Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Lịch sử 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn chi tiết các bài học theo phân phối chương trình trong SGK.

Kế hoạch bài dạy Sử 10 Kết nối tri thức được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó còn nhằm đảm bảo sự đồng nhất trong các bài học giữa các giáo viên và các lớp học khác nhau. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án Địa lý 10 Kết nối tri thức.

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

– Giúp học sinh làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.

– Học sinh khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng gì trong cuộc sống của các em. Qua đó bài này giúp học sinh phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.

Như thế, bài này cũng giúp học sinh phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống

1. Về kiến thức

– Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các ví dụ cụ thể.

– Giải thích được khái niệm lịch sử.

– Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

– Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

– Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.

– Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

2. Về năng lực

– Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.

– Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

3. Về phẩm chất

– Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

– Giáo án: Dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

– Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

– Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

– máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

– SGK

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới

b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm môn Cấu tạo máy tính Tin học đại cương

c. Sản phẩm: Nhìn vào hình ảnh trong sách hãy cho biết đây cây cầu này gắn liền với những sự kiện lịch sử nào?

d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy theo em Lịch sử là gì? Hiện thực và nhận thức lịch sử là gì? Liên quan tới những yếu tố nào? Để trả lời câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm” lịch sử là gì?”

a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực và nhận thức của lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

– Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức theo cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:

? Lịch sử là gì?

? Hiện thực lịch sử là gì?

? nhận thức lịch sử là gì?

Phân tích so sánh 2 hình ảnh trong SGK ở tư liệu 2 và 3

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận với nhau và trả lời các câu hỏi GV đưa ra

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

– GV sẽ chỉ định một số HS ở một số nhóm báo cáo những gì đã thảo luận

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh

-GV nhận xét và trình bày chốt ý

GV có thể nhấn mạnh và so sánh sự giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

– phân tích rõ ràng về 2 hình ảnh ở SGK ở tư liệu 2 và 3

1. Lịch sử là gì

– Lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay

– Hiện thực lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

– Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử được trình bay ở nhiều cách khác nhau

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sử học

a. Mục tiêu: HS giải thích được khái niệm Sử học; trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học

– Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập đơn cụ thể

– HS phân biệt được các nguồn sử liệu, biết các sưu tầm, thu thập và xử lý thông tin sử liệu để học tập khám phá lịch sử.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS theo nhóm và trả lời câu hỏi

Nhóm 1: Khái nhiệm và đối tượng của Sử học

Nhóm 2: Chức năng của Sử học

Nhóm 3: Nhiệm vụ của Sử học

Nhóm 4: Nguyên tắc của Sử học

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

– đại diên từng nhóm trình bày trước lớp về phần gv giao

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh

-GV nhận xét và trình bày chốt ý

2. Sử học

a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ

– Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người

– Đối tượng: là con người, có thể của cá nhân, tổ chức, khu vực….

– Chức năng: khoa học nhận thức

– nhiệm vụ: nhận thức, giáo dục và dự báo

b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

– Trung thực

– Khách quan

– Nhân văn và tiến bộ

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây

b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến 2 đoạn văn mẫu lớp 12

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Câu 1: Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là những gì diễn ra trong quá khứ
B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người
C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được
D. Là khao học tìm hiểu về quá khứ

Câu 2: nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ
B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách
khác nhau
D. Là những lễ hội lịch sử văn hoá được phục dựng

Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Tiến bộ
B. Vì người lao động
C. Trung thực
D. Khách quan

Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phải đối tượng nghiên cứu của Sử học

A. Quá khứ của toàn thể nhân loại
B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực thế giới
C. Qua khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người
D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ

Câu 5: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử
D. Nhận thực lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử

* sản phẩm dự kiến: 1-A, 2-C, 3-B, 4-D, 5-B

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.

b. Nội dụng: GV gioa cho HS tự thực hiện khi về nhà

c. sản phẩm: bài trả lời theo câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện: GV giao cho HS: Tìm kiếm thông tin tái hiện và khôi phục lại sự kiệ cách mạng tháng 8 bằng đoạn văn ngắn 7-10 dòng

Giáo án Lịch sử 10 Bài 2 Kết nối tri thức

Ngày soạn:………………

Ngày dạy:…………..

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

– Tiếp theo bài 1, mục tiêu ở bài 2 là giúp HS hiểu được tại sao việc học tập và tìm hiểu lịch sử lại hữu ích và rất cần thiết, đồng thời giúp các em có thể tự mình học tập và khám phá một cách dễ dàng, sáng tạo.

1. Về kiến thức

– Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua các ví dụ

– Giải thích được sự cần thiết học tập lịch sử suốt đời.

2. Về năng lực

– Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống bài tập nhận thức mới.

– Biết vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải quyết vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong cuộc sống

– Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

3. Về phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng lịch sử- văn hoá dân tộc và thế giới; chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

– Giáo án: dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

– Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

– Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

– máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

– SGK

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới

b. Nội dung: giáo viên đặt câu hỏi về bài 1 để gợi lên sự logic giữa bài 1 và bài 2 để học sinh hiểu rõ sự liên kết giữa bài trước và bài này

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 2: Từ vựng Adventure sách Chân trời sáng tạo

c. Sản phẩm: giáo viên đặt câu hỏi gợi mở

d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lịch sử là những gì đã qua, vậy tại sao chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu, phục dựng lịch sử? chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội. Để hiểu rõ hơn thì hôm nay chúng ta qua bài mới của chủ đề 1.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

a. Mục tiêu: nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua các ví dụ cụ thể

– Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh từng cá nhân tự nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi

c. sản phẩm: Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV cho các cặp đôi thảo luận nội dung và tìm ra mối quan hệ giữa Quá khứ- Hiện tại- Tương lai bằng sơ đồ và nêu câu hỏi

? Như vậy, lịch sử để lại những giá trị gì cho cuộc sống hiện tại?

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS cùng nhau thảo luận theo cặp

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

– GV sẽ mời một số bạn đứng lên bảng trình bày về sơ đồ và sau đó trả lời câu hỏi GV đưa ra

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, bổ sung, phân tích và chốt lại những điểm chính của câu hỏi

GV giới thiệu qua những hình ảnh có ở trong sách cho học sinh có thể hiểu rõ về vai trò của việc lưu giữ và trao truyền, tìm hiểu lịch sử

1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

– Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn thể nhân loại.

-truyền lại tri thức, kinh nghiệm. truyền thống văn hoá của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết từ quá khứ- hiện tại- tương lai, trở thành cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá cộng đồng dân tộc.

Hoạt động 2: Lý giải vì sao cần học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

a. Mục tiêu: HS giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

– Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: học sinh dưới sự hướng dẫn của GV trả lời câu hỏi

? vì sao đặt ra yêu cầu về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời?

? Học tập lịch sử suốt đời bằng cách nào

c. sản phẩm: Biết về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời, những cách học lịch sử

d. tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

-GV sẽ chỉ định một số học sinh trả lời câu hỏi

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-GV phân tích, nhận xét và trình bày chốt ý

2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

Việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời:

– từ việc học tập chúng ta có thể vận dụng những kinh nghiệm từ quá khứ và vào cuộc sống hiện tại cũng như định hướng cho tương lai.

– lịch sử có nhiều bí ẩn chính vì thế đây là cơ hội cho chúng ta tham gia tìm tòi, khám phá nhằm hoàn chỉnh hơn nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

– hiểu biết đưọc kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị lịch sử các nước khác để tránh những sai lầm

– Tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại chúng ta những cơ hội nghền nghiệp mới đầy thú vị.

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Lịch sử 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Lịch sử 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *