Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 – Cả năm Giáo án điện tử lớp 5 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 – Cả năm được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử được Wikihoc.com sưu tầm và chọn lọc nhằm gửi đến quý thầy cô giáo. Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 từ tuần 1 đến tuần 35 sẽ góp phần hỗ trợ công tác giảng dạy của các thầy cô giáo. Sau đây, mời quý thầy cô cùng tham khảo. Chúc thầy cô và các em có những tiết học hay và bổ ích.

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU5

Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ :

BÀI 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA

1. Mục tiêu

Giúp HS:

– Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn.

– Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.

– Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết.

2. Đồ dùng dạy học

– Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét.

– Giấy khổ to, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩa (ghi bảng)

2. Dạy bài mới

a) Tìm hiểu ví dụ

Bài 1

– Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1 phần nhận xét. Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm.

– Gọi HS nêu ý nghĩa của từ in đậm. Yêu cầu mỗi HS nêu nghĩa của 1 từ.

– Gv chỉnh sửa câu trả lời cho HS

CH: em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?

GV kết luận: những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.

Bài 2

– Gọi HS đọc yêu cầu

– Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướng dẫn:

+ cùng đọc đoạn văn.

+ thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn.

+ Đọc đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.

+ So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa

– Gọi HS phát biểu

– HS đọc yêu cầu Cả lớp suy nghĩ tìm hiểu nghĩa của từ.

– HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:

+ Xây dựng: làm nên công tình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.

+ kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn

+ Vàng xuộm: màu vàng đậm

+ vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên

+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

– Từ Xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra 1 hay nhiều công trình kiến trúc.

– Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.

– HS đọc yêu cầu

– HS làm việc theo nhóm

– 2 HS phát biểu nối tiếp nhau phát biểu về từng đoạn, cả lớp nhận xét và thống nhất:

+ Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựngcó thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.

+ Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 4 Bài 4: Tạo chương trình có nhiều nhân vật Giải Tin học lớp 4 Cánh diều trang 64, 65

Kết luận: Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.

Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi cảm giác có vị ngọt. những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

CH: thế nào là từ đồng nghĩa?

Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?

Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

b) Ghi nhớ

– Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK

– Yêu cầu HS lấy ví dụ từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn

– GV gọi HS trả lời và ghi bảng

– HS nối tiếp nhau trả lời

– HS đọc SGK 2 HS đọc to

– HS thảo luận

– HS trả lời:

+ Từ đồng nghĩa: Tổ quốc- đất nước, yêu thương- thương yêu

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lựn- heo, má- mẹ.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì- đen kịt, đỏ tươi- đỏ ối.

Kết luận: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. những tườ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau khi nói viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu hay sắc thái biểu lộ tình cảm. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khi sử dụng vì chúng chỉ có 1 nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau.

Tham khảo thêm:   Mẫu phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm Phiếu tư vấn giới thiệu việc làm

3. Luyện tập

Bài tập 1

– gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

– Gọi HS đọc từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi bảng

– Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng làm

CH: Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước nhà, non sông vào 1 nhóm?

CH: Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?

Bài tập 2

– Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

– Chia nhóm , phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm

– Nhóm nào làm xong dán lên bảng, đọc phiếu của mình

GV nhận xét và kết luận các từ đúng

Bài 3

– Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

– Yêu cầu HS tự làm bài tập

– GV nhận xét

– HS đọc yêu cầu

– HS đọc

– HS thảo luận

+ nước nhà – non sông

+ hoàn cầu – năm châu

– Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.

+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi khắp thế giới.

– HS đọc

– HS thảo luận và làm bài theo nhóm

– Các nhóm trình bày bài

– nhóm khác nhận xét bổ xung

Víêt đáp án vào vở

+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, đềm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ

+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ..

+ học tập: học, học hành, học hỏi….

– HS đọc yêu cầu

– HS làm bài vào vở

– 5-7 HS nêu câu của mình

HS khác nhận xét

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 66/2010/TTLT-BNNPTNT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn phát hành, quản lý và sử dụng thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo

VD: Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.

Những ngôi nhà xinh xắn bên hàng cây xanh

chúng em thi đua học tập. Học hành là nhiệm vụ của chúng em.

Chiếc máy xúc khổng lồ đang xúc đất đổ lên xe ben.

4. Củng cố dặn dò

– Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?

– Nhận xét câu trả lời

– Nhận xét giờ học

– Dặn HS học thuộc ghi nhớ làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

Mời các bạn tải về để xem tiếp nội dung tài liệu.

Để hỗ trợ công tác giảng dạy, thầy cô giáo có thể tham khảo thêm giáo án điện tử các môn học lớp 4 và giáo án các lớp khác. Giáo áo các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 được Wikihoc.com sưu tầm đều là những tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy của thầy cô giáo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 – Cả năm Giáo án điện tử lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *