Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 Giáo án các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến tất cả quý thầy cô trọn bộ giáo án tất cả các môn học của lớp 1 theo Chương trình giáo dục phông thông mới.

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích đã được đội ngũ chúng tôi biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Sau đây, sẽ là giáo án lớp 1 theo từng môn học, xin mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT mới

THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TOÁN LỚP 1

BÀI: So sánh các số có hai chữ số

I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

– MT1: So sánh các số có hai chữ số.

– MT2: Sắp xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

– MT3: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

2.2. Năng lực:

– MT4: Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

– MT5: Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.

– MT6: Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Giáo án.

– Que tính: Dùng trong hoạt động 2

– Phiếu học tập: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.

– Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.

2. Học sinh:

– Que tính, vở, SGK

– Ôn lại cách so sánh các số trong phạm vi 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Đánh giá

YC cần đạt về KT,KN

– Biểu hiện PC, NL

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu:

– Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

– Giới thiệu vấn đề cần học.

Nội dung: “hát múa”

Tổ chức hoạt động:

– Hiểu mục tiêu của hoạt động 1.

– HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: “Năm ngón tay ngoan”

– Hát hay, đều, hứng thú.

– Nhận xét.

– Có hứng thú, thoải mái

– Nhận xét, chốt, chuyển

– Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu

– Nghe, viết mục bài vào vở

– Làm việc cá nhân, cặp đôi, trình bày trước nhóm

– Chia sẻ được mục tiêu bài học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Mục tiêu:

– Biết so sánh các số có hai chữ số.

– Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

– Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.

– Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề.

Nội dung:

– So sánh số có hai chữ số.

Phương pháp:

– Quan sát

– Thực hành.

– Trình bày vấn đề

Tổ chức hoạt động:

– Yêu cầu HS lấy que tính

– Gọi HS nêu cách so sánh số có hai chữ số.

– Chốt nội dung.

– Hiểu mục tiêu cần đạt trong hoạt động 2.

– Lấy, đếm que tính để so sánh số có hai chữ số.

– Nêu cách so sánh số có hai chữ số.

Hoạt động 3: Thực hành luyện tập

3.1. Bài tập 1:

Mục tiêu:

– So sánh các số có hai chữ số.

Nội dung: >, <, =

34……..38 55……..57

36……..30 55……..55

37……..37 55……..51

25……..30 85……..95

90……..90 97……..92

48……..42 92……..97

Phương pháp:

Hoạt động cá nhân

Tổ chức hoạt động:

Phát phiếu học tập

– Nhận xét.

3.2. Bài tập 2:

Mục tiêu:

– Tìm được số lớn nhất trong dãy số có hai chữ số.

Nội dung: Khoanh vào số lớn nhất

a) 72, 68, 80, 83

b) 97, 94, 92, 89

Phương pháp:

Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

Phát bảng nhóm

– Nhận xét

3.3. Bài tập 3:

Mục tiêu:

– Tìm được số bé nhất trong dãy số có hai chữ số.

Nội dung: Khoanh vào số bé nhất

a) 76, 78, 75, 79

b) 38, 48, 18, 61

Phương pháp:

Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

Phát bảng nhóm

– Nhận xét

3.4. Bài tập 4:

Mục tiêu:

– Biết sắp xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và ngược lại.

Nội dung: Viết các số 72, 38, 64

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé

Phương pháp:

Trò chơi

Tổ chức hoạt động:

Phát bông hoa cho 2 nhóm

Yêu cầu mỗi em 1 bông hoa có ghi số.

– Nêu tên trò chơi (Ai nhanh, ai đúng?) cách chơi, luật chơi. Hình thức khen thưởng.

– Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng

– Làm bài trên phiếu học tập

– Trình bày kết quả

34 < 38 55 < 57

36 > 30 55 = 55

37 = 37 55 > 51

25 < 30 85 < 95

90 = 90 97 > 92

48 > 42 92 > 97

– Thảo luận nhóm đôi để làm bài tập

– Làm bảng nhóm

– Trình bày kết quả

a) 83

b) 97

– Thảo luận nhóm 4 để làm bài tập

– Làm bảng nhóm

– Trình bày kết quả

a) 76, 78, 75, 79

b) 38, 48, 18, 61

-2 nhóm ( mỗi nhóm 1 bộ gồm 3 bông hoa, mỗi em nhận 1 bông hoa ghi số tương ứng)

-Nghe GV phổ biến luật chơi

-Tham gia chơi.(2 phút)

a) 38, 64, 72

b) 72, 64, 38

– Thông qua bài tập 1 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 1.

– Thông qua bài tập 2 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 1.

– Thông qua bài tập 3 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 2.

– Thông qua bài tập 3 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 2.

Hoạt động 4: Vận dụng sáng tạo

3.4. Bài tập 4:

Mục tiêu:

– Học sinh biết vận dụng bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn

Nội dung: So sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp.

Phương pháp:

Vấn đáp

Tổ chức hoạt động:

Nêu câu hỏi để học sinh trả lời

– Đếm và so sánh theo yêu cầu

– Thông qua bài tập 4 để quan sát, đánh giá HS về mục tiêu 1 và 2.

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới

GIÁO ÁN BÀI: CHUỘT CON ĐÁNG YÊU

I. MỤC TIÊU:

– Năng lực:

+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu.

+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được hình ảnh một chú chuột con đáng yêu. Chuột con rất yêu mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở.

+ Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.

– Phẩm chất: Học sinh biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Tranh minh họa SGK.

– Video bài hát “Bé chuột đáng yêu”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ của giáo viên

HĐ của học sinh

1. Hoạt động 1: Khởi động

– Cho HS nghe bài hát “Bé chuột đáng yêu”

– Qua nghe bài hát em thấy chú chuột có đáng gì đáng yêu?

– Cho HS xem tranh:

+ Trong tranh có những nhân vật nào?

– Em thử dự đoán xem các con vật trong tranh đang làm gì?

– GV: Đây là cuộc trò chuyện rất thú vị của một chú chuột con với chuột mẹ về một ước muốn trở thành một chú voi để không bị các bạn trêu nữa. Vậy mẹ của chú đã nói gì với chú? Nó có làm thay đổi suy nghĩ của chú chuột nhỏ bé hay không? Các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài tập đọc “Chuột con đáng yêu”.

2. Luyện đọc thành tiếng.

a. Học sinh đọc thầm

– GV quan sát và theo dõi.

b. Đọc mẫu lần 1.

– GV đọc toàn bài

– GV lưu ý HS ngắt nghỉ theo dấu câu. Ngoài ra lấy bút chì ngắt sau: bé nhất lớp/nên thường bị…; Ước gì/ con to như bạn voi; …con to như voi/ thì làm sao mẹ bế con được. Vậy thì con thích/là chuột con ….

c. Học sinh đọc tiếng, từ ngữ

– Gv dự kiến các từ khó đọc trong bài: chú chuột nọ, trêu, phụng phịu, dịu dàng, lòng mẹ.

GV ghi các từ khó lên bảng

GV đọc các từ trên bảng để học sinh đọc.

– HS tìm hiểu từ khó:

+ Bạn nào có thể miêu tả hành động thể hiện việc mình đang phụng phịu?

+ Phụng phịu: Vẻ mặt xị xuống tỏ vẻ hờn dỗi, không bằng lòng.

– GV đọc câu: Chuột mẹ dịu dàng.

Trong câu trên có từ nào cho thấy mẹ của bạn chuột đang thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, mềm mại tạo cho chuột có cảm giác dễ chịu, không còn phụng phịu nữa?

d. HS luyện đọc bài:

GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến bạn trêu.. Đoạn 2 tiếp theo đến bế được con. Đoạn 3: còn lại.

– GV đọc theo từng câu.

– GV lưu ý HS đọc đúng ngắt nghỉ của câu.

– HS đọc đồng thanh nối đoạn theo dãy.

– Yêu cầu HS đọc trong nhóm 4.

– GV theo dõi, sửa sai cho HS.

e. Tổ chức cho HS đọc bài

– HS đọc theo nhóm.

– Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.

– GV nhận xét và sửa sai cho HS.

– Gọi HS đọc cá nhân toàn bài.

3. Tìm hiểu bài.

Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK. Thảo luận nhóm 4.

– Chuột con bé tí teo thường bị bạn trêu. Nó ước điều gì?

– Mẹ đã nói với chuột con như thế nào?

– Nó hiểu ra vui vẻ làm chuột con để làm gì?

=> Chuột con rất ấm ức khi bị bạn trêu vì bé nhất lớp. Chuột phụng phịu về nói với mẹ mình muốn trở thành 1 chú voi để các bạn không còn trêu mình nữa. Trước lời nói dịu dàng của mẹ chuột đã hiểu ra và không còn muốn mình trở thành chú voi nữa, chú muốn vẫn là chú chuột bé nhỏ để được mẹ yêu thương ôm ấp.

– Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 2.

– Y/C một HS đọc to câu hỏi.

– Y/C HS làm việc cá nhân, khoanh vào ý em thích.

– Y/C HS thảo luận nhóm 4. Giải thích vì sao mình lại lựa chọn đáp án đó.

– Theo em, chuột con có gì đáng yêu?

=> Chú chuột bé nhỏ vô cùng đáng yêu và dễ thương, chú cũng giống như các em ngây thơ, hồn nhiên đôi khi cũng có những mơ ước ngộ nghĩnh. Chú rất yêu mẹ và cũng muốn được mãi là chú chuột con bé bỏng để được mẹ yêu thương, chăm sóc.

* Liên hệ:

– Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về tình cảm của bố mẹ dành cho em?

– Tình cảm của em với mọi người trong gia đình như thế nào? Em muốn nhận được điều gì từ những người thân trong gia đình?

– Em cần làm gì để mọi người trong gia đình được vui.

4. Tổng kết giờ học:

– Trong câu chuyện này, em thích nhân vật nào nhất?

– Về nhà hãy đọc hoặc kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

– Có con chuột mẹ, chuột con và 1 con voi.

– Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập đọc.

– HS chỉ tay đọc thầm theo

– HS lấy bút chì gạch chéo trong sách.

– HS có thể phát hiện và nêu các từ khó đọc trong bài.

– HS đọc trong nhóm. Đọc cá nhân

– HS diễn tả hàng động.

– dịu dàng.

– HS đánh dấu đoạn.

– HS đọc đồng thanh theo cô.

– HS đọc đồng thanh.

– HS luyện đọc.

– Mỗi nhóm có 3 HS đọc mỗi HS đọc 1 đoạn.

– Mỗi nhóm cử ra 1 bạn thi đọc. Mỗi HS đọc 1 đoạn.

– HS nhận xét các bạn đọc.

– HS đọc.

– HS đọc.

– HS thảo luận trong nhóm.

– Nó ước mình trở thành con voi.

– Họ nhà ta ai cũng bé nhỏ….sao mẹ bế được con.

+ Để được mẹ yêu thương…

– HS đọc thầm.

– 1 HS đọc.

– HS khoanh vào ý mình lựa chọn.

– HS thảo luận nhóm 4. Trình bày ý kiến lựa chọn của mình.

– HS có thể chọn lựa ý mình thích:

+ Chuột con bé nhỏ, trông rất dễ thương.

+ Chuột con ngây thơ muốn được to như voi.

+ Vì yêu mẹ chuột không muốn to như voi nữa.

– HS chia sẻ.

– HS trình bày.

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 9 4 Đề kiểm tra 45 phút lớp 9 môn Hóa học

Giáo án môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo chương trình GDPT mới

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI (2 tiết)

1. Mục tiêu: Qua bài này học sinh:

– Nêu được tên một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

– Điều tra và ghi lại được lợi ích của các vật nuôi trong gia đình.

– Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

– Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với vật nuôi và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

– Biết giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với vật nuôi.

-Thông qua làm việc nhóm để chia sẻ về những cách bảo vệ, chăm sóc một số vật nuôi trong gia đình. Biết cách giữ gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với vật nuôi.

– Ứng phó, xử lí tình huống có nguy cơ dẫn đến làm hại vật nuôi.

– Lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; Tinh thần trách nhiệm; Lòng nhân ái: yêu quý động vật, biết chăm sóc vật nuôi trong gia đình.

2. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng:

– Bộ tranh vẽ hình ảnh chăm sóc và bảo vệ các vật nuôi trong gia đình, những hình ảnh có thể nguy hiểm do vật nuôi gây ra, tranh sưu tầm của học sinh.

3. Tiến trình tổ chức bài học:

* Tiết thứ 1

Hoạt động 1: Kết nối (5p)

Mục tiêu: Kết nối kinh nghiệm đã có của học sinh với kiến thức mới của bài , kích thích hứng thú học sinh

– GV cho HS hát bài “Đàn gà con”

– Giới thiệu bài mới.

Hoạt động 2: Khám phá (15p)

Mục tiêu: HS quan sát tranh SGK kể tên các việc làm thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

Cách tiến hành: Sử dụng kĩ thuật động não

HS quan sát tranh và liên hệ kể tên các con vật nuôi trong nhà.

– Yêu cầu học sinh kể những việc em đã làm để bảo bệ chăm sóc vật nuôi và những rủi ro mà vật nuôi có thể gây ra. (Gv ghi nhanh lên bảng).

Kết luận: Học sinh và giáo viên khái quát lại:

-Những con vật nuôi trong nhà

– Những việc làm để chăm sóc và bảo về con vật nuôi.

– Những nguy hiểm mà các vật nuôi có thể gây ra.

Hoạt động 3: Giải thích (15p)

Mục tiêu: Biết chăm sóc và bảo vệ, phòng tránh một số nguy hiểm có thể do vật nuôi gây ra.

Cách thức tiến hành:

1. GV chia thành 4 nhóm, phát mỗi nhóm 1 bộ tranh và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

Nhóm 1,2: Nêu những việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, tại sao phải làm như thế.

Nhóm 3,4: Nêu những tác hại của vật nuôi có thể gây ra: Trong những trường hợp nào vật nuôi có thể gây nguy hiểm cho con người, cách phòng tránh, xử lí.

2. Các nhóm làm việc, GV quan sát.

3. Báo cáo kết quả thảo luận.

– Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận và các nhóm khác góp ý bổ sung.

Kết thúc tiết học GV nhắc nhở HS cần cẩn thận khi chơi với một số vật nuôi

* Hướng dẫn về nhà:

Nhiệm vụ về nhà: Yêu cầu mỗi học sinh, trong vai “ Thám tử nhí” hãy xem xét, tìm hiểu những việc làm thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ vật nuôi của gia đình mình và những người xung quanh.

* Tiết thứ 2

Hoạt động 4: Thực hành (15 phút)

Mục tiêu: Học sinh thực hành nhận diện được một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

Cách tiến hành:

1. Chia lớp thành các nhóm theo hình thức nhóm 4.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Nhiệm vụ:

– Đối với vật nuôi chúng ta cần chăm sóc như thế nào?

– Chúng ta cần làm gì để bảo vệ vật nuôi?

2. Trong khi học sinh thực hành, giáo viên có thể đi đến quan sát lắng nghe học sinh thảo luận, nếu cần có thể đưa ra gợi ý.

3. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Kết luận:

– Cách chăm sóc vật nuôi:

+ Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ.

+ Cùng với bố mẹ che chắn cho vật nuôi khi trời lạnh.

+ Nhắc bố mẹ vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.

– Cách bảo vệ vật nuôi:

+ Nhắc bố mẹ tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

+ Giữ an toàn cho vật nuôi.

Hoạt động 5: Vận dụng (15p)

Mục tiêu: Học sinh xử lí được đơn giản khi chăm sóc , bảo vệ vật nuôi.

Cách tiến hành:

a) Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm một tình huống xử lí:

– TH1: (Nhóm 1): Gia đình em nuôi một con chó nhỏ, không may nó bị ốm, em sẽ làm gì?

– TH2: (Nhóm 2): Trên đường đi học về, em thấy một con mèo đang bị bỏ đói bên vệ đường, em sẽ làm gì?

– TH3: (Nhóm 3): Nga đang chơi với bạn rất vui vẻ ở ngoài sân nhà văn hóa thì mẹ nhắc về cho gà ăn. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?

Các nhóm nhận nhiệm vụ: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để đưa ra những cách xử lí khác nhau có thể xảy ra, sau đó chọn một cách mà các em cho là hợp lí nhất để đóng vai, trình bày trước lớp.

Ví dụ:

* Tình huống 1:

– Để cho nó tự khỏi.

– Bảo bố mẹ mua thuốc về tiêm

– Gọi Bác sĩ thú ý đến.

* Tình huống 2:

– Về nhà mang cơm đến cho mèo ăn.

– Đưa nó về nhà chăm sóc, cho nó ăn.

– Mặc kệ nó rồi về nhà.

* Tình huống 3:

– Em tiếp tục chơi tiếp, tối về cho gà ăn sau.

– Chơi thêm một lúc rồi về.

– Nghe lời mẹ về nhà cho gà ăn ngay.

b) Thực hành xử lí

– Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo về những cách xử lí khác nhau, đóng vai thể hiện. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Giáo viên hỗ trợ học sinh rút ra bài học: Khi gặp những tình huống như trên thì em nên làm gì là tốt nhất, thể hiện được trách nhiệm trong chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

Nhiệm vụ về nhà: học sinh thực hành chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong nhà, phòng tránh các rủi ro nguy hiểm do vật nuôi có thể gây ra.

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 theo chương trình GDPT mới

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1

Chủ đề 3: Quan Tâm Chăm Sóc Người Thân Gia Đình

Bài 7: Quan tâm chăm sóc ông bà

Thời lượng: 01 tiết

1. Mục tiêu:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

– Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.

– Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.

– Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

2. Chuẩn bị:

– GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1.

+ Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà” .

+ Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint …

– HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.

3. Các hoạt động dạy:

Hoạt động dạy của Giáo viên.

Hoạt động học của học sinh.

* Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học.

Phương pháp kĩ thuật : Trò chơi, đàm thoại.

* Sản phẩm mong muốn:

– HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”

– Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Khi nào em thấy bà rất vui?

+ Tuần vừa qua, em đã làm những

việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?

Gv: Khen ngợi học sinh.

Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới,

Ghi tựa

– HS Hát.

– Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà.

– Hs lắng nghe.

– Hs lắng nghe.

Hoạt động 1: Khám phá vấn đề.

– Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.

– Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà.

– Cách tiến hành:

– GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà ?

– GV trình chiếu kết quả trên bảng.

Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu.

Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.

Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp.

Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà.

– GV hỏi:

+ Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?

+ Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà.

– HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi.

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình.

– Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

– HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

– HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2.Luyện tập:

Mục tiêu:

· HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

· HS nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp.

– Sản phẩm mong muốn: – Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà.

a. Em chọn việc nên làm.

– GV chia HS thành các nhóm (4 HS).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng.

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm .

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

– GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận.

– GV yêu cầu 3 nhóm lên trình bày.

– Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

+ Việc nào nên làm?

+ Việc nào không nên làm? Vì sao?

– GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.

Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà.

– HS ngồi theo nhóm (4 HS).

– HS quan sát rồi thảo luận 2 phút.

– HS lắng nghe thảo luận nhóm các câu hỏi.

– HS gắn mặt cười ( vào tranh nên làm).( tranh 1, 2, 3, 5)

– HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4).

– Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn của GV

– HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5:

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

– Không nên chọn việc làm ở tranh 4.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm .

– Nhận xét.

– HS lắng nghe, ghi nhớ,

b. Chia sẻ cùng bạn

– GV đặt câu hỏi : Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút).

– Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút).

– Đại diện ba nhóm lên trình bày trước lớp.

– Yêu cầu các nhóm nhận xét.

– GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà.

– HS suy nghĩ cá nhân.

– HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình.

– HS trình bày.

– Nhận xét.

Hoạt động 3. Vận dụng:

– Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

– Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

– Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.

a. Đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang.

– GV yêu cầu HS quan sát trên bảng (hoặc SGK).

– GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV gọi đại diện nhóm trình bày.

– Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét.

– Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.

– GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát.

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– HS Trình bày.

– HS nhận xét

b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

– GV đưa tình huống.

+ Tình huống 1:

Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?

+ Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà?

– GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.

Nhóm 1, 2: Tình huống 1.

Nhóm 3, 4: Tình huống 2.

– Đai diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống.

– Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

– GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,…

* Tổng kết:

GV chiếu câu thông điệp:

Quan tâm chăm sóc ông bà

Biết ơn, hiếu thảo – em là cháu ngoan.

Gọi vài HS đọc

– Nhận xét tiết học.

– Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:

Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ.

– Hs sinh quan sát, lắng nghe.

– HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao.

– HS trình bày.

– Quan sát, nhận xét.

_ Học sinh lắng nghe.

2-3 HS đọc câu thông điệp

Cả lớp đọc đồng thanh.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Viết thư cho một người bạn đã lâu không gặp (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 3

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 theo chương trình GDPT mới

Chủ đề: NHÀ TRƯỜNG – CÂY TRONG SÂN TRƯỜNG EM

(Thời lượng: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Về phẩm chất

– Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát

– Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.

– Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.

2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

Năng lực đặc thù:

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: nhận biết được đặc điểm hình dạng cấu trúc bộ phận của cây cỏ hoa lá xung quanh

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Biết lựa chọn các vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, tái sử dụng để làm sản phẩm.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

– Biết vận dụng sự hiểu biết về các hình cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật…

3. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

3.1 Giáo viên:

1 số loại học phẩm. Giấy màu, bìa màu, hồ dán, màu vẽ, băng dính hai mặt, sợi len, … Hình ảnh các loại cây hoa lá có trong thiên nhiêm. Sản phẩm của HS năm trước. Vệ sinh an toàn vườn cây thực nghiệm và cây bóng mát trên khuôn viên sân trường. GV chuẩn bị hình minh họa trực tiếp trên bảng các bước vẽ, tạo hình…

3. 2 Học sinh:

Chuẩn bị một số giấy màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

– Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá

– Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (1-2 phút)

*Tổ chức các hoạt động dạy học

+ Hoạt động của GV

+ Hoạt động của HS

+ Đồ dùng thiết bị dạy học

Hoạt động khởi động (3 – 5 phút )

– GV tổ chức cho HS hát đồng ca bài hát “cái cây xanh xanh” tại vườn cây bóng mát của nhà trường

– GV yêu cầu HS kể tên có những hình ảnh nào trong bài hát?

– Giáo viên kết luận và giới thiệu vào bài.

– Học sinh hát và lắng nghe câu hỏi, thảo luận và trình bày ý kiến cá nhân.

Nhạc nền, loa

Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ (10 – 15 phút)

– GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng 4 nhóm cây ( cây ăn quả, hoa, bóng mát, cây lâu năm)

– GV đưa yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Hình dáng, cấu trúc đặc điểm bộ phận, màu sắc của cây mà nhóm mình quan sát?

– GV tổng kết, nhận xét và đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

– HS làm việc nhóm quan sát cây hoa lá, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

– HS trình bày kết quả tìm hiểu của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

– Học sinh lắng nghe

Một số cây có hình dạng, đặc điểm, màu sắc trong khuôn viên vườn trường

Hoạt động sáng tạo, ứng dụng (45 – 50 phút)

3.1. Giới thiệu cách làm sản phẩm

– Giáo viên cho học sinh tự chọn cách thể hiện sản phẩm cây mà học sinh quan sát được ( vẽ, xé dán, tạo hình từ vật liệu tìm được)

– Giáo viên nhận xét và giới thiệu các bước làm sản phẩm qua đồ dùng minh họa ( trực tiếp hoặc dán tiếp)

– Các bước: để vẽ cây

* Bước 1: Chọn cây mà mình quan sát được. Vẽ thân cây, cành cây, lá cây bằng nét, nét chấm

* Bước 2: Vẽ màu

+ Ngoài hình ảnh cây mà các bạn quan sát được các em có thể vẽ thêm các chi tiết phụ cho tác phẩm thêm sinh động.

*GV gợi ý: ngoài cách vẽ thì các em vận dụng các bước vẽ cây để tạo hình từ vật liệu tìm được hoặc xé dán cây.

– GV hướng dẫn HS sắp xếp các hình ảnh sao cho phù hợp với khổ giấy

– GV cho HS quan sát một số sản phẩm của các bạn HS năm trước

3.2. Thực hành sáng tạo

– Giáo viên gợi ý cho học sinh chia sẻ ý tưởng vẽ cây tạo hoa

– Giáo viên đưa ra yêu cẩu thực hành cho học sinh: Tạo dáng và trang trí một vài cây hặc vườn cây theo ý thích,

Yêu cầu: Sản phẩm thể hiện được yếu tố thẩm mỹ Có ý tưởng sáng tạo, độc đáo. Thể hiện được tình cảm yêu thiên nhiên cây cỏ hoa lá, biết bảo vệ môi trường

– Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh , quan sát cây và trình bày các bước vẽ cây theo ý kiến cá nhân và nhóm

– Học sinh lắng nghe, đóng góp ý kiến cho bạn, nhóm bạn

– Học sinh quan sát, nhận xét.

– Học sinh chia sẻ ý tưởng thể hiện: gấp, xé dán, tạo hình…

– Thực hành sáng tạo sản phẩm cá nhân theo yêu cầu của giáo viên

-Thực hiện các thao tác vẽ, gấp, dán…để tạo sản phẩm

– Sử dụng yếu tố (đường nét, màu sắc, ..) và nguyên lí tạo hình (nhịp điệu, cân bằng, lặp lại..) để sáng tạo sản phẩm

– Chú ý đặc điểm hình dáng, cấu trúc, vật liệu, cách trang trí cây, hoa phù hợp với nội dung đã chọn. Trao đổi, nêu ý kiến nhận xét, góp ý về các sản phẩm của mình và của bạn

Trao đổi, hỗ trợ các nguyên vật liệu giữa các học sinh nếu cần thiết.

GV: Minh họa trực tiếp cách ve, xé dán, tạo hình

GV chuẩn bị một số sản phẩm của các bạn HS năm trước

Hoạt động phân tích, đánh giá (10 – 15 phút)

– Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm bằng cách treo lên cây theo nhóm

– Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng tiêu chí nhận xét, đánh giá sản phẩm: vẽ được cây hoặc vườn cây phù hợp với nội dung đã chọn. Sắp xếp được hình ảnh, màu sắc phù hợp

Sử dụng phong phú, đa dạng các loại vật liệu kết hợp xé dán tạo nên sản phẩm đẹp

– Hướng dẫn học sinh thảo luận, tự nhận xét, đánh giá sản phảm của mình và các bạn khác

– Giáo viên nhận xét, đánh giá tình hình học tập.

– Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.

– Thảo luận và đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm, tự nhận xét đánh giá sản phẩm và các bạn dựa trên những tiêu chí đã có.

– Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những bài học sau

Sản phẩm vẽ hoặc xé dán của học sinh.

Giáo án môn Giáo dục Thể chất lớp 1 theo chương trình GDPT mới

CHỦ ĐỀ: BÀI TẬP THỂ DỤC

BÀI 2. ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH – TRÒ CHƠI CHUYỂN BÓNG

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

– Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

– Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Tự xem trước động tác chân và động tác vặn mình của bài thể dục trong sách giáo khoa, lập kế hoạch và thực hiện động tác chân và động tác vặn mình trong bài học.

– Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

– NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

– NL vận động cơ bản: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác chân và động tác vặn mình trong bài thể dục.

3. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Kế hoạch bài dạy, trang phụ thể thao, khăn và bóng để phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao, hoa tay tự làm.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

1. Tiến trình dạy học

Nội dung

LV Đ

Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Phần mở đầu

a.Nhận lớp

b. Khởi động

– Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,…

– Chơi trò chơi khởi động: Bịp mắt trốn tìm

2. Phần cơ bản:

* Kiến thức.

a. Động tác: Chân

TTCB: Đứng nghiêm

– N1: Hai tay chống hông, đồng thời kiễng gót hai chân.

– N2: Hạ gót hai chân, khuỵu hai gối, vỗ hai tay trước ngực.

– N3:Trở về tư thế như N1

– N4: Nhịp 4 về TTCB

– Nhịp 5,6,7,8 thực iện giống nhịp 1,2,3,4

b, Động tác: Văn mình

TTCB: Đứng nghiêm

– N1: Bước chân trái sang ngang, hai tay dang ngang bàn tay sấp

– N2: Vặn mình sang trái, tay phải vỗ vào tay trái

– N3:Trở về tư thế như N1

– N4: Nhịp 4 về TTCB

– Nhịp 5,6,7,8 thực iện giống nhịp 1,2,3,4

* Luyện tập

Tổ chức tập luyện đồng loạt.

– Tổ chức tập luyện theo tổ nhóm

– Tổ chức tập luyện theo cặp đôi

* Tập thi đua trình diễn giữa các tổ

* Trò chơi vận động:Chuyển bóng

3. Kết thúc

a. Hồi tĩnh

– Thả lỏng cơ toàn thân.

-Trò chơi: Chim bay cò bay

b. Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

– Ưu điểm, hạn chế cần khắc phục.

c. Vận dụng: Qua bài học HS vận dụng bài tập thể dục vào buổi sáng để rèn luyện sức khỏe và chơi trò chơi cùng các bạn trong giờ ra chơi.

5 -7’

2 x 8 N

16-18 phút

1 lần

8 nhịp

2 lần

8 nhịp

4 lần

8 nhịp

2 lần

8 nhịp

2 lần

8 nhịp

2 lần

8 nhịp

3-5 phút

4- 5 phút

Gv nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

– Gv HD học sinh khởi động.

– GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi

– GV nêu tên động tác chân và động tác vặn mình, HS quan sát tranh.

– Gọi 2 Hs quan sát tranh và tập trước lớp.

– QS GV tập mẫu kết hợp phân tích động tác..

– GV hô – HS tập theo Gv.

– Gv quan sát, sửa sai cho HS.

– Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

– GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

– GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

– Giáo viên di chuyển và quan sát, chỉ dẫn cho HS thực hiện

* Có thể kết hợp với âm nhạc nhằm tạo sự hưng phấn, tích cực hơn cho HS trong giờ học

– GV điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân

– Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

– VN thực hiện lại bài tập: tập hợp hàng dọc, dàn hàng đứng nghiêm, nghỉ cho người thân xem.

Đội hình nhận lớp

– Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

– Đội hình khởi động và đội hình trò chơi khởi động đứng theo vòng tròn

GV

– Đội hình HS quan sát tranh

* * * * * *

* * * * * *

* * * * * *

GV

* * * * * *

* * * * * *

* * * * * *

GV * *

– Đội hình tập luyện đồng loạt.

* * * * * *

* * * * * *

* * * * * *

GV

ĐH tập luyện theo tổ

tổ trưởng

tổ trưởng

tổ trưởng

GV

-ĐH tập luyện theo cặp

* * * *

* * * *

– Mỗi nhóm cử người đại diện lên thi đua – trình diễn đại diện

– Chơi theo đội hình hàng dọc

* * * * * GV

* * * * *

ĐH kết thúc

* * * * * *

* * * * * *

* * * * * *

GV

Tham khảo thêm:   Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân - Mẫu số 01/KK-BH Dành cho cơ sở giao đại lý bảo hiểm trả thu nhập cho đại lý bảo hiểm

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 theo chương trình GDPT mới

Chủ đề: CẢM XÚC CỦA EM Lớp 1 (4 tiết)

I. YÊU CẦU:

– Nhận diện được những biểu hiện về cảm xúc như: buồn, vui, tức giận, yêu mến …

– Tự điều chỉnh cảm xúc khi giận dữ, buồn rầu, không để dẫn đến hành vi và thái độ, lời nói thiếu chuẩn mực như đánh, mắng người khác.

– Biết bày tỏ những cảm xúc tích cực bằng hành động, việc làm cụ thể như bắt tay, hợp tác làm việc, lời nói đẹp…

– Học sinh biết đóng vai, chia sẻ tình cảm với bạn bè và mọi người xung quanh.

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA

1. Thời gian: Thứ .. ngày ..tháng… năm

2. Địa điểm: Tổ chức trong lớp học

3. Thành phần tham gia: Giáo viên và tất cả học sinh trong lớp

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG :

· Hoạt động 1: Nhận diện các cảm xúc khác nhau

· Hoạt động 2: Thể hiện các cảm xúc khác nhau

· Hoạt động 3: Trò chơi đoán cảm xúc

· Hoạt động 4: Đóng vai thể hiện cảm xúc

· Hoạt động 5: Vẽ tranh theo chủ đề

· Hoạt động 6: Tổng kết

· Hoạt động 7: Đánh giá

IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP

Trò chơi, đóng vai, vẽ tranh, triển lãm

V. CHUẨN BỊ.

1. Đối với giáo viên

– Nhạc bài hát Múa vui

– Tranh cho hoạt động 1

– Tranh về các khuôn mặt biểu hiện cảm xúc

– Các tình huống cho học sinh xử lí

– Mẫu phiếu tự đánh giá và bạn tự đánh giá

2. Đối với học sinh

– Bút viết, bút màu giấy A4, bút dạ , giấy màu , băng dính, hồ dán.

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Phần mở đầu:

Khởi động: GV cho học sinh xếp thành vòng tròn hát bài hát múa vui (nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)

Cùng nhau múa xung quang vòng, cùng nhau múa cùng vui

Cùng vui múa xung quanh vòng, vui cùng nhau múa đều

Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca

Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa đều.

– Sau bài hát GV đặt câu hỏi: Sau khi hát xong các em cảm thấy thế nào? GV để học sinh bộc lộ cảm xúc sau đó giới thiệu vào chủ đề

2. Phần cơ bản:

*Hoạt động 1: Nhận diện cảm xúc khác nhau

Mục tiêu:

– Nêu được các cảm xúc khác nhau của bản thân

– Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường

2. Phương pháp – Phương tiện: quan sát, tranh, thẻ từ

Các bước tiến hành

+ Bước 1: Xem tranh các cảm xúc

– Giáo viên đưa ra các bức tranh khác nhau (Tranh bạn nam vui sướng, thích thú khi được mẹ tặng cặp sách. Tranh bạn nữ mặt buồn rầu vì con búp bê bị gãy tay. Tranh bạn nam thể hiện tức giận khi nhìn thấy em gái đang nghịch sách vở, đồ dùng học tập của mình. Tranh bạn nữ sợ hãi khi nhìn thấy con nhện rơi từ trên xuống)

– Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4, mỗi nhóm quan sát một bức tranh và giải thích cảm xúc của các nhân vật trong tranh theo gọi ý:

+ Bức tranh vễ những gì?

+ Nét mặt của các nhân vật trong tranh như thế nào?

+ Cử chỉ của các nhân vật trong tranh như thế nào ?

– Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày, mỗi nhóm mô tả 1 tranh và cảm xúc của nhân vật trong tranh. GV có thể gọi nhóm khác góp ý, bổ xung nếu phần của nhóm trình bày chưa hoàn thiện

– Hs, GV nhận xét tổng kết; gợi ý nội dung tranh:

+ Tranh 1: Bạn nam vui sướng,thích thú khi được mẹ tặng cặp sách

+ Tranh 2: Bạn nữ mặt buồn rầu vì con búp bê bị gẫy tay

+ Tranh 3: Bạn nam thể hiện sự tức giận khi nhìn thấy em gái đang nghịch sách vở, đồ dùng học tập của mình

+ Tranh 4: Bạn nữ sợ hãi khi nhìn thấy con nhện rơi từ trên xuống.

+ Bước 2:Tổ chức Trò chơi về cảm xúc

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, cùng thực hiện nhiệm vụ. mỗi nhóm được phát 1 bộ thẻ cảm xúc. Học sinh lần lượt chơi trong nhóm. Mỗi Hs bốc một thẻ cảm xúc, học sinh bốc được thẻ nào thì phải kể lại một tình huống tạo cho mình cảm xúc đó trong thực tế

– Gọi ý tên cảm xúc: 1. Vui vẻ 2. Tức giận 3. Lo lắng 4. Hạnh phúc 5. Buồn

– GV có thể thay thế bằng các thẻ cảm xúc khác miễn phù hợp với yêu cầu của hoạt động. GV có thể sử dụng các gọi ý sau khi học sinh trình bày:

+ Tình huống đó diễn ra khi nào?

+ Tình huống đó có xuất hiện những ai?

– GV mời một số HS chia sẻ trước lớp (Mỗi cảm xúc gọi 2 HS)

– Kết luận về hoạt động: qua hoạt động vừa rồi các em đã thể hiện được biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường

*Hoạt động 2: Thể hiện các cảm xúc khác nhau

Mục tiêu cần đạt: Thể hiện được một số cảm xúc khác nhau: hạnh phúc, buồn bã, lo lắng, vui vẻ, tức giận, mệt mỏi.

Phương pháp – Phương tiện (cụ thể)

Phương pháp : Vẽ tranh, tô màu, chia sẻ với bạn.

Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng, yêu cầu vẽ bàn tay của mình lên tờ giấy

+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tô màu

+ Ngón cái : Tô màu hồng- thể hiện cảm xúc vui vẻ/ hạnh phúc

+ Ngón trỏ : Tô màu xanh nước biển – thể hiện cảm xúc buồn bã.

+ Ngón giữa tô màu xanh lá cây – thể hiện cảm xúc lo lắng .

+ Ngón áp út: Tô màu đỏ- thể hiện cảm xúc tức giận

+ Ngón út : Tô màu xám /đen- thể hiện cảm xúc mệt mỏi.

Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi màu sắc , tên cảm xúc ở các ngón tay theo tực tế nhận thức của học sinh hoặc ý tưởng của giáo viên

+ Bước 3: Học sinh thực hành

+ Cho học sinh tô màu các ngón tay theo yêu cầu của giáo viên.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hoặc viết một tình huống hoặc đã được chứng kiến mà tạo cho em cảm xúc đó.

+ Bước 4: Chia sẽ với bạn:

+ GV cho học sinh hoạt động nhóm 4-6 học sinh, chia sẻ với bạn về các tình huống vừa vẽ/ viết.

+ GV cho 5 học sinh chia sẻ trước lớp vẽ 5 cảm xúc khác nhau cùng các tình huống tạo cho các em cảm xúc đó.

+ Kết luận:

*Hoạt động 3: Trò chơi :

Mục tiêu: Học sinh đoán được một số cảm xúc khác nhau trong bộ thẻ cảm xúc : Vui sướng, buồn bã, lo lắng, tức giận, mệt mỏi …

Phương pháp – Phương tiện :

Phương pháp : HS hoạt động theo nhóm

Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Cho HS hoạt động theo nhóm: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Đoán cảm xúc của tôi.

– Cho HS hoạt động nhóm 4-6 học sinh, mỗi nhóm được phát được bộ thẻ cảm xúc (có thể sử dụng lại các bộ thẻ ở hoạt động trước đó). Giáo viên phổ biến luật chơi:

– Các nhóm úp hết tất cả các thẻ cảm xúc xuống bàn .

– Mỗi học sinh tới lượt chơi thì nhấc một tấm thẻ lên và kể câu chuyện mà mình có cảm xúc được vẽ trên tấm thẻ nhưng không được nói tên cảm xúc ra.

– Các bạn trong nhóm đoán và gọi tên cảm xúc đó. Bạn nào đoán đúng sẽ được một ngôi sao/ lá cờ.

– Các học sinh trong nhóm lần lượt thực hiện trò chơi. Bạn nào có nhiều ngôi sao/ lá cờ nhất sẽ chiến thắng .

Hoạt động 4: Đóng vai thể hiện cảm xúc

Mục tiêu: Đóng vai thể hiện được các cảm xúc, lời nói, hành động của mình trong tình huống

Phương pháp – Phương tiện : Đóng vai, quan sát

Các bước tiến hành

– Giáo viên chia lớp thành các nhóm 2-4 học sinh

– Giáo viên yêu cầu các tình huống (có thể kèm theo hình ảnh minh họa) và yêu cầu nhóm thảo luận để đưa ra cách ứng xử phù hợp. Sau đây là một số nội dung tình huống tham khảo:

+ Tình huống 1: Đang chơi với em trai, bỗng nhiên em trai bị vấp chân ngã. Hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.

+ Tình huống 2: Mẹ nói với em “Chúng ta về quê thăm ông bà và đi ra biển chơi”. Hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.

+ Tình huống 3. Em đang chơi trong lớp vào giờ ra chơi, bỗng nhiên bạn của em chạy vào, nhìn thấy em và nói: “Cậu để bút của tớ ở đâu rồi? Tại sao cậu lấy bút của tớ?”. Nhưng em không hề lấy bút của bạn. Hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.

– Giáo viên có thể sáng tạo thêm các tình huống khác nhau để học sinh được trải nghiệm.

– Thời gian thảo luận của các nhóm là 2 đến 3 phút. Kết thúc thảo luận , giáo viên các nhóm lên đóng vai thể hiện cảm xúc. Các nhóm khác quan sát, góp ý phần đóng vai của bạn.

– Giáo viên nhận xét, động viên, khen ngợi học sinh và tổng kết hoạt động.

VII. TỔNG KẾT:

– HS nêu lại sơ kết các hoạt động trọng tâm và nhiệm vụ cần thực hiện trong mỗi hoạt động.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

– Họ và tên học sinh :…………………..…………………………………

– Lớp: ……………………………………………………………………….

1.Tự đánh giá:

Em hãy đánh giá việc thực hiện hoạt động bằng cách tô màu vào các * (số lượng * nhiều chứng tỏ em đánh giá cao việc làm của mình.

Công việc đã làm Tự đánh giá
Nêu được cảm xúc khác nhau * * *
Đóng vai thể hiện cảm xúc phù hợp * * *

2. Đánh giá đồng đẳng:

– Giáo viên cho học sinh đánh giá lẫn nhau bằng cách cho hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, nhận xét về bản thân mình khi tham gia hoạt động.

– Em hãy nhờ bạn đánh giá việc thực hiện hoạt động của mình bằng cách tô màu vào các *. Số ngôi sao tô màu nhiều chứng tỏ bạn đánh giá cao việc làm của em.

VIII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.

– Qua tiết học trên, học sinh được thực hành: Nói, chơi, đóng vai, vẽ tranh, chia sẻ với nhau về những biểu hiện cảm xúc khác nhau. Thể hiện được một số cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường

– Qua chủ đề trên hình thành được các năng lực: Thích ứng với những biến đổi cuộc sống. Phẩm chất: Nhân ái, yêu thương, thấu hiểu.

……………

Mời các bạn tham khảo thêm chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 Giáo án các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *