Giáo án lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 14 môn mang đến các bài soạn hay, chi tiết giúp thầy cô tham khảo nhanh chóng soạn giáo án cho riêng mình.
Kế hoạch bài dạy lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài học theo chương trình sách giáo khoa. Trọn bộ giáo án lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 mời quý thầy cô cùng tham khảo tại đây.
Giáo án Ngữ văn 11
GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Viết được một văn bản nghị luận về những đặc điểm trong cách kể của tác giả một tác phẩm truyện.
– Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nghệ thuật kể chuyện của một tác phẩm truyện.
– Biết nhận diện và vận dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
2. Về năng lực
– Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;
– Thông thạo: các bước làm bài nghị luận
3. Về phẩm chất
Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện ngắn trả lời. – HS trả lời. – GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm câu chuyện và truyện kể. – HS trả lời. – GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm điểm nhìn trong truyện kể. – HS trả lời. – GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm lời người kể chuyện và lời nhân vật. – GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. |
1. Truyện ngắn hiện đại Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại. Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. Tuy nhiên, những lát cắt đời sống này lại giàu sức khơi gợi, có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút pháp chấm phá trong trần thuật. 2. Câu chuyện và truyện kể – Câu chuyện là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian. – Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. Chú ý đến truyện kể tức là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào. 3. Điểm nhìn trong truyện kể – Để câu chuyện được kể ra, nhất thiết phải có người kể chuyện (tức người biết, nhìn thấy và kể lại câu chuyện ấy). Người kể chuyện bao giờ cũng kể câu chuyện từ điểm nhìn nhất định, được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá. – Có thể phân chia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau như: điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong; điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian;… 4. Lời người kể chuyện và lời nhân vật – Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện. – Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật. – Trong văn bản tự sự, đặc biệt ở các thể loại tự sự hiện đại, lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm, lời nhại,… 5. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết – Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,…; phát biểu trong giờ học, cuộc họp, hội thảo; trao đổi khi mua bán ở chợ, siêu thị;… – Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,… Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,… |
………………………………………………
………………………………………………
VĂN BẢN 1 – VỢ NHẶT
(Trích)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
– Thông hiểu: HS hiểu và lý giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
– Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
– Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác, rút ra thông điệp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân
– Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất
Biết nhận thức được ý nghĩa của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc. Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện ngắn Vợ nhặt đem lại. Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện của Kim Lân.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
● GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về tác giả.
● Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về tác giả.
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
Giao nhiệm vụ: + Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) + Chuẩn bị bảng lắp ghép Thực hiện nhiệm vụ: + Nhìn hình đoán tác giả Kim Lân + Lắp ghép tác phẩm với tác giả Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ những thông tin thu thập được. Phân tích kết luận: GV nhận xét. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên chỉ trong vài tháng đầu năm 1945, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Nhà văn Kim Lân đã kể với ta một câu chuyện bi hài đã diễn ra trong bối cảnh ấy bằng một truyện ngắn rất xúc động – truyện Vợ nhặt. |
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn: điểm nhìn, người kể truyện, nhân vật, cốt truyện.
b. Nội dung thực hiện:
– Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa
– Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về các đặc trưng của truyện ngắn.
Hoạt động của GV – HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
– Thao tác 1: Đọc – hiểu Tiểu dẫn. Giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk, từ đó nêu những ý chính về tác giả, tác phẩm. Thực hiện nhiệm vụ: + Yêu cầu giọng đọc: – Vừa chậm rãi, hóm hỉnh, hài hước vừa đồng cảm thiết tha; chú ý những câu thoại ngắn, lửng lơ cần đọc thể hiện hàm ý. Báo cáo thảo luận: – Nhận xét kết quả đọc kể. – Nêu những nét chính về: + Nhà văn Kim Lân. + Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt. + Bối cảnh xã hội của truyện. Phân tích, kết luận: + GV tổng kết + GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945, nhất là nạn đói. Thao tác 2 : Tổ chức đọc hiểu văn bản tác phẩm. Đọc và tóm tắt truyện. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt? Giao nhiệm vụ: Học sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk. Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm. Thực hiện nhiệm vụ: – HS làm việc theo cặp cùng thảo luận. – GV quan sát và hỗ trợ các HS gặp khó khăn. Báo cáo thảo luận: – GV gọi 2 – 3 HS trình bày. – Các bạn còn lại nghe và nhận xét. Phân tích kết luận: GV tổng kết và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. |
I. Đọc – hiểu Tiểu dẫn. 1. Kim Lân (1920-2007). – Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. – Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). – Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”với “người”với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ truyện. – Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. -Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). TP được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư. b. Tóm tắt cốt truyện: – Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng (một chàng trai nghèo đói, lại là dân ngụ cư) dẫn về một người đàn bà lạ về xóm ngụ cư khiến mọi người đều ngạc nhiên. – Trước đó, chỉ 2 lần gặp, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, thị theo tràng về làm vợ. – Về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng; mẹ Tràng từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng lòng đón nhận nàng con dâu. |
…………………………………………
Giáo án môn Toán 11
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 1: GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC LƯỢNG GIÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác.
– Nhận biết khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.
– Mô tả bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau π.
2. Năng lực
• Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
• Năng lực riêng:
– Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
– Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác.
– Giao tiếp toán học.
– Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.
3. Phẩm chất
– Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Tạo tình huống để HS tiếp cận đến bài học.
– HS được tạo tâm thế cho bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trạm vũ trụ Quốc tế ISS (tên Tiếng Anh: International Space Station) nằm trong quỹ đạo tròn cách bề mặt Trái Đất khoảng 400 km (H.1.1). Nếu trạm mặt đất theo dõi được trạm vũ trụ ISS khi nó nằm trong góc 45° ở tâm của quỹ đạo tròn này phía trên ăng-ten theo dõi, thì trạm vũ trụ ISS đã di chuyển được bao nhiêu kilômét trong khi nó đang được trạm mặt đất theo dõi? Giả sử rằng bán kính của Trái Đất là 6 400 km. Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị.
– GV nêu câu hỏi: Chúng ta có thể tính được trạm IS đã di chuyển một quãng đường có độ dài bao nhiêu trong khi được trạm mặt đất theo dõi dựa trên các dữ kiện đã cho không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên, chúng ta cùng tìm hiểu nhé”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm góc lượng giác, số đo của góc lượng giác, hệ thức Chasles.
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được khái niệm góc lượng giác, xác định được số đo của góc lượng giác.
– Nhận biết hệ thức Chasles.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, Luyện tập, đọc hiểu Ví dụ.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, nhận biết khái niệm góc lượng giác và xác định được số đo của góc lượng giác.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm góc lượng giác – GV cho HS làm HĐ1. – Cho HS nhắc lại khung kiến thức. – GV giới thiệu về quy ước chiều dương, chiều âm. – GV giới thiệu về khái niệm số đo của góc lượng giác và các xác định số đo của góc lượng giác. – HS đọc Ví dụ 1. – GV cho HS làm Luyện tập 1 theo nhóm đôi. Nhiệm vụ 2: Nhận biết hệ thức Chasles – GV cho HS đọc và làm HĐ2, gọi một vài HS phát biểu ý kiến. → Từ đó tổng kết kiến thức. – GV dẫn dắt, gợi mở yêu cầu HS thực hiện chuyển vế để có được Nhận xét suy ra từ hệ thức Chasles. – GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2, GV hướng dẫn: – GV cho HS làm Luyện tập 2, thảo luận nhóm đôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. – HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, làm các HĐ1, 2, đọc hiểu Ví dụ. – HS thảo luận nhóm Luyện tập 1, 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. – Đại diện nhóm trình bày các câu trả lời, các nhóm kiểm tra chéo. – HS lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài về: Khái niệm góc lượng giác, xác định số đo góc lượng giác bằng cách vận dụng hệ thức Chasles. |
1. Góc lượng giác a) Khái niệm góc lượng giác và số đo của góc lượng giác HĐ1: Quan sát đồng hồ: a) Phải quay kim phút một khoảng bằng 2/12=1/6 vòng tròn. b) Phải quay kim phút một khoảng bằng 10/12=5/6 vòng tròn. c) Có 2 cách quay kim phút theo một chiều xác định để kim phút từ vị trí chỉ đúng số 2 về vị trí chỉ đúng số 12. Kết luận: Đưa ra khái niệm. Quy ước: Chiều quay ngược với chiều quay của kim đồng hồ là chiều dương, chiều quay cùng chiều kim đồng hồ là chiều âm. Khái niệm: SGK trang 6. Chú ý: Cho hai tia Ou, Ov thì có vô số góc lượng giác tia đầu Ou, tia cuối Ov. Mỗi góc lượng giác như thế đều kí hiệu là (Ou, Ov). Số đo của các góc lượng giác này sai khác nhau một bội nguyên của 360°. Ví dụ 1 (SGK -tr7). Luyện tập 1: Ta có: – Góc lượng giác tia đầu Ou, tia cuối Ov, quay theo chiều dương có số đo là sđ(Ou, Ov) = 45°. – Góc lượng giác có tia đầu Ou, tia cuối Ov, quay theo chiều âm có số đo là sđ(Ou, Ov) = – (360° – 45°) = – 315°. b) Hệ thức Chasles Với ba tia Ou, Ov, Ow bất kì, ta có sđ(Ou, Ov) + sđ(Ov, Ow) = sđ(Ou, Ow) + k360° (k ∈ ℤ). Nhận xét: Với ba tia tùy ý Ox, Ou, Ov ta có sđ(Ou, Ov) = sđ(Ox, Ov) – sđ(Ox, Ou) + k360° (k ∈ ℤ). Ví dụ 2 (SGK – tr7, 8). Luyện tập 2: Số đo của các góc lượng giác tia đầu Ou, tia cuối Ov là sđ(Ou, Ov) = sđ(Ox, Ov) – sđ(Ox, Ou) + k360° = – 270° – 240° + k360° = – 510° + k360° = 210° – 720° + k360° = 210° + (k – 2)360° = 210° + m360° (m = k – 2, m ∈ ℤ). Vậy các góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo là 210° + m360° (m ∈ ℤ) |
Hoạt động 2: Đơn vị đo góc và độ dài cung tròn
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được các đơn vị đo góc và mối quan hệ giữa chúng.
– Nhận biết công thức tính độ dài cung tròn và áp dụng được công thức để giải quyết các bài toán liên quan.
b) Nội dung: HS đọc SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm HĐ3, phần Luyện tập 3, Vận dụng 1, đọc hiểu Ví dụ.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, thiết lập được mối quan hệ giữa độ và rađian và xây dựng được công thức tính độ dài cung tròn.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo án Tiếng Anh 11 Global Success
UNIT 1: A LONG AND HEALTHY LIFE
Lesson 1: Getting started – A healthy lifestyle
I. OBJECTIVES
By the end of this lesson, Ss will be able to:
1. Knowledge
– Gain an overview about the topic A long and healthy life;
– Gain vocabulary to talk about a healthy lifestyle;
– Get to know the language aspects: Past simple vs. Present perfect.
2. Competences
– Develop communication skills and creativity;
– Be collaborative and supportive in pair work and teamwork;
– Actively join in class activities.
3. Personal qualities
– Familiarize with the ways to keep fit and stay healthy;
– Develop self-study skills.
II. MATERIALS
– Grade 11 textbook, Unit 1, Getting started
– Computer connected to the Internet
– Projector / TV/ pictures and cards
– hoclieu.vn
Language analysis
Form |
Pronunciation |
Meaning |
Vietnamese equivalent |
1. (to) work out |
/wɜːk aʊt/ |
to exercise in order to improve the strength or appearance of your body |
Tập luyện |
2. (be) full of |
/fʊl əv/ |
containing a lot of something |
Đầy |
3. diet (n) |
/ˈdaɪ.ət/ |
the food and drink usually eaten or drunk by a person or group |
Chế độ ăn uống |
4. balanced (adj) |
/ˈbælənst/ |
a balanced diet is a combination of the correct types and amounts of food. |
Cân bằng |
5. fit (adj) |
/fɪt/ |
healthy and strong, especially as a result of exercise |
Cân đối |
Assumption
Anticipated difficulties |
Solutions |
Students are reluctant to work in groups. |
– Encourage students to work in pairs and in groups so that they can help each other. – Provide feedback and help if necessary. |
Students may lack vocabulary to deliver a speech. |
– Explain expectations for each task in detail. – Continue to explain task expectations in small chunks (before every activity). – Provide vocabulary and useful language before assigning tasks. – Encourage students to work in groups so that they can help each other. |
III. PROCEDURES
1. WARM-UP (5 mins)
a. Objectives:
– To stir up the atmosphere and activate students’ knowledge on the topic of healthy lifestyle;
– To set the context for the listening and reading part;
– To enhance students’ skills of cooperating with teammates.
b. Content:
– Categorizing game: Classify healthy and unhealthy activities
c. Expected outcomes:
– Students can distinguish healthy and unhealthy activities
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Categorizing game – Ss work in groups. Each group is given small pieces of paper on which activities of healthy and unhealthy lifestyle are written. – Each group has to classify them into correct categories. – The first team to complete the task correctly is the winner. – Teacher asks the winner to go to the board and show the correct answers. |
Lists of activities: – Healthy lifestyle + Eat fruits and vegetables + Drink enough water + Have a balanced diet + Get regular exercise + Avoid tobacco and drugs + Get enough good sleep – Unhealthy lifestyle + Stay up late + Eat late in the evening + Eat too much sodium + Have excessive screen time + Overuse painkillers and sedatives + Eat fast food |
e. Assessment
– Teacher observes the groups and gives feedback.
2. ACTIVITY 1: PRESENTATION (7 mins)
a. Objectives:
– To get students to learn vocabulary related to the topic.
b. Content:
– Pre-teach vocabulary related to the content of the dialogue.
c. Expected outcomes:
– Students can use key language more appropriately before they read.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Vocabulary pre-teaching – Teacher introduces the vocabulary. – Teacher explains the meaning of the new vocabulary by pictures. – Teacher checks students’ understanding with the “Rub out and remember” technique. – Teacher reveals that these five words will appear in the reading text and asks students to open their textbook to discover further. |
New words: 1. (to) work out 2. (be) full of 3. diet (n) 4. balanced (adj) 5. fit (adj) |
e. Assessment
– Teacher checks students’ pronunciation and gives feedback.
– Teacher observes students’ writing of vocabulary in their notebooks.
3. ACTIVITY 2: PRACTICE (20 mins)
a. Objectives:
– To help students get to know the topic.
– To introduce words and phrases related to healthy lifestyles.
– To help Ss identify the Past Simple and Present Perfect.
b. Content:
– Task 1: Listen and read. (p.8)
– Task 2: Read the conversation again and decide whether the following statements are true (T) or false (F). (p.9)
– Task 3: Fill in the blanks to make phrases from Task 1 with the following meanings. (p.9)
– Task 4: Complete the text based on the conversation in Task 1. Use the correct form of the verbs in brackets. (p.9)
c. Expected outcomes:
– Students can thoroughly understand the content of the text and complete the tasks successfully.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Task 1. Listen and read. (5 mins) |
|
– Teacher asks Ss to look at the pictures in the book as well as the dialogue and answer the questions. – Ss answer the questions in pairs. – Teacher plays the recording twice. Ss listen and read. – Teacher checks Ss’ prediction. T calls 2 Ss to read the conversation aloud. |
Questions: – What can you see in each picture? – Who are the speakers? – What do you think they are discussing? Suggested answers: – Water, vegetables, tape measure – Nam and his friend Mark are the speakers. – They are discussing a healthy lifestyle. |
Task 2. Read the conversation again and decide whether the following statements are true (T) or false (F). (5 mins) |
|
– Teacher tells Ss to read the conversation again and work independently to find the answers. Remind Ss to underline the information and correct the false statements. – Ss work independently to find the answers. – Teacher has Ss compare the answers in pairs before checking with the whole class. – Teacher checks the answers as a class and gives feedback. |
Answer key: 1. F (Nam used to eat a lot of fast food and have bad habits.) 2. T 3. T |
Task 3. Fill in the blanks to make phrases from Task 1 with the following meanings. (5 mins) |
|
– Teacher has Ss look at the box 1-4. Explain that these words are part of phrases related to healthy lifestyles and they are all in the conversation in Task 1. – Teacher asks Ss to read the definitions and the words in the boxes so that the phrases on the left match the definitions on the right. Underline the phrases in the conversation. – Check answers as a class. |
Answer key: 1. energy 2. habits 3. regular 4. balanced |
Task 4. Complete the text based on the conversation in Task 1. Use the correct forms of the verbs in brackets. (5 mins) |
|
– Teacher tells Ss to read the summary. Focus attention on the verbs in brackets. – Teacher asks Ss to complete the sentences, using the correct verb form. In weaker class, teacher may have Ss refer to the conversation in Task 1. – Check answers as a class. – Elicit the verb tenses, i.e. Past Simple and Present Perfect |
Answer key: 1. ate 2. has started 3. (has) given 4. visited 5. has just celebrated |
…………..
Giáo án Lịch sử 11
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY
BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận điện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tư đuy lịch sử: hiểu rõ về sự hình thành, ý nghĩa của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích về ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
3. Phẩm chất
- Có ý thức trân trọng giá trị và ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Bồi dưỡng các phẩm chất: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS.
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu lịch sử: các hình ảnh, tư liệu về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội (đã có trong SGK).
- Phiếu học tập dành cho HS: dùng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận, giúp HS tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
2. Nội dung:
– GV cho HS quan sát hình ảnh tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em đã từng nghe nói về tác phẩm này?
+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về quá trình hình thành và ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
– GV nêu một số nét chính về tác phẩm.
– GV dẫn dắt HS vào bài học.
c. Sản phẩm: HS biết hoặc chưa biết nhiều về tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới và giới thiệu cho HS: Tác phẩm được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Tạp chí New York Times (năm 1999) đưa vào danh sách 100 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất mọi thời đại.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em đã từng nghe nói về tác phẩm này?
+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về quá trình hình thành và ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình ảnh về tác phẩm, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về:
+ Tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới.
+ Quá trình hình thành và ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong Lời mở đầu của tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới (Tên days that shook the World), nhà báo Giôn Rít (Mỹ) đã đánh giá Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử, mở đường cho sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. Vậy vì sao Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá cao như vậy? Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết diễn ra như thế nào? Sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ cung nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Biết cách khai thác thông tin tư liệu lịch sử để tìm hiểu về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, góp phần phát triển năng lực tìm hiểu và sử dụng tư liệu lịch sử.
– Nhận thức và trình bày được những nội dung chính của quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội Xô viết, góp phần phát triển năng lực giải thích lịch sử.
– Vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống, nhận rõ tính cấp thiết của sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết vào thời điểm lịch sử đầu những năm 20 của thế kỉ XX, sau khi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản kết thúc.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, kết hợp khai thác hình 1, 2, tư liệu SHS tr.19, 20 để tìm hiểu về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu, Hình 1 SHS tr.19, 20. – GV hướng dẫn HS nhận thức: + Quá trình các nước Cộng hoà đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. + Sự cấp thiết của việc thành lập Nhà nước liên bang. – GV nêu tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. – GV hướng dẫn HS khai thác thông tin về sự kiện thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. – GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.20 và tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin. – GV hướng dẫn HS khai thác thông tin về bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô (1924). è Trên cơ sở các thông tin và tư liệu, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo vấn đề: Trình bày quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh, tư liệu mục 1 SGK tr.19, 20 để tìm hiểu về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV tổng kết ý kiến của các nhóm, chốt lại những điểm chính về quá trình hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết – Tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết: + Đêm 25/10/1917, Lê-nin tuyên bố khai mạc Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai tại Điện Xmo-nưi. + Các nước Cộng hòa đoàn kết, đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững chính quyền Xô viết. + Công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi các dân tộc ở Nga phải liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt. – Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết: + Bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết. + Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc. – Sự kiện thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết: + Ngày 30/12/1922: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô việt (gọi tắt là Liên Xô) chính thức thành lập, gồm 4 nước đầu tiên. + Từ 1956 – 1991: Liên Xô bao gồm 15 nước Cộng hoà. – Tháng 1/1924: bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua. à Hoàn tất quá trình thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. – Ngày 2/1/1/1924: Xta-lin lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Biết cách khai thác thông tin để tìm hiểu về ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, góp phần phát triển năng lực tìm hiểu và sử dụng tư liệu lịch sử.
– Phân tích được những điểm chính về ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, góp phần phát triển năng lực giải thích lịch sử.
– Vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống, nhận thức rõ ý nghĩa của việc thành lập Liên Xô đối với đất nước Xô viết và phong trào cách mạng thế giới.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2, kết hợp khai thác hình 3 SHS tr.21 để tìm hiểu về ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát Hình 3 SHS tr.21 và trả lời câu hỏi: Phân tích ý nghĩa về việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. + GV hướng dẫn HS khai thác Hình 3: Tương liên minh công nông thể hiện sự sức mạnh của khối đại đoàn kết giữa công nhân, nông dân, lực lượng trở thành chủ nhân của đất nước Liên xô. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục 2, kết hợp khai thác hình 3 SHS tr.21 để tìm hiểu về ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày: ý nghĩa về việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trên phương diện: + Ý nghĩa trong nước. + Ý nghĩa quốc tế. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS. – GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh: Sự thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là một trong những sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới hiện đại. |
2. Tìm hiểu ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết – Ý nghĩa trong nước: + Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. + Giải quyết đúng đắn, triệt để vấn đề dân tộc trong một nhà nước Liên bang nhiều dân tộc. + Từng bước trở thành một nước công nghiệp hàng đâu thế giới, tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, đảm bảo lợi ích cho nhân dân lao động.. – Ý nghĩa quốc tế: + Trở thành biểu tượng và chỗ dựa tinh thần, vật chất cho phong trào cách mạng thế giới. + Cỗ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự khai thác tư liệu lịch sử, văn kiện lịch sử để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
b. Nội dung:
– GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm vào Phiếu bài tập.
– GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SHS tr.21.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu bài tập; bảng tóm tắt quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; giải thích vì sao sự thành lập Liên xô mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
– GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
– GV phát Phiếu bài tập cho các nhóm và yêu cầu HS thảo luận, trả lời trong vòng 10 phút.
Trường THPT………………………. Lớp:………………………………….. Nhóm:……………………………….. PHIẾU BÀI TẬP BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT Câu 1: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là: A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động. B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước. C. Ban hành Hiến pháp mới. D. Chống thù trong, giặc ngoài. Câu 2: Chính quyển Xô viết do Lê-nin đứng đâu được thành lập vào năm nào? A. Năm 1917 B. Năm 1918. C. Năm 1919. D. Năm 1922. Câu 3: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là: A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va. B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a. D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ri-a. Câu 4: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc. B. Quyên dân tộc tự quyết của các dân tộc. C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc. D. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng. Câu 5: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 3/1921. B. Tháng 12/1922. C. Tháng 3/1923. D. Tháng 1/1924. Câu 6: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau. B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tắt cả các nước Cộng hoà C. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành. Câu 7: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới. B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây. D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 8: Sau khi V. I. Lê-nin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người Tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô? A. V. I. Xta-lin. B. M. Goóc-ba-chốp. C. N. Khơ-rút-xốp. D. V. Pu-tin. Câu 9: Nội dung nào không được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1924? A. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước Liên bang. B. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà. C. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà. D. Khẳng định quyền lực của chính quyền Xô viết. Câu 10: Tượng Liên minh công nông – biểu tượng của Nhà nước Xô viết được đặt tại: A. Mát-xco-va. B. Sankt-Peterburg. C. Samara. D. Kazan. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học về sự hình thành Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết để hoàn thành Phiếu bài tập.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV thu Phiếu bài tập của các nhóm và mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án trước lớp.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
A |
B |
D |
B |
C |
C |
A |
D |
A |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SHS tr.21
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Lập bảng tóm tắt quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 2. Vì sao nói: Liên xô trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất cho phong trào cách mạng thế giới?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế về sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và gợi ý đáp án cho HS:
Câu 1: Bảng tóm tắt cần làm rõ các nội dung chính về quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trải qua các bước chính:
– Chính quyền Xô viết được thành lập ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi tháng 10/1917.
– Trong cuộc chiến đấu chống thù chống thù trong giặc ngoài, các nước Cộng hòa Xô viết đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
– Nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh đòi hỏi sự liên minh chặt chẽ hơn nữa, nhất là sự thống nhất trên cơ sở nhà nước Liên bang.
Câu 2: Việc thành lập Liên Xô mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới vì:
– Sự kiện này đánh dấu sự xuất hiện của Nhà nước Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên thế giới. Đây là Nhà nước do nhân dân làm chủ, trong đó giai cấp vô sản, chủ nhân của đất nước.
– Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết, đảm bảo sự bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triền vì mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Liên Xô trở thành biểu tượng, chỗ dựa vật chất, tinh thần cho phong trào các mạng thế giới.
– GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành câu hỏi 1, 2 vào vở.
– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, tự khai thác tư liệu lịch sử, văn kiện lịch sử để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và trả lời câu hỏi bài tập phần Vận dụng SHS tr.21.
c Sản phẩm: Bài viết giải thích lí do vì cho đến nay có nhiều người dân Nga vẫn tôn trọng và mong muốn gìn giữ những giá trị của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: Theo kết quả cuộc khảo sát (năm 2021) của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga, khi đặt câu hỏi có muốn khôi phục lại Liên Xô hay không, khoảng 67% người được hỏi có mong muốn duy trì Liên Xô. Theo em, vì sao cho đến nay có nhiều người dân Nga vẫn tôn trọng và mong muốn gìn giữ những giá trị của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
– GV hướng dẫn HS: Bài viết cá nhân cần làm rõ quá trình thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, cần đảm bảo các nội dung chính như:
+ Chính quyền Xô viết ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi tháng 10 – 1917.
+ Trong cuộc chiến đấu chóng thù trong giặc ngoài, các nước Cộng hoà Xô viết đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
+ Nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh đòi hỏi sự thống nhất trên cơ sở Nhà nước liên bang.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và sưu tầm tài liệu, thông tin, ảnh trên sách, báo, internet,… về quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết để lí giải vì sao cho đến nay có nhiều người dân Nga vẫn tôn trọng và mong muốn gìn giữ những giá trị của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học:
+ Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
+ Ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
– Hoàn thành bài tập phần Vận dụng SHS tr.21.
– Làm bài tập Bà 3 – Sách bài tập Lịch sử 11.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4 – Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thế giới thứ hai đến nay.
Giáo án Địa lí 11
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu các thông tin về tự nhiên, dân cư và xã hội Đông Nam Á.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ.
- Khai thác Internet phục vụ môn học.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái.
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Địa lí 11.
- Tranh ảnh, video, tài liệu, bản đồ Đông Nam Á.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
- Dụng cụ học tập.
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về địa lí khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi về địa lí khu vực Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi ô chữ:
– GV nêu luật chơi: Có 8 từ hàng ngang tương ứng với 8 câu hỏi gợi ý bất kỳ. Các em dựa vào gợi ý và tìm từ hàng ngang tương ứng với số ô chữ của mỗi hàng. Sau khi lật mở hết từ hàng ngang, em hãy đọc từ hàng dọc xuất hiện trong trò chơi.
– GV lưu ý: Có thể lựa chọn thứ tự câu hỏi bất kì.
Câu 1: Có 8 ô chữ. Vùng biển nằm ở phía Đông nước ta được gọi là?
Câu 2: Có 3 ô chữ. Tên quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển.
Câu 3: Có 7 ô chữ. Tên quốc gia có hình chữ S trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 4: Có 9 ô chữ. Tên thủ đô của Lào.
Câu 5: Có 9 ô chữ. Đảo quốc sư tử là tên gọi của quốc gia nào?
Câu 6: Có 5 ô chữ. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được viết tắt là gì?
Câu 7: Có 7 ô chữ. Đây là quốc kì của quốc gia nào?
Câu 8: Có 7 ô chữ. Xứ sở chùa Vàng là tên gọi của quốc gia nào?
Ô chữ hàng dọc: ĐÔNG NAM Á
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tích cực tham gia trò chơi và tìm ra ô chữ hàng dọc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi lần lượt các HS tham gia trò chơi:
– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Từ hàng dọc và các thông tin nằm ở các ô chữ hàng ngang đã được lật mở đều nhắc đến khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới. Để tìm hiểu các đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của khu vực này, chúng ta cùng đến bài hôm nay –Bài 11.Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: HS quan sát Hình 11.1, đọc thông tin mục I.1 – SGK tr.46 và tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí và ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
c. Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV mời 1 bạn lên bảng chỉ vào bản đồ Hình 11.1 và thực hiện yêu cầu: + Em hãy chỉ vào bản đồ và đọc tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia. + Em hãy kể tên các biển thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực tiếp giáp với các đại dương nào? – GV cho HS quan sát video sau: youtu.be/yAH8V_11zIk – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Sau khi xem video, em hãy đọc thông tin mục I – SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á + Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát bản đồ Hình 11.1 và đọc các thông tin trên bản đồ. – HS đọc thông tin SGK tr.46 –và thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận theo cặp – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên trình bày về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. |
I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí 1. Vị trí địa lí: – Nằm ở phía đông nam của châu Á. – Nằm trong khoảng vĩ độ 28oB đến 10oN và trong khoảng kinh độ từ 92oĐ đến 152oĐ. – Tiếp giáp: + Phía bắc: khu vực Đông Á. + Phía tây: Nam Á và vịnh Ben-gan + Phái đông: Thái Bình Dương. + Phía nam: Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương. → Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. → Là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. – Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua. 2. Phạm vi lãnh thổ – Diện tích: 4,5 triệu km2. – Gồm 11 quốc gia, chia thành 2 bộ phận: + Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma. + Đông Nam Á hải đảo: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê) 3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực * Thuận lợi: – Là nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn. → Tài nguyên thiên nhiên phong phú, phát triển kinh tế. – Eo biển Ma-lắc-ca – đầu mối hàng hải lớn. → Vận chuyển hàng hóa giữa các châu lục, các khu vực thuận lợi. – Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn. → Có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc. * Khó khăn: – Chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, động đất, núi lửa, sóng thần. Thảm họa động đất, sóng thần ở Palu (Indonesia) vào ngày 28/9/2018 – Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực là vấn đề quan trọng trong thời điểm hiện nay. |
Hoạt động 2:Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: HS dựa vào hình 11.1 và thông tin mục II.2 – SGK tr.42-45 để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực..
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS quan sát Hình 11.1 – SGK tr.43 và kể tên: Em hãy quan sát Hình 11.1 và kể tên các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á: + Nhóm 1: Kể tên các dạng địa hình tiêu biểu của khu vực. (Đồi núi, đồng bằng, bờ biển) + Nhóm 2: Khí hậu ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo có khác nhau không? Khí hậu của hai khu vực như thế nào? (Khí hậu ở 2 khu vực có khác nhau: Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; Đông Nam Á hải đảo: khí hậu xích đạo) + Nhóm 3: Kể tên các con sông lớn ở khu vực Đông Nam Á. (Sông Mê Nam, sông Mê Công, sông Hồng, sông Xa-lu-en,…) + Nhóm 4: Hệ thực vật ở ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo là gì? (Rừng nhiệt đới) + Nhóm 5: Kể tên các khoáng sản tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á. (Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, đồng, thiếc,…) + Nhóm 6: Kể tên các vùng biển trong khu vực Đông Nam Á. (Biển Đông, biển Gia-va, biển Xu-lu, biển Ban-đa, biển Ti-mo,…) – GV giữ nguyên nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu bài tập số 1: Em hãy đọc thông tin mục II – SGK tr.47-49 và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình, đất đai, khí hậu. + Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sông, hồ và sinh vật. + Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khoáng sản, biển.
– GV cho HS xem video sau để thấy sự khác biệt giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo: youtu.be/aCxoLtTo8OA (0:04 – 3:39) Đính chính phút 3:24: + Đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á lục địa là đỉnh Hkakabo Razi (Myanmar) cao 5.881 mét + Đỉnh cao nhất Đông Nam Á hải đảo là đỉnh Núi Puncak Jaya (Indonesia) cao: 4.884m – GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á (đính kèm cuối mục) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát bản đồ Hình 11.1 và đọc các thông tin trên bản đồ. – HS đọc thông tin SGK tr.42-45, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. – HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và ghi phần trình bày của nhóm mình trên giấy A2. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi đại diện các nhóm trình bày. – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, góp ý, tổng kết nội dung. – GV chuyển sang HĐ mới. |
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình, đất * Đặc điểm: – Đông Nam Á lục địa: + Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam. Ví dụ: dãy Trường Sơn, dãy A-ra-can,…
+ Đồng bằng châu thổ do hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng về phía biển. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông Xa-lu-en, đồng bằng sông I-ra-oa-đi,…
+ Đất đai: đất feralit: khu vực đồi núi. đất phù sa: khu vực đồng bằng – Đông Nam Á hải đảo: + Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa. Ví dụ: dãy Ba-ri-xan, dãy Pe-nam-pô,…
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm ven biển. Ví dụ: đồng bằng ở đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,…
+ Đất đai khá màu mỡ. * Ảnh hưởng: – Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng. – Khó khăn: Giao lưu kinh tế còn hạn chế. 2. Khí hậu: * Đặc điểm: – Nhiệt độ cao, trung bình năm: 21oC – 27oC. – Độ ẩm lớn: > 80% – Lượng mưa trung bình: 1 000 mm – 2 000 mm. – Đông Nam Á và phần lớn lãnh thổ Phi-lip-pin: khí hậu nhiệt đới gió mùa. – Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. – Địa hình núi cao: khí hậu phân hóa theo đai cao. Bản đồ Đông Nam Á theo phân loại khí hậu Köppen * Ảnh hưởng: – Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. – Khó khăn: + Thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,… + Vấn đề biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. 3. Sông, hồ a) Sông: * Đặc điểm: – Đông Nam Á lục địa: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Nhiều sông lớn: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,… + Chế độ nước sông theo mùa. – Đông Nam Á hải đảo: Sông ngắn và có nhiều nước.
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Giao thông vận tải phát triển. + Tiềm năng lớn về thủy điện. – Khó khăn: Lũ lụt. b) Hồ: – Có nhiều hồ tự nhiên. + Ví dụ: hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), hồ In-lê (Mi-an-ma), hồ Bê-ra (Ma-lai-xi-a), hồ Tô-ba (In-đô-nê-xi-a),… – Nhiều hồ có cảnh quan đẹp.
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Điều tiết dòng chảy. + Nơi trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. + Khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Phát triển du lịch. 4. Sinh vật * Đặc điểm: – Tài nguyên sinh học và mức độ đa dạng sinh học phong phú. – Diện tích rừng: khoảng 2 triệu km2. – Có hai hệ sinh thái chính: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. – Có nhiều loại gỗ quý, trữ lượng lớn: lim, nghiến, tàu,…
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Cung cấp nguyên, vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. – Khó khăn: + Tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức. + Nạn phá rừng lấy gỗ và đất cho canh tác nông nghiệp. 5. Khoáng sản * Đặc điểm: – Tài nguyên khoáng sản đa dạng, có trữ lượng lớn. – Tiêu biểu: thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp: nhiệt điện, luyện kim, hóa dầu,… + Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 6. Biển * Đặc điểm: – Có vùng biển rộng. – Giàu hải sản, khoáng sản. – Có nhiều bài biển đẹp, nhiều vịnh biển. – Tiêu biểu: Biển Đông, biển Phi-líp-pin, biển Xu-lu, biển Ban-đa,…
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: Phát triển kinh tế biển |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư
a Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
b. Nội dung: HS dựa vào bảng 11.1, hình 11.4, 11.5 và thông tin mục II.1 – SGK tr.49-51 và tìm hiểu về đặc điểm dân cư và tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
c. Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát Bảng 11.1 và gợi ý để HS khai thác thông tin: + Số dân của khu vực từ năm 2000 đến năm 2020 tăng nhanh hay chậm? Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng tăng hay giảm? (quy mô dân số tăng nhanh nhưng tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm) + Nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ cao nhất? (Dân số từ 15 đến 64 tuổi) + Nhóm tuổi nào có xu hướng tăng nhanh và nhóm tuổi nào có xu hướng giảm? (Nhóm tuổi có xu hướng tăng nhanh là từ 15 đến 64 tuổi – tăng 4.4% và nhóm tuổi dưới 15 tuổi có xu hướng giảm – giảm 6.6%) – GV tiếp tục cho HS xem Hình 11.4 và đặt câu hỏi: + Dân cư Đông Nam Á phân bố có đồng đều không? Cư dân thường tập trung đông ở khu vực có địa hình như thế nào? (không đồng đều, thường tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển) + Nước nào có mật độ dân số thấp nhất? Nước nào có mật độ dân số cao nhất? (Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất: Lào; quốc gia có mật độ dân số cao nhất: Việt Nam, Phi-lip-pin) + Em hãy kể tên một số đô thị có quy mô từ 5 đến dưới 10 triệu người và đô thị có quy mô từ 10 triệu người trở lên. (Từ 5 – 10 triệu người: Cu-a-la Lăm-pơ, Y-an-gun, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; từ 10 triệu người trở lên: Băng Cốc, Gia-các-ta.) – GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.1 – SGK tr.49, 51, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 2: Thông qua những thông tin đã khai thác ở trên, em hãy: + Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á. + Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực.
– GV cho HS xem video sau: youtu.be/aCxoLtTo8OA (7:36 – 8:38) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát bản đồ Bảng 11.1, Hình 11.4, 11.5 và đọc các thông tin trên bản đồ. – HS đọc thông tin mục III.1 SGK tr.49-51 –và thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận theo cặp – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi một số nhóm nêu đặc điểm và tác động của dân cư – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. |
II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư Bảng đính kèm cuối mục. Tháp dân số của khu vực Đông Nam Á (2020) Siêu đô thị Băng Cốc (Thái Lan) Siêu đô thị Gia-các-ta (Indonesia) Siêu đô thị Ma-ni-la (Phi-lip-pin) |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 |
|
Đặc điểm |
Ảnh hưởng |
– Dân số đông (chiếm 8% số dân thế giới). – Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn ở mức cao. |
– Thuận lợi: Thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển – Khó khăn: Sức ép về nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm. |
– Cơ cấu giới tính tương đối cân bằng. – Cơ cấu dân số trẻ. – Một số quốc gia đang trong quá trình già hóa dân số. |
– Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn. – Khó khăn: các vấn đề về an sinh xã hội, chăm sóc y tế. |
– Có nhiều nhóm dân tộc khác nhau |
– Thuận lợi: tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất. |
– Mật độ dân số trung bình: 148 người/km2. – Phân bố: chủ yếu ở đồng bằng và các vùng ven biển. |
– Thuận lợi: Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. – Khó khăn: + Không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản. + Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải. |
– Tỉ lệ dân thành thị chưa cao (49% – 2020). – Có sự phân hóa giữa các quốc gia. – Các siêu đô thị: Ma-ni-la, Băng Cốc, Gia-các-ta. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về xã hội
Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Nội dung: HS đọc thông tin mục III.2, bảng 11.2 – SGK tr.51, 52 và tìm hiểu về đặc điểm xã hội và tác động của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.
Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát Bảng 11.2 và cho biết: + Tuổi thọ trung bình của các quốc gia Đông Nam Á từ năm 2000 đến năm 2020 có xu hướng tăng hay giảm? Quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao nhất? Em có lí giải được tại sao quốc gia đó lại có tuổi thọ trung bình cao nhất trong khu vực không? (có xu hướng tăng – Xin-ga-po là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất – 82,9 năm do đời sống của người dân được nâng cao và các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện đều được đẩy mạnh). + Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên có xu hướng tăng hay giảm? Quốc gia nào có sự tăng trưởng vượt bậc nhất? (có xu hướng tăng – Mi-an-ma là quốc gia có sự tăng trưởng cao nhất từ 3.5 lên 6.4 năm) – GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.2, quan sát Bảng 11.2 – SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á và phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. – GV cho HS xem video sau: youtu.be/aCxoLtTo8OA (6:37 – 7:35) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm tham gia trò chơi. – HS đọc thông tin SGK tr.51, 52 và thực hiện nhiệm vụ. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. |
2. Xã hội * Đặc điểm: – Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng. – Xuất hiện nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. – Mức sống của các nước trong khu vực và của bộ phận dân cư trong một nước có nhiều chênh lệch. Xin-ga-po có hệ thống giáo dục, y tế phát triển nhất trong khu vực. – Có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định. * Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Các quốc gia hợp tác cùng phát triển. + Giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế – xã hội: |
Giáo án Công nghệ 11
BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vật nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
- Năng lực riêng:
- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, nhân giống vật nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về nhân giống vật nuôi đã học ở môn Công nghệ lớp 7.
b. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SHS tr.28 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp nhân giống vật nuôi, mục đích của phương pháp chọn giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập :
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh em vừa quan sát mô tả phương pháp chọn phối cùng giống hay phương pháp chọn phối khác giống? Mục đích của cách chọn phối này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Đây là hình ảnh mô tả phương pháp chọn phối khác giống.
+ Mục đích của phương pháp này:
- Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có với yêu cầu.
- Giữ được và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Nhân giống vật nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:
giống thuần chủng, nhân giống thuần chủng vật nuôi.
– GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I.2 trong SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi: Mục đích của việc nhân giống thuần chủng vật nuôi là gì? Phương pháp này thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? Vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội?
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: + Giống thuần chủng (giống thuần) là gì? + Nhân giống thuần chủng là gì? – GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin về giống lợn Móng Cái SGK tr.28 và trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về giống lợn này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I.2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. + Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? – GV chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS thực hiện phần Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,…để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cặp đôi, hoạt động nhóm để tìm hiểu về mục đích của nhân giống thuần chủng. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng 1.1.Khái niệm giống thuần chủng – Giống thuần chủng (giống thuần): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. – Nhân giống thuần chủng: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo. 1.2. Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng – Mục đích của nhân giống thuần chủng: + Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. + Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. + Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. – Một số đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng: lợn ỉ, lợn cỏ, gà Hồ, gà Tre,… |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Lai giống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm lai giống; nêu được các phương pháp lai, hiểu được sơ đồ lai tạo các giống vật nuôi.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.1 trong SGK, kết hợp phân tích hình 5.3, yêu
cầu HS nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ.
– GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục II.2 trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Có những phương pháp lai nào? Mục đích của các phép lai đó là gì?
– GV yêu cầu HS về nhà lấy ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương mình và tìm thêm các ví dụ thực tiễn của các phương pháp lai còn lại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm lai giống; các phương pháp lai, hiểu được sơ đồ lai tạo các giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm lai giống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1, SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ. + Mục đích của lai giống là gì? – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin II.1 kết hợp quan sát hình 5.3 để trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số phương pháp lai Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin mục II.2, kết hợp quan sát hình 5.4 – 5.7 SHS tr.29 – 32 và thực hiện nhiệm vụ: + Có những phép lai nào? + Mục đích của những phép lai đó là gì? – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tại nhà, lấy ví dụ những công thức lại kinh tế ở địa phương mình và tìm thêm các ví dụ thực tiễn của các phương pháp lai còn lại. Bước 2: HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục II.2, kết hợp quan sát sơ đồ về các phương pháp lai để trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về các một số phương pháp lai. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
2. Tìm hiểu về Lai giống 2.1. Tìm hiểu về khái niệm lai giống – Lai giống: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau. – Mục đích của lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. – Đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai (hình 5.3): bố mẹ khác giống, đời con sinh ra không còn là những cá thể thuộc giống thuần mà là con lai mang các đặc tính di truyền được kết hợp từ cả hai giống bố và mẹ. 2.2. Tìm hiểu một số phương pháp lai * Phương pháp lai kinh tế – Khái niệm: là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao. – Mục đích: thu các sản phẩm thịt, trứng, sữa,.., không để làm giống. – Bao gồm các phương pháp lai: + Lai kinh tế: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F, đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống. + Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống. * Phương pháp lai cải tạo – Khái niệm: là phương pháp dùng một giống để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. – Mục đích: cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp; giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chống chịu bệnh tật của giống địa phương. * Phương pháp lai xa Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm trong Phiếu bài tập.
c.Sản phẩm: HS chọn được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS trả lời trong vòng 5 phút.
Trường THPT:………… Lớp:………………………… PHIẾU BÀI TẬP BÀI 5: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Thời gian: 5 phút Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Giống thuần chủng (giống thuần) là giống có đặc tính di truyền: A. Không ổn định. B. Đồng nhất. C. Ổn định và đồng nhất. D. Không đồng nhất và ổn định. Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích của nhân giống thuần chủng? A. Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. B. Để thu các sản phẩm thịt, trứng, sữa. C. Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. D. Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. Câu 3: Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ: A. Nhiều giống khác nhau. B. Duy nhất một giống. C. Giống có ưu thế nổi trội hơn. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 4: Lợn Móng Cái có đặc điểm nào sau đây? A. Dễ nuôi, đẻ nhiều. B. Chịu đc kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt. C. Chất lượng thịt thơm ngon. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Đâu là phương pháp lai kinh tế đơn giản? A. Lợn đực Yorkshire cho phối giống với lợn nái Móng Cái tạo ra con lai F1 sau đó cho con cái F1 lai với con đực Landrace tạo ra con lai F2 B. Lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái Ri, vịt trống Anh Đào với vịt mái cỏ. C. Lai giữa ngựa cái và lừa đực cho con lai là con la. Câu 6: Phương pháp dùng một giống (giống đi cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất là: A. Phương pháp lai kinh tế đơn giản. B. Phương pháp lai kinh tế phức tạp. C. Phương pháp lai cải tạo. D. Phương pháp lai xa. Câu 7: Sơ đồ dưới đây minh họa phương pháp lai nào? A. Phương pháp lai cải tiến. B. Phương pháp lai cải tạo. C. Phương pháp lai xa. D. Phương pháp lai kinh tế phức tạp. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thức tế về nhân giống vật nuôi để hoàn thành nhanh Phiếu bài tập.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV thu Phiếu bài tập và mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
C |
B |
A |
D |
B |
C |
A |
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
– GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất phép lai kinh tế phù hợp với mục đích sản xuất.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS về nhà phân tích từng phép lai, từ đó xác định công thức nào có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Giải thích vì sao.
c. Sản phẩm: HS lựa chọn được phép lai chính xác là giữa gà trống Rhode island với gà mái Ri và giải thích được lựa chọn của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà: Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
– GV hướng dẫn HS:
+ Phân tích từng phép lai.
+ Xác định công thức nào có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra.
+ Giải thích vì sao.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất phép lai kinh tế phù hợp với mục đích sản xuất.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS nộp sản phẩm vào bài học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học:
+ Các phương pháp nhân giống vật nuôi.
+ Phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
– Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập và hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng SHS tr.32.
– Làm bài tập Bài 5 – Sách bài tập Công nghệ chăn nuôi 11.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6 – Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi.
Giáo án Âm nhạc 11
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: HÁT – DÂNG NGƯỜI TIẾNG HÁT MÙA XUÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thả lỏng được các vùng cơ tham gia vào quá trình hát.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- HS hát đúng cao độ, trường độ, thể hiện được sắc thái, biểu cảm của ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân.
3. Phẩm chất
- Có ý thức và thái độ tích cực trong giờ học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV Âm nhạc 11.
- File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc Dâng Người tiếng hát mùa xuân
- Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…
2. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 11.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS thả lỏng được các bộ phận miệng, khuôn mặt, hàm dưới và các vùng cơ tham gia vào quá trình hát.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện một số động tác như: gập người, xoay cổ, xoay vai, động tác nhai, động tác ngáp,…
c. Sản phẩm: Cơ thể được thả lỏng thoải mái, nét mặt tươi tắn, cơ hàm, cơ mặt được thả lỏng mềm mại.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS thực hiện các động tác xoay vai, xoay cổ, gập người…:
+ Đứng hoặc ngồi tại chỗ, thực hiện như các động tác tập thể dục thông thường.
+ Nên thực hiện các động tác trong khoảng 3 – 5 phút.
– GV hướng dẫn HS thực hiện động tác nhai:
+ Tưởng tượng trong miệng có 2 viên kẹo to, khi nhai sẽ phông hai bên má, cổ họng được nâng lên, cảm nhận được cơ hàm mềm mại.
+ Nên thực hiện động tác khoảng 1 phút.
– GV hướng dẫn HS thực hiện động tác ngáp:
+ Che khuôn miệng, thực hiện động tác ngáp thông thường, cảm nhận được độ mở của miệng, họng và cuống gà được nâng lên.
+ Nên thực hiện động tác này khoảng 1 phút.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, quan sát và thực hiện một số động tác như: gập người, xoay cổ, xoay vai, động tác nhai, động tác ngáp,…theo hướng dẫn của GV.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện một số động tác như: gập người, xoay cổ, xoay vai, động tác nhai, động tác ngáp,…theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân,….
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai (nếu có).
– GV dẫn dắt HS vào bài học:
Bài 2: Hát – Dâng Người tiếng hát mùa xuân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Hát – Dâng Người tiếng hát mùa xuân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát chính xác cao độ, trường độ, thuộc lời ca; miệng mở tự nhiên, nét mặt tươi tắn và cơ thể thoải mái.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:
– Luyện giọng.
– Học ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân.
c. Sản phẩm:
– HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;
– Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;
– Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;
– Đặt âm thanh nhẹ nhàng;
– Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Luyện giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đứng tại chỗ, đứng đúng tư thế, miệng mở tự nhiên, cơ thể được thả lỏng thoải mái. – GV chọn các mẫu âm đơn giản, liền bậc. – GV thực hiện các nội dung luyện giọng: + Luyện thanh đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp, bắt đầu từ âm đô (quãng tám thứ nhất). + Luyện lên cao tới âm Pha (quãng tám thứ 2). + Luyện đi xướng tới âm Son (quãng tám nhỏ). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Học hát ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV cho HS nghe, xem video ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân. https://www.youtube.com/watch?v=KkyZxzUZij0 – GV hát mẫu cho HS nghe ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân. – GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc SHS tr.10, 11. – GV giới thiệu chung về bài hát. – GV đàn giai điệu của bài và hướng dẫn cả lớp học từng câu. – GV hướng dẫn cả lớp ghép giai điệu với lời ca. – GV yêu cầu cả lớp hát ca khúc với nhạc đệm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS học hát ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS hát ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân với nhạc đệm (theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). |
Hát – Dâng Người tiếng hát mùa xuân 1. Luyện giọng – Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở rộng, hàm dưới buông mềm mại. – Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp. 2. Học hát ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân – Giới thiệu chung: Dâng Người tiếng hát mùa xuân của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (1919 – 2002) là một trong những cá khúc tiêu biểu về Bác Hồ kính yêu. – Luyện hát ca khúc: + Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở tự nhiên, hàm dưới buông mềm mại. Lấy hơi thở sâu tại những chỗ ngắt ý, câu, đoạn, điều tiết hơi đều đặn. Hát nhấn mạnh hơn vào đầu mỗi nhịp. + Thể hiện chính xác cao độ, trường độ của bài. |
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát thuần thục ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát đó.
b. Nội dung:
– Luyện tập giai điệu, tiết tấu trong ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân.
– Chọn một câu hát trong ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân và thể hiện câu hát đó bằng cách hát vocalise.
– Hát bài hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát bè, hát đuổi,…
c. Sản phẩm
– HS thực hành thuần thục ca khúc được học.
– Thể hiện chính xác 1 câu hát vocalise.
– HS biết hát bè, hát đuổi ca khúc được học.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Luyện thanh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS đứng tại chỗ, đứng đúng tư thế, miệng mở tự nhiên, cơ thể được thả lỏng thoải mái.
– GV chọn các mẫu âm đơn giản, liền bậc.
– GV thực hiện các nội dung luyện giọng:
+ Luyện thanh đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp, bắt đầu từ âm đô (quãng tám thứ nhất).
+ Luyện lên cao tới âm Pha (quãng tám thứ 2).
+ Luyện đi xướng tới âm Son (quãng tám nhỏ).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân:
– Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở rộng, hàm dưới buông mềm mại.
– Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).
Nhiệm vụ 2: Luyện tập thuần thục giai điệu trong ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và luyện tập cho HS giai điệu, tiết tấu trong bài.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS luyện tập giai điệu, tiết tấu trong ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân theo nhóm.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV yêu cầu các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm thể hiện bài hát.
– GV yêu cầu các nhóm cùng nhận xét chéo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).
Nhiệm vụ 3: Chọn 1 câu, đoạn trong bài và thể hiện câu, đoạn đó bằng cách hát vocalise
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu chia nhóm lớp, các nhóm tự chọn 1 câu hát yêu thích và thể hiện bằng cách hát vocalise.
– GV gợi ý HS vận dụng các nguyên âm, phụ âm phù hợp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS chọn một câu hát bất kì theo ý thích và luyện tập hát vocalise.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện cá nhân, nhóm, lớp trình bày câu, đoạn đó bằng cách hát vocalise.
– GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét câu hát của nhóm/ bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).
Nhiệm vụ 4: Thể hiện ca khúc được học ở các hình thức ca hát khác nhau
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
– GV hướng dẫn cả lớp lựa chọn những giọng ca tốt nhất, mỗi nhóm đảm nhận nhiệm vụ hát lĩnh xướng, hát tập thể, hát bè, hát đuổi,…
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc theo nhóm, hát ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân với các hình thức: hát lĩnh xướng, hát tập thể, hát bè, hát đuổi,…
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời cả lớp, nhóm/tổ thể hiện bài hát Dâng Người tiếng hát mùa xuân với các hình thức: hát lĩnh xướng, hát tập thể, hát bè, hát đuổi,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).
=> Kết thúc hoạt động, GV hướng dẫn HS nêu cảm nhận về bài hát: Tính chất âm nhạc trữ tình, trong sáng, lời ca thể hiện lòng tôn kính của nhân dân đối với công lao to lớn của Người. Các thế hệ hôm nay và mai sau cùng kề vai, sát cánh, cống hiến tuổi xuân để gìn giữ nên độc lập, tự do của dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được bài hát Dâng Người tiếng hát mùa xuân ở các hình thức ca hát khác nhau.
b. Nội dung: HS biểu diễn ca khúc Dâng Người tiếng hát mùa xuân kết hợp nhạc đệm và động tác phụ họa.
c. Sản phẩm: HS thể hiện đồng đều từ giọng hát đến các động tác phụ họa với ca khúc Dâng người tiếng hát mùa xuân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV gợi ý cả lớp lựa chọn một số động tác cơ thể để vận dụng vào ca khúc.
– GV yêu cầu lớp lựa chọn địa điểm tự luyện tập.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS luyện tập theo tổ/nhóm, cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS trình bày sản phẩm vào tiết học sau hoặc quay lại phần bài tự luyện tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại bài hát Dâng Người tiếng hát mùa xuân với các hình thức ca hát khác nhau.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Nhạc cụ – Bài nhạc cụ số 1 giọng pha trưởng.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án lớp 11 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 11 năm 2023 – 2024 (14 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.