Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án lớp 3 sách Cánh diều – Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 3 Cánh diều (10 môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án lớp 3 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó,giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 3 theo chương trình mới.

Giáo án điện tử lớp 3 Cánh diều gồm 10 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Tin học, Âm nhạc giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 sách Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 1

TOÁN

Bài 01: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 – Trang 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, xếp thứ tự các số trong phạm vi 1 000.
  • Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.
  • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

  • Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
  • Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– Cách tiến hành:

– GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

– HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

-Mục tiêu:

– Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, xếp thứ tự các số trong phạm vi 1 000.

– Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân)

a) GV cho HS quan sát câu a và trả lời miệng.

Bài 1

Bài 1

– GV Mời HS khác nhận xét.

GV nhận xét, tuyên dương.

Câu b, c, d GV cho HS quan sát tia số và điền kết quả vào vở.

– Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương.

Toán 3

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

– GV yêu cầu HS nêu đề bài

– GV giải thích ý nghĩa việc làm thu gom chai nhựa: Đây là kế hoạch nhỏ các bạn làm để xây dựng phong trào trong lớp.

– GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

– Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

a. Nêu tên bạn thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất.

Toán 3

b. Nêu tên các bạn thu gom số lượng vỏ chai nhựa theo thứ tự từ nhiều đến ít.

– GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

– GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

– Làm việc chung cả lớp.

a. Em hãy ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình sau:

Toán 3

GV mời HS trao đổi về ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình

b. Em hãy đếm số con ong, số bông hoa ở hình bên để kiểm tra lại.

– Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

– GV nhận xét tuyên dương.

– HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.

+ Trong hộp có 100 quả bóng, trong khay có 20 quả. Vậy số đó là 120.

+ Có 2 bó que tính, mỗi bó 100 que, có thêm 4 bó mỗi bó có 10 que. Vậy số đó là: 240

+ Có 2 tấm mỗi tấm 100 ô vuông, có 3 cột mỗi cột 10 ô vuông, thêm 8 ô vuông nữa. Vậy số đó là: 238

+ Có 5 tấm mỗi tấm 100 ô vuông, có 3 cột mỗi cột 10 ô vuông, thêm 4 ô vuông nữa. Vậy số đó là: 534

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ HS quan sát tia số và điền kết quả vào vở.

+ 1 HS trình bày trước lớp.

+ HS nhận xét, bổ sung

b. 461, 475, 482, 495.

c. Số liền trước của 470 là: 469. Số liền sau của số 489 là 490.

d. 715 gồm 7 trăm 1 chục 5 đơn vị, ta viết 715 = 700+10+5

– 1 HS nêu đề bài.

– Cả lớp lắng nghe ý nghĩa của bài toán.

– HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

+ Bạn Hương thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất (165 chai)

+ bạn Hương (165), bạn Hải (148), bạn Xuân (112), bạn Mạnh (95).

– HS đọc yêu cầu bài 3a.

– Cả lớp suy nghĩ trao đổi ước lượng số con ong. HS khoanh tròn ước lượng theo cột của số con ong, số bông hoa (mỗi cột là 1 chục).

– HS trao đổi:

+ Khoanh số con ong thành 3 cột, mỗi cột khoảng 1 chục con, vậy số con ong khoảng hơn 3 chục con.

+ Khoanh số bông hoa thành 3 cột, mỗi cột khoảng 1 chục bông hoa (cột 3 chỉ có 3 bông), vậy số bông hoa khoảng gần 3 chục bông)

– HS đếm số con ong, số bông hoa ở hình bên để kiểm tra lại:

+ Số con ong là: 32 con

+ Số bông hoa là: 23 bông

– HS nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– Cách tiến hành:

– GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

– GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

– Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

– Số ghế ghi trên phiếu xem biểu diễn ca nhạc của bố và Ngọc là 231 và 232. Em hãy chỉ dẫn giúp hai bố con tìm được ghế của mình.

Toán 3

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– HS nêu yêu cầu bài 4.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

– Đại diện các nhóm trình bày:

+ Căn cứ vào hình ta có 3 dãy ghế: Dãy 1 có số ghế hàng trăm là 2, dãy 2 có số ghế hàng trăm là 3, có số ghế hàng trăm là 4. Số thứ tự các ghế là các số liên tiếp tăng dần.

+ Số ghế của bố và Ngọc là 231 và 232. Vậy số ghế đó ở dãy 1, ngay cạnh hai bố con và bị che khuất.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều

TUẦN 1

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON
Bài 01: CHÀO NĂM HỌC MỚI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,…)

– Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

– Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,…)

– Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ miêu tả niềm vui của học sinh trong ngày khai trường)

– Phát triển năng lực văn học:

  • Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.
  • Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.
  • Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

– Cách tiến hành:

– GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các em với năm học mới.

Giáo án Tiếng Việt 3

+ Em chuẩn bị tranh phục, sách vở thể nào để đi khai giảng?

+ Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?

+ Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm MĂNG NON

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

– HS lắng nghe.

2. Khám phá.

Mục tiêu:

– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,…)

– Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

– Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,…)

– Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.

Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

– GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

– GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

– Gọi 1 HS đọc toàn bài.

– GV chia khổ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến đi hội.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến trên lưng.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến như reo.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến lớp 4.

+ Khổ 5: Còn lại

– GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

– Luyện đọc từ khó: nắng mới, lá cờ, năm xưa, vào lớp, hớn hở, ôm vai, bá cổ,…

– Luyện đọc câu:

Sáng mùa thu trong xanh/

Em mặc quần áo mới/

Đi đón ngày khai trường/

Vui như là đi hội.//

Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

– GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

– GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ đi khai giảng như thế nào?

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô?

+ Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?

+ Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu?

– GV mời HS nêu nội dung bài.

– GV Chốt: Bài thơ thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

– Hs lắng nghe.

– HS lắng nghe cách đọc.

– 1 HS đọc toàn bài.

– HS quan sát

– HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

– HS đọc từ khó.

– 2-3 HS đọc câu.

– HS luyện đọc theo nhóm 4.

– HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn HS dậy sớm, mặc quàn áo mới với niềm vui như là đi hội.

+ Gặp bạn cười hớn hở; tay bắt mặt mừng; ôm vai bá cổ; nhìn thầy cô ai cũng như trẻ lại; lá cờ bay như reo.

+ Các bạn vui vì thấy mình lớn lên thêm, không còn bé như lớp 1, 2 nữa.

+ Tiếng trống khai trường gióng giả, hình ảnh các bạn HS vai mang khăn quàng đỏ thắm vào lớp báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

– 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

– Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ.

+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

– Cách tiến hành:

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Giáo án Tiếng Việt 3

– GV yêu cầu HS đọc đề bài.

– GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

– GV mời đại diện nhóm trình bày.

– GV mời các nhóm nhận xét.

– GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt 1-2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng.

– GV yêu cầu HS đọc đề bài.

– GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

– GV mời HS trình bày.

– GV mời HS khác nhận xét.

– GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:

+ Em xếp hàng và làm lễ khai giảng cùng các bạn.

+ Em hát to bài hát quốc ca trong lúc chào cờ.

+ Sau khi kết thúc lễ khai giảng, chúng em cùng nhau trò chuyện hỏi thăm về thời gian nghỉ hè.

– 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

– HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– Đại diện nhóm trình bày:

+ Từ ngữ chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: reo, cười, đo, bay.

+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ, tươi.

– Đại diện các nhóm nhận xét.

– 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

– HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về hoạt động của em trong ngày khai giảng.

– Một số HS trình bày theo kết quả của mình

4. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

– Cách tiến hành:

GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số lễ khai giảng năm học mới ở các nơi khác để các em hiểu biết thêm sự phong phú của lễ khai giảng..

+ GV nêu câu hỏi trong lễ khai giảng ở video có gì khác với lễ khai giảng của trường mình?

+ Em thích nhất hoạt động nào?

– Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,…

– Nhận xét, tuyên dương

– Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

– HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

– Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 21: Phenol Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức trang 129, 130, 131, 132, 133

Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều

TUẦN 1

ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

  • Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc ca.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào ki nghe bài hát Quốc Ca.
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

– Cách tiến hành:

– GV giới thiệu một số bức tranh, yêu cầu HS quan sát và chọn những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam.

Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới.

– HS quan sát tranh.

+ HS trả lời về những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam.

+ Tranh 1: Bác Hồ kính yêu

+ Tranh 2: Múa rối nước.

+ Tranh 4: Chùa Một Cột.

– HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Mục tiêu: Nhận biết được Quốc hiệu Việt Nam.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu Việt Nam. (Làm việc chung cả lớp)

– GV mời HS nêu yêu cầu.

– GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát, đọc thầm câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:

+ Quốc hiệu của nước ta là gì?

Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều

– GV mời HS tham gia ý kiến về Quốc hiệu của Việt Nam.

– GV mời HS khác nhận xét.

– GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

Hoạt động 2: Tìm hiểu Quốc kì Việt Nam. (làm việc nhóm 4).

– GV mời HS nêu yêu cầu.

– GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Hãy tìm Quốc kì của Việt Nam trong các hình dưới đây.

+ Hãy mô tả Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều

– GV mời các nhóm trình bày.

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét tuyên dương và kết luận:

Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khung hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.

– 1 HS nêu yêu cầu.

– cả lớp cùng quan sát tranh và đọc nội dung câu chuyện qua tranh để tìm ra Quốc hiệu của đất nước.

+ Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– 3-5 HS trình bày

– HS khác nhận xét, bổ sung.

+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

– 1 HS nêu yêu cầu.

– Các nhóm thảo luận, trao đổi và tìm ra Quốc kì Việt Nam.

– Các nhóm trình bày:

+ Quốc kì Việt Nam:

Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều

+ Trình bày mô tả Quốc kì của nước Việt Nam theo nhận biết của nhóm.

– Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.

+ HS đọc lại mô tat Quốc kì Việt Nam.

3. Luyện tập

– Mục tiêu:

+ Học sinh biết về bài hát Quốc ca của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu được cảm xúc của mình khi nghe hát Quốc ca.

– Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Tìm hiểu Quốc ca Việt Nam. (làm cá nhân).

– GV mời HS nêu yêu cầu.

– GV mở bài hát “Tiến Quân ca” cho HS nghe và trả lời câu hỏi:

+ Quốc ca Việt Nam có tên gốc là gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?

+ Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam.

Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều

– GV mời HS trình bày theo hiểu biết của mình.

– GV mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt nội dung, tuyên dương.

– 1 HS đọc yêu cầu bài.

– HS làm việc cá nhân, lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi:

+ Quốc ca Việt Nam có tên gốc là bài hát Tiến quân ca. Do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

+ Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam: Cảm thấy tự hào khi nghe Quốc ca.

– HS trình bày

– Các nhóm nhận xét nhóm bạn.

3. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về Quốc hiệu, Quốc kì và Quốc ca Việt Nam.

+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca.

– Cách tiến hành:

GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.

+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành làm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.

+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.

– Nhận xét, tuyên dương

– HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ.

+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.

+ Các nhóm nhận xét bình chọn

– HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều

TUẦN 1

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

  • Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
  • Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
  • Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– Cách tiến hành:

– GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?

+ Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con.

+ Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng.

– HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Mục tiêu:

+ Nêu được các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại.

+ Giới thiệu được một số người thuộc họ nội và họ ngoại của em.

+ Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong họ hàng nội, ngoại.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. (làm việc chung cả lớp)

– GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Bạn An và bạn Lan đã cho xem ảnh của những ai?

+ Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan?

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3

– GV mời các HS khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương.

– GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

+ Ông bà bố và các anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.

+ Ông bà mẹ và các anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

– 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

– Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Bạn An đã cho xem ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và chị gái của bố.

+ Bạn Lan đã cho xem ảnh của ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và em trai của mẹ.

+ Người thuộc họ nội của bạn An: ông bà nội, chị gái của bố (o hoặc bá) và Lan, Hoa.

+ Những người thuộc họ ngoại của bạn Lan: ông, bà, em trai của mẹ và An Bình.

– HS nhận xét ý kiến của bạn.

– Lắng nghe rút kinh nghiệm.

– 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2)

– GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình dưới đây:

. Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?

. Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?

. Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên

– 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

– Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

– Đại diện các nhóm trình bày:

+ Bố An là con trai, mẹ Lan là con gái của ông bà.

+ Mẹ An là con dâu, bố Lan là con rể của ông bà.

+ An Bình là cháu nội, Lan Hoa là cháu ngoại của ông bà.

– Đại diện các nhóm nhận xét.

– Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

Mục tiêu:

+ Biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại. (Làm việc nhóm 4)

– GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách xưng hô của mình với những người thuộc họ nội, họ ngoại.

– Mời các nhóm trình bày.

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm một số cách xưng hô tuỳ theo địa phương.

VD: ở Miền trung vợ của chú gọi là mự (chú mự); ở miền Bắc, vợ của chú lại gọi là thím (chú thím),…

– 1 HS đọc yêu cầu bài.

– Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

– Đại diện các nhóm trình bày theo cách xưng hô của gia đình, địa phương mình.

– Các nhóm nhận xét.

– Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– Cách tiến hành:

– GV giới thiệu sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của bạn An.

– Cùng trao đổi với HS về sơ đồ

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3

+ GV yêu cầu HS về nhà dựa vào sơ đồ gợi ý này để vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của mình

– HS quan sát sơ đồ.

– HS cùng trao đổi về sơ đồ.

– Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách Cánh diều

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
  • Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

– Cách tiến hành:

– GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS lắng nghe.

– HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

– HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: quan sát lớp học (làm việc chung cả lớp)

GV mời HS đọc yêu cầu.

– GV phát phiếu khảo sát để HD quan sát lớp và điền thông tin.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều

– GV mời HS trình bày trước lớp.

– GV mời các HS khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương.

– Học sinh đọc yêu cầu bài

– HS tiến hành quan sát lớp học của mình và điền những thông tin quan sát được trong lớp để đưa vào phiếu:

+ Cuối lớp: có khẩu hiệu

+ Hai bên tường: chưa trang trí.

+ …

– Một số HS chia sẻ trước lớp.

– HS nhận xét ý kiến của bạn.

– Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

Mục tiêu:

+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Quan sát, nhận xét trang trí lớp. (Làm việc nhóm 2)

– GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

– GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Nhận xét về ý tưởng trang trí lớp học trong các tranh dưới đây:

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 3. Xây dựng ý tưởng trang trí lớp học. (Làm việc nhóm 4)

– GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

– GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Thảo luận và xây dựng ý tưởng trang trí lớp.

– Các nhóm trình bày ý tưởng.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương.

– 1 HS đọc yêu cầu bài.

– Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày:

+ Tranh 1: trang trí góc sáng tạo rất đẹp, có vẽ bình hoa, các phiếu sáng tạo hình trái tim.

+ Tranh 2: Góc lớp cửa ra vào được bố trí đẹp, khoa học. Có bảng nội quy lớp bằng cây xanh, có chậu cây cảnh nhỏ,..

– Các nhóm nhận xét, bổ sung

– 1 HS đọc yêu cầu bài.

– HS thảo luận nhóm 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, phù hợp để đề xuất trang trí lớp.

+ Trồng thêm châu hoa trước cửa lớp.

+ Làm nội quy bằng những bông hoa đẹp.

+ ….

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều

– Các nhóm nhận xét, bổ sung

4. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng để cuối tuần cùng chung tay trang trí lớp:

+ Tìm tranh ảnh trang trí lớp.

+ Tìm thêm một số cây hoa để trồng trước cửa lớp,….

– Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

– Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

– HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Fluency Time! 1: Lesson One Fluency Time trang 30 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 3 sách Cánh diều

BÀI 1: NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU (2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực mĩ thuật: Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

  • Biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu đó từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.
  • Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ trong học tập; biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp; yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác; chuẩn bị đồ dùng giấy màu hoặc màu vẽ để thực hành, sáng tạo…

II. Đồ dùng, thiết bị DH: màu (màu sáp hoặc màu dạ, màu goát), giấy màu, bút chì, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung mỗi tiết học

Tiết 1

– Nhận biết: Màu thứ cấp, cách tạo màu thứ cấp từ các cặp màu cơ bản.

– Thực hành: Tạo màu thứ cấp. Vẽ hình ảnh yêu thích (lọ hoa, quả, đồ vật, con vật,…) bằng nét bút chì/màu.

Tiết 2

Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2.

– Thực hành: Tiếp tục vẽ màu hoặc xé, dán hoàn thành sản phẩm.

TIẾT 1

chủ yếu của GV

chủ yếu của HS

Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút)

Tổ chức trò chơi “Màu sắc em thích”

Nội dung: Viết tên các màu đã biết, kết hợp nhắc lại màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học.

– Viết tên một số màu

– Giới thiệu màu cơ bản có trong và giới thiệu

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 9 phút)

1.1. sử dụng hình minh họa tr.5, sgk:

– Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…).

– Giới thiệu các màu cơ bản và kết quả pha trộn ở mỗi cặp màu (Xem thêm gợi ý trong SGV)

– Quan sát, thảo luận (nhóm… HS), trả lời câu hỏi. Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung.

– Lắng nghe, quan sát GV giải thích/thị phạm

1.2. Sử dụng hình ảnh tr.6, sgk:

– Tổ chức HS quan sát mỗi hình 1, 2, 3 và trao đổi, chỉ ra màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh.

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

– Giới thiệu màu thứ cấp và một số thông tin về hình 1, 2, 3 (tác giả, tác phẩm, sản phẩm, nét văn hóa ẩm thực…).

– Gợi mở Hs quan sát, tìm màu thứ cấp trong lớp, trường; liên hệ với đời sống thực tiễn

– Tóm tắt nội dung quan sát, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6.

– Quan sát, trao đổi

– Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

– Chia sẻ, lắng nghe

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 16 phút):

2.1. Hướng dẫn cách thực hành

a. Tạo màu thứ cấp từ các màu cơ bản (tr.6, sgk).

– Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa, giới thiệu cách tạo màu mỗi thứ cấp từ các màu cơ bản bằng màu sáp.

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

– Hướng dẫn Hs trộn màu theo từng cặp màu cơ bản để tạo màu tím, màu xanh lá, màu cam

– Quan sát

– Giới thiệu cách tạo mỗi màu thứ cấp

– Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung

– Thực hành theo hướng dẫn của thầy/cô

b. Tạo sản phẩm tranh bằng cách vẽ màu; xé, cắt xé dán giấy (Tr.7, Sgk)

– Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa và trao đổi: Kể tên một số hình ảnh trong mỗi bức tranh? Hình ảnh nào là chính, phụ? Nêu cách vẽ màu; cách vẽ, xé, cắt dán? Mỗi bức tranh có màu thứ cấp nào? Có màu nào khác?…

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

– Giới thiệu, hướng dẫn cách vẽ màu; vẽ, xé, cắt dán tạo bức tranh tĩnh vật có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác. Nhấn mạnh bước vẽ hình.

– Quan sát, trao đổi, tìm hiểu cách vẽ tranh

– Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

– Lắng nghe, quan sát thầy/cô thị phạm, hướng dẫn

– Có thể nêu câu hỏi, ý kiến

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

– Giới thiệu thời lượng của bài học: Gồm 2 tiết

– Giao nhiệm vụ tiết 1 cho HS:

+ Thực hành: Vẽ hình ảnh (hoa, quả, đồ vật… yêu thích) bằng nét.

+ Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi…, chia sẻ về

hình ảnh sẽ được vẽ trong tranh của mình. , hình ảnh nào vẽ trước, ở

giữa bức tranh…

– Gợi mở HS: Sắp xếp hình ảnh trên khổ giấy/trang vở thực hành; có

thể vẽ bằng nét bút chì hoặc bút màu.

– Quan sát HS thực hành, trao đổi, gợi mở: chọn, sắp xếp hình ảnh phù hợp với khổ giấy; các hình ảnh cần có to, có nhỏ…

– Nếu còn thời gian, có thể gợi mở HS vẽ màu hoặc xé, cắt dán, sử dụng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính.

Thực hành tạo sản phẩm cá nhân

– Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm

3. Cảm nhận, chia sẻ(khoảng 5 phút):

– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mởgiới thiệu: Sản phẩm có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to, hình ảnh nào nhỏ? Thích hình vẽ của bạn nào nhất?…

– GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sẽ hoàn thành sản phẩm bằng cách vẽ màu hay xé, cắt, dán?…

– Trưng bày SP của mình

– Quan sát SP của mình, của các bạn

– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, ý tưởng…

4. Vận dụng(khoảng 2 phút):

– Gợi mở HS liên hệ hình ảnh yêu thích trên sản phẩm của mình hoặc của bạn với đời sống, VD: tên loài hoa, quả, đồ vật, cách sử dụng…. ; kết hợp bồi dưỡng phẩm chất.

– Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo để hoàn thành sản phẩm.

– Lưu ý HS: Chuẩn bị màu hoặc giấy màu phù hợp với cách thực hành vẽ hoặc xé, cắt dán. Có thể kết hợp vẽ màu với giấy màu.

– Chia sẻ

– Lắng nghe dặn dò của thầy/cô

Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 3 sách Cánh diều

TUẦN 1

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

  • Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
  • Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
  • Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng được lâu bền
  • 2. Năng lực chung.
  • Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất chăm chỉ: Học tập và tìm hiểu công nghệ để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

– Cách tiến hành:

– GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì?

+ Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ..

+ HS trả lời theo hiểu biết của mình.

– HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Đối tượng thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân)

GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Em hãy cho biết đâu là đối tượng tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên) và đâu là sản phẩm công nghệ (do con người tạo ra) trong các hình dưới đây.

Giáo án Công nghệ lớp 3

– GV mời các HS khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương.

– GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm do con người tạo ra.

– Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:

+ H1: Đối tượng tự nhiên.

+ H2: Sản phẩm công nghệ.

+ H3: Sản phẩm công nghệ.

+ H4: Đối tượng tự nhiên.

– HS nhận xét ý kiến của bạn.

– Lắng nghe rút kinh nghiệm.

– 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

Mục tiêu:

+ Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Ai kể đúng: Em hãy cùng các bạn kể một số đối tượng tự nhiên hoặc sản phẩm công nghệ. (làm việc nhóm 4)

– GV mời học sinh nêu yêu cầu.

– GV yêu cầu lớp chia nhóm, thảo luận và trình bày những đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết.

Giáo án Công nghệ lớp 3

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm nêu được nhiều đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

– GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

– 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

– Học sinh chia nhóm 4 và tiến hành thảo luận.

– Đại diện các nhóm trình bày:

+ Một số đối tượng tự nhiên: sông, núi, biển, dòng suối,…

+ Một số sản phẩn công nghệ: cặp sách, áo quần, xe cộ, cầu cống, công viên,…

– Đại diện các nhóm nhận xét.

– Lắng nghe rút kinh nghiệm.

– 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

4. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– Cách tiến hành:

– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”.

– Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết.

– Cách chơi:

+ Thời gian: 2-4 phút

+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.

+ Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết.

+ Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng.

– GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

– GV mở rộng thêm:Em có biết: sách vở mà em đang sử dụng là cá sản phẩm công nghệ được làm từ tự nhiên như tre, gỗ,…

Giáo án Công nghệ lớp 3

– Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

– Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.

– HS lắng nghe luật chơi.

– Học sinh tham gia chơi:

– HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất lớp 3 sách Cánh diều

Từ ngày …..đến ngày….. tháng….. năm….

TUẦN 1

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14 Hướng dẫn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp

GIÁO DỤC THỂ CHẤT (KHỐI 3) – T1
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
BÀI 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT VÒNG TRÒN THÀNH HAI, BA VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI. (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về phẩm chất:

  • Giới thiệu chương trình môn GDTC lớp 3; Biên chế tổ tập luyện; Học động tác biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại. Hs biết khẩu lệnh và cách thức thực hiện động tác để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. về năng lực chung:

2.1. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

  • NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.
  • NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và tập luyện.
  • Tự giác, tích cực trong tập luyện; Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh động tác biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
  • Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao, trang phục thể thao

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
TG SL Hoạt động GV Hoạt động HS

I. Hoạt động mở đầu

1. Nhận lớp

2. Khởi động

– Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập.

– Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,…

3. Trò chơi.

– Trò chơi “Làm theo lời nói không làm theo hành động”

Làm theo lời nói không làm theo hành động

II. Hoạt động hình thành kiến thức.

* Biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại.

– Từ một vòng tròn thành hai vòng tròn:

+ CB: ĐH một vòng tròn.

+ Khẩu lệnh: Bạn A làm chuẩn, theo 1-2, 1-2,… điểm số.

+ Động tác: Lần lượt từ bạn A quay mặt qua trái, hô to số của mình theo thứ tự 1-2, 1-2…, rồi quay mặt về tư thế ban đầu. Bạn cuối cùng hô to số của mình và hô “hết”.

+ Động tác biến đổi: Số 1 làm chuẩn; số 2 bước chân phải lùi một bước chếch sang phải về sau số 1, sau đó thu chân trái xuống thành tư thế đứng nghiêm.

– Từ hai vòng tròn trở về một vòng tròn:

+ Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ…Bước!”.

+ Động tác: Số 1 làm chuẩn; số 2 bước chân trái lên một bước chếch sang trái về vị trí cũ, sau đó thu chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm.

III. Hoạt động luyện tập.

1. Biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại.

Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

Thi đua giữa các tổ

2.Trò chơi “Kết bạn”

Trò chơi “Kết bạn”

IV. Vận dụng

– Thả lỏng cơ toàn thân.

– Củng cố hệ thống bài học

– Nhận xét và hướng dẫn tập luyện ở nhà.

6-10’

3-5’

1-2’

5-7’

10-15’

2-4’

3-5’

1-3 phút

4-6 phút

4-6 phút

1-2L

1-2L

2-3L

1-3L

1-2L

1L

– Nghe cán bộ lớp báo cáo.

– Hỏi về sức khỏe của Hs.

– Cô trò chúc nhau.

– Phổ biến nội dung, nhiệm vụ và yêu cầu giờ học.

– GV di chuyển và quan sát, chỉ dẫn cho HS thực hiện.

– Gv tổ chức Hs chơi trò chơi.

– Cho HS quan sát tranh

– GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

– Hô nhịp và thực hiện động tác mẫu, hướng dẫn Hs thực hiện đt.

– Gv quan sát, uốn nắm và sửa sai cho Hs.

– Gv hô nhịp 1 lần và giao cán sự lớp hô.

– Hs tập theo Gv.

– Gv quan sát, sửa sai cho Hs.

– Yêu cầu Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

– Gv quan sát, uốn nắn, sửa sai cho Hs.

– GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

-Tuyên dương tổ tập đều, đúng nhất.

– GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi.

– Cùng hs nhắc lại luật chơi và cách chơi.

– Cho Hs chơi thử.

– Tổ chức cho Hs chơi.

– GV hướng dẫn.

– Gv cùng hs hệ thống lại bài (đưa câu hỏi).

– Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của Hs.

– HD sử dụng SGK để Hs ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

– Cán sư tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp học cho Gv.

Đội hình– Cán sự điều khiển lớp khởi động .

– Hs chơi đúng luật, nhiệt tình sôi nổi và đảm bảo an toàn.

– Hs lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ.

– Tập luyện theo sự hướng dẫn của Gv.

Tập luyện

Tập luyện

– Hs tiến hành tập luyện theo sự hướng dẫn của Gv và cán sự lớp.

– Hs thay phiên nhau hô nhịp.

Đội hình

– Từng tổ lên thi đua – trình diễn

Hs nhắc lại luật chơi, cách chơi.

– Hs tiến hành chơi trò chơi dưới sự chỉ huy của Gv.

– Chơi trò đúng luật, nhiệt tình, sôi nổi và an toàn.

– HS thực hiện thả lỏng

– Hs cùng Gv hệ thống lại bài (HS quan sát SGK (tranh) trả lời)

Đội hình

– HS tập chung thực hiện theo hướng dẫn của GV và nhận hướng dẫn tập luyện ở nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Kế hoạch bài dạy môn Tin học 3 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
  • Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.
  • Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.
  • Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.

b. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trao đổi với bạn trong học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.

Năng lực riêng:

  • Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

– Nhận xét, nhắc nhở học sinh.

– Cho HS xem hình. GV hỏi: Đố các em tại sao các bạn trong hình lại vui và hứng thú như thế?

Tin học

– GV nhận xét.

– Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Các thành phần của máy tính”.

Học sinh sắp xếp đồ dùng học tập.

– HS: Vì các bạn đang chơi với máy tính.

– Lắng nghe. Ghi vở.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Máy tính sử dụng ở đâu

Máy tính sử dụng ở đâu

YC học sinh quan sát hình trong sách hình 2, 3 4 trang 5 SGK

– Hình 2, 3, 4 được sử dụng ở đâu?

– Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2: Các thành phần của máy tính

– Quan sát hình và cho biết thành phần, chức năng của các bộ phận của máy tính?

Các thành phần của máy tính

– Quan sát.

– Ở gia đình, văn phòng, trường học.

– Hs quan sát trả lời:

Trả lời

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

– YC Hs trả lời các câu hỏi sau:

Khi máy tính hoạt động:

a) Thành phần nào giúp hiện ra hình ảnh?

b) Thành phần nào giúp xử lí thông tin?

c) Thành phần nào dùng để gõ chữ và số nhập vào máy tính?

d) Thành phần nào giúp điều khiển máy tính thuận tiện?- GV chốt – nhận xét – tuyên dương.

HS trả lời:

– Màn hình

– Thân máy.

– Bàn phím.

– Chuột máy tính

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

Trong các câu sau, câu nào đúng?

1) Loa là một thành phần cơ bản của máy tính.

2) Nhờ có màn hình, to nghe được nhạc phát ra từ máy tính.

3) Nhờ có bàn phím, ta có thể nhập các chữ, số và kí hiệu vào máy tính.

– GV nhận xét chốt.

– YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.

Hs trả lời.

– Sai.

– Sai

– Đúng

– Hs đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 3 sách Cánh diều

Nhịp điệu vui

I. MỤC TIÊU:

Sau chủ đề, học sinh sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
  • Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, theo kí hiệu bàn tay.
  • Chơi nhạc cụ (Ma-ra-cát, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định, đệm cho bài hát Nhịp điệu vui.
  • Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng.
  • Biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* Chuẩn bị của GV

  • Đàn phím điện tử
  • Tập chơi đàn và hát thuần thục bài Nhịp điệu vui.
  • Tập một số động tác vận động cho bài hát Nhịp điệu vui và bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Video clip bài hát bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La.
  • Thể hiệu đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ và vận động cơ thể.
  • Thực hành các hoạt động Vận dụng.

* Chuẩn bị của HS: Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1

1. Hát: Nhịp điệu vui

2

1. Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui

2. Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky

3

1. Đọc nhạc: Bài 1

2. Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn

4

1. Nhạc cụ

2. Vận dụng Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3

Chủ đề 1: Niềm vui

Tiết 1

Hát: Nhịp điệu vui

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: ……..

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

  • Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

  • Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)
  • Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc qua, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

  • Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

2. Học sinh:

  • SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

*. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

*. Cách tiến hành:

– GV trình chiếu bức tranh và nêu một số câu hỏi:

– GV yêu cầu học sinh nói tên những nhạc cụ có trong tranh

– GV bổ sung nhạc cụ các em chưa biết xanh-ban (cymbals) do giáo viên sử dụng và kèn hac-mo-ni-ca.

– GV giới thiệu tiết học qua nội dung bức tranh

Hoạt động cả lớp

– HS khám phá tranh và kể tên những nhạc cụ mà em biết.

Trả lời một số câu hỏi: Cô giáo và các bạn trong bức tranh đang làm gì?

Trong bức tranh có mấy loại nhạc cụ?

– HS nhận nêu một số nhạc cụ các em đã biết: trai-en-gô, xy-lo-phôn, trống, tem-bơ-rin.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)

Hát Nhịp điệu vui

*. Mục tiêu:-Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

*.Cách tiến hành:

– Giới thiệu tên và xuất xứ bài hát

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– Hướng dẫn HS ghép cả bài

* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành

– Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Nhịp điệu vui.

HS biết bài hát được đặt lời Việt từ bài hát Tynom tanom (Dân ca Séc). Nhịp điệu vui là một bài hát vui chơi để mọi người vừa hát vừa vận động.

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ Cả lớp đọc đồng thanh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca .

– Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.

* Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động cả lớp

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm và ngược lại

* Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1 HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biếtthể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..)

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học

– Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để đem lại niềm vui cho mọi người

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 3 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 3 sách Cánh diều – Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 3 Cánh diều (10 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *