực hành cắt, dán thủ công diễn tả sấm chớp hoặc cầu vồng (dùng chấm, nét, mảng).

– Giới thiệu hình minh hoạ vẽ trong SGK hoặc hình ảnh mẫu GV chuẩn bị.

– Tổ chức cho HS thảo luận về sản phẩm của nhóm: lựa chọn ý tưởng, cách thực hành và thời gian thực hiện,…

– Yêu cầu nhóm thực hành cắt dán thủ công tạo thành một sản phẩm về sấm chớp hoặc cầu vồng hoàn chỉnh.

– Đi quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để kịp thời phát triển năng lực cho HS.

– Câu hỏi gợi ý:

. Em hãy kể về màu sắc và hình dạng của đám mây, tia chớp và cầu vồng mà em biết?

. Nhóm em sẽ sử dụng vật liệu gì để thực hiện sản phẩm?

. Sản phẩm của nhóm em sẽ có những màu nào, vì sao lại sử dụng màu đó?

– Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm, kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS (hoặc nhóm) có những ý tưởng đặc sắc, tiến bộ.

Câu hỏi gợi ý:

. Em hãy trình bày các bước thực hiện sản phẩm của nhóm? Vì sao nhóm em chọn thực hiện sản phẩm này?

. Sản phẩm có cần bổ sung thêm gì nữa không? Vì sao?

. Em thích sản phẩm nào của nhóm bạn, vì sao?

. Các em sẽ giữ gìn sản phẩm bằng cách nào?

– Dặn dò HS giữ gìn, bảo quản sản phẩm …

– Lớp hát;

– Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo;

– Nhận biết, thực hiện;

– Nhận xét, đánh giá.

– Quan sát, thảo luận nhóm;

– Nhận biết, thực hiện nhóm theo yêu cầu; nhận xét theo câu hỏi gợi ý…

– Thảo luận nhóm, nhận xét câu hỏi gợi ý và thực hành cắt dán thủ công tạo thành một sản phẩm về sấm chớp hoặc cầu vồng hoàn chỉnh.

– Quan sát, nhận biết;

– Nhận xét sản phẩm của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý

– Nhận biết về chuẩn bị

Nội dung 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM (Tiết 4)

– Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút):

– Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

– Có thể hướng dẫn HS thực hiện trò chơi khởi động tiết học có nội dung phù hợp.

– Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động: Thực hành sáng tạo theo nhóm – Khoảng 15 phút

– Yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm của mình/ nhóm.

– Hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm (có thể tham khảo hình minh họa SGK trang 28)

– Tổ chức cho HS giới thiệu trước cả lớp về sản phẩm cá nhân/ nhóm, nhận xét, đánh giá.

Hoạt động: Phân tích, đánh giá- khoảng 16 phút

. Sản phẩm của em và nhóm đã hoàn thành chưa, có cần bổ sung thêm gì không, vì sao?

. Nhóm em đã thực hiện sản phẩm bằng cách nào?

. Vật liệu để tạo sản phẩm là gì?

. Trong các sản phẩm của lớp, em thích sản phẩm nào ? Vì sao?

. Em thích hiện tượng thiên nhiên nào nhất? Vì sao?

. Em sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời nắng hay trời mưa?

. Em có cảm nhận gì về cảnh đẹp thiên nhiên trong tranh và cảnh đẹp của Việt Nam?

. Em sẽ làm gì để bảo vệ các cảnh đẹp đó cũng như môi trường sống của mình và cộng đồng?

. Em nhận xét, đánh giá thế nào về việc chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập của mình, của bạn?

. Em hay bạn nào trong nhóm/ lớp đã vận dụng tốt kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

. Em thấy mình đã học tập được từ bạn những điều gì?

. Em sẽ sử dụng sản phẩm để làm gì?…

* Củng cố:

– GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS;

* Dặn dò: HS về quan sát các loại cây, quả, công viên, chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề 4: màu vẽ, giấy thủ công, kéo, keo,…

– Lớp hát;

– Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo;

– Nhận biết, thực hiện;

– Nhận xét, đánh giá.

– Thảo luận nhóm, hoàn thiện sản phẩm

– Trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, nhận xét, đánh giá theo câu hỏi gợi ý

– Nhận biết, thực hiện

Tham khảo thêm:   Thông tư 28/2012/TT-BYT Danh mục bệnh mà người mắc bệnh đó không được lấy mô

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…..

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 1 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *