Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy KHTN 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều đều được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giáo án Hóa học 7 Cánh diều

KẾ HOẠCH BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG TRONG HỌC TẬP

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(Thời gian thực hiện: 6 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

+ Sử dụng được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

+ Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

+ Làm được báo cáo, thuyết trình.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các phương pháp, kĩ năng tìm hiểu tự nhiên, các bước để tiến hành tìm hiểu tự nhiên. Về một số dụng cụ trong nghiên cứu bộ môn và cách thức sử dụng chúng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước nghiên cứu khoa học tự nhiên dựa trên một hoạt động tìm hiểu cụ thể, hợp tác trong thực hiện hoạt động thực hiện nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như cách hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học tự nhiên..

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên, cách vận dụng các kĩ năng trong nghiên cứu, cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

a) Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

– Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;

– Kĩ năng tìm hiểu tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

– Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

b) Tìm hiểu tự nhiên:

– Thực hiện được các kĩ năng tiến trình trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên gồm: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

– Làm được báo cáo, thuyết trình sau quá trình tìm hiểu.

c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên vào thực tiễn.

3. Phẩm chất:

– Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các phương pháp tìm hiểu khoa học tự nhiên, các kỹ năng dung trong khoa học tự nhiên và các dụng cụ sử dụng trong môn KHTN.

– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm về nghiên cứu khoa học tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị:

– Đồng hồ đo thời gian

– Cổng quang điện

– Tranh + Hình 1: ba kiểu nằm của hạt đỗ

+ Hình 2,3 : Mặt trước, mặt sau đồng hồ đo thời gian hiện số.

+ Hình 5: Thí nghiệm đo thời gian chuyển động của xe giữa 2 vị trí.

2. Học liệu

– Phiếu học tập

– Mẫu vật 10 hạt đậu tương hoặc đậu đỏ.

– Khay đựng mẫu, đất ẩm, bình nước tưới

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp)

a) Mục tiêu:

Thông qua tiến trình tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt đỗ để kích thích HS tìm hiểu về tiến trình tìm hiểu tự nhiên

b) Nội dung:

– Khai thác vốn sống của học sinh và thảo luận, nêu được: Để tìm hiểu một hiện tượng tự nhiên phải tiến hành các hoạt động khoa học theo một tiến trình.

c) Sản phẩm:

– Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chiếu hình ảnh 1 SGK tr.4

– Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân và trả lời câu hỏi:

Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Suy nghĩ đưa ra câu trả lời: Dự đoán các kết quả dựa trên kinh nghiệm của bản thân.

– Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả. Lưu ý ý kiến của bạn sau không trùng với ý kiến của bạn trước.

– GV ghi kết quả thu thập từ một số HS.

– Khuyến khích HS đưa thêm các dự đoán.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

– GV đặt vấn đề: Để khẳng định được kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt hay không theo các em thì chúng ta cần làm như thế nào? ( GV yêu cầu HS đưa ra một số ý kiến cá nhân)

-> Các công việc cụ thể để chứng minh được một hiện tượng thực tế nào đó được gọi là tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này được thực hiện như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

a) Mục tiêu:

– Giúp học sinh nhận thức được các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

– Sử dụng được phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

– Làm được báo cáo, thuyết trình.

b) Nội dung:

– Học sinh làm việc cá nhân, nhóm thực hiện các nhiệm vụ.

– Nhiệm vụ 1: Cá nhân HS gọi tên các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

– Nhiệm vụ 2: Nhóm HS hoạt động 5p – 7p viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên theo mẫu vào phiếu học tập.

c) Sản phẩm:

Nhiệm vụ 1: các câu trả lời của học sinh về các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

Nhiệm vụ 2:

BÁO CÁO

TÌM HIỂU SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT ĐỖ TRONG TỰ NHIÊN

Người thực hiện: ……………….

1. Mục đích

– Tìm hiểu xem kiểu nằm của hạt đỗ (nằm ngang, nằm nghiêng, nằm ngửa) có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nảy mầm của nó.

2. Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

a) Mẫu vật

– 45 hạt đỗ có hình dạng, kích thước gần như nhau.

b) Dụng cụ thí nghiệm

– 3 khay chứa cùng lượng đất ẩm.

c) Phương pháp thực hiện

– Ngâm nước 45 hạt đỗ khoảng 10 giờ.

– Đặt vào mỗi khay chứa đất ẩm 15 hạt đỗ và chia thành 3 hàng: 5 hàng nằm ngang, 5 hạt nằm nghiêng, 5 hạt nằm ngửa.

– Đặt 3 khay đất ở nơi có cùng các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng Mặt Trời,… và giữ ẩm cho đất như nhau.

– Hằng ngày, theo dõi sự nảy mầm và ghi số hạt đã nảy mầm vào một giờ nhất định.

3. Kết quả và thảo luận

Số hạt nảy mầm ứng với ba kiểu nằm của hạt:

Kiểu nằm của hạt

Hạt nằm ngang

Hạt nằm nghiêng

Hạt nằm ngửa

Số lượng hạt

nảy mầm trong khay 1

5

5

5

Số lượng hạt

nảy mầm trong khay 2

5

4

5

Số lượng hạt

nảy mầm trong khay 3

5

5

5

→ Hầu như số lượng hạt nảy mầm ở cả 3 kiểu nằm đều bằng nhau.

Tham khảo thêm:   Tuyển tập văn mẫu lớp 2 học kì 2 Những bài văn mẫu lớp 2

4. Kết luận

– Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu kính lúp

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV dẫn dắt, giải thích việc tìm hiểu tự nhiên chính là việc mà các em đi tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật và để làm được điều đó thì chúng ta cần có một phương pháp cụ thể.

– Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS kiểm tra lại các bước tìm hiểu tự nhiên đã được dự đoán trong phần mở đầu đối chiếu thông tin SGK/4,5 gọi tên chính xác xem phương pháp đó gồm bao nhiêu bước? Đó là những bước gì?

– Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (5p) dựa vào Bước 5 trong các bước vừa học ở trên trả lời câu hỏi 1 tr.6: Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên (được trình bày ở trên)?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhiệm vụ 1: Cá nhân HS gọi tên các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

– Nhiệm vụ 2: Nhóm HS hoạt động 5p – 7p viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên theo mẫu vào phiếu học tập.

– HS thảo luận nhóm nêu tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ

+ Sản phẩm ghi vào vở

– GV quan sát, gợi ý, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc (nếu có).

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– Nhiệm vụ 1: GV gọi 1 -3 học sinh báo cáo. Yêu cầu nêu rõ một số công việc cơ bản trong mỗi bước.

– Nhiệm vụ 2: 1-2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV tổ chức HS báo cáo sản phẩm: Đại diện 1-2 nhóm HS báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung, trao đổi kinh nghiệm thực hiện.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Nhiệm vụ 2: GV chiếu đáp án chấm đối với sản phẩm viết trình bày báo cáo của các nhóm -> nhóm tự chấm đánh giá và rút kinh nghiệm.

GV nhận xét quá trình thực hiện và nhận xét sản phẩn các nhóm cho điểm thực hành và chốt kiến thức.

Kết luận: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm :

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Bước 4: Phân tích kết quả

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Biểu điểm chấm sản phẩm nhiệm vụ 2.

STT

Nội dung

Yêu cầu

Điểm

1

Mẫu báo cáo

Đầy đủ nội dung theo tiến trình

1

2

Tên báo cáo

Thể hiện được nội dng cốt lõi của vấn đề tìm hiểu.

1

3

Tên người thực hiện

Nêu được tên người hoặc nhóm người thực hiện.

1

4

Mục đích

Nêu được mục đích của hoạt động tìm hiểu.

1

5

Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

Mô tả được đầy đủ, chi tiết về phương pháp, thiết bị và vật liệu đã dùng.

2

6

Kết quả và thảo luận

Thể hiện được quá trình và kết quả tìm hiểu bằng chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu bằng,…giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu tiếp theo

2

7

Kết luận

Phát biểu được các kết luận quan trọng nhất phù hợp với nội dung tìm hiểu.

2

Giáo án Vật lí 7 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ

BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG

Thời gian thực hiện: 06 tiết

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

1.1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về dụng cụ đo và cách đo tốc độ khi sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ” để đo tốc độ chuyển động, hợp tác trong thực hiện đo tốc độ của một vật chuyển động.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo tốc độ chuyển động của một vật bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.

1.2. Năng lực đặc thù:

– Năng lực nhận biết KHTN:

+ Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.

+ Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

+ Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

– Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyển động

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định

2. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh phát triển các phẩm chất:

– Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo tốc độ và thực hành đo tốc độ.

– Trung thực: Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo tốc độ của một hoạt động bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “ bắn tốc độ”.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

– Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo tốc độ: tốc kế, đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị “bắn tốc độ”

– Phiếu học tập

– Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị bắn tốc độ (nếu có).

– File trình chiếu các video, hình ảnh liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

– Ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

Giúp HS có hứng thú, có nhu cầu tìm hiểu bài mới, xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu tốc độ của chuyển động.

b) Nội dung:

– Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thiện phiếu học tập số 1 theo hướng dẫn để dự đoán vận động viên nào bơi nhanh hơn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập có thể là: Vận động viên A bơi nhanh hơn B hoặc vận động viên B bơi nhanh hơn A.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.

– Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ hs khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài họcĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tốc độ.

a) Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ bằng quãng đường vật đi chia thời gian đi quãng đường đó.

b) Nội dung:

– Học sinh thảo luận theo nhóm 2 thành viên trả lời câu hỏi H1 từ đó rút ra ý nghĩa về tốc độ

+ H1: Từ kinh nghiệm thực tế, làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm?

– Học sinh thảo luận nhóm 4 thành viên trả lời:

+ H2: Hoàn thành PHT số 2 từ đó rút ra kết luận về khái niệm của tốc độ.

+ H3: Từ kết luận về khái niệm tốc độ được rút ra ở H2 tìm công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.

Tham khảo thêm:   Lịch thi đấu ASIAD 2018 Lịch thi đấu tổng hợp và lịch thi đấu bóng đá nam U23 Việt Nam

H4: Hoàn thành bài luyện tập 1 SGK trang 47

c) Sản phẩm:

Học sinh tìm kiếm thông tin, thảo luận nhóm để trả lời. Đáp án có thể là:

– H1:

+ So sánh trong cùng một 1 giờ, 1 giây …… vật nào đi được quãng đường dài hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn

+ So sánh trong cùng một độ dài quãng đường vật nào đi ít thời gian hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn

– Ý nghĩa của tốc độ: đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

– H2: PHT2: a. Giống nhau: thời gian 1 giờ

Khác nhau: quãng đường đi được

b. Bình chạy nhanh hơn vì trong 1 giờ Bình chạy được quãng đường dài hơn An

– Khái niệm tốc độ: tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định

– H3: Công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.

……………

Giáo án Sinh học 7 Cánh diều

BÀI 17 VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

– Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hiểu được khái niệm và vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong vận dụng kiến thức đối với bản thân.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

* Nhận biết KHTN

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoán năng lượng.

– Biết được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

* Tìm hiểu KHTN

– Lấy được các ví dụ về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của thực vật và động vật.

* Vận dụng KHTN

– Vận dụng kiến về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giải thích các

hiện tượng thực tế.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tâp.

– Trung thực khi báo cáo kết quả.

– Trách nhiệm với các công việc được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

– Hình 17.1, 17.2 SGK

– Giáo án, sgk, sgv…

2. Học sinh

– Nghiên cứu và chuẩn bị trước nội dung bài học

Dự kiến chia tiết dạy:

– Tiết 1: Khởi động, tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

– Tiết 2: Tìm hiểu vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

– Tiết 3: Luyện tâp, vận dụng.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:

– Gắn kết những kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em đã được học về thực vật, động vật ở cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới, kích thích học sinh suy nghĩ.

– Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các năng lực.

b) Nội dung:

– Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân quan sát hình 17.1, trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập -> Mọi hoạt động đều cần năng lượng.

c) Sản phẩm:

– Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv sử dụng kĩ thuật động não, thu thập ý kiến của HS bằng các câu hỏi( trả lời vào phiếu học tập số 1)

? Xe máy đang chạy và người đang đẩy tạ có sử dụng năng lượng không?

? Xe máy cần năng lượng từ đâu?

? Con người vận động thì lấy năng lượng từ đâu?

? Năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ đâu và nhờ quá trình nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghiên cứu hình 17.1 SGK

– HS phát triển các ý kiến dựa trên kinh nghiệm của bản thân về hình 17.1 SGK; từ đó tiến hành thảo luận để tìm ra câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– Kết quả thực hiện yêu cầu đưa ra: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật bao gồm các hoạt động như: quang hợp, trao đổi nước, trao đổi khí, ăn uống, thải bã, tích trữ năng lượng ….

– Nội dung HS thảo luận hình 17.1 SGK và vốn sống của HS: Mọi hoạt động đều cần năng lượng (xe máy lấy năng lượng từ xăng hoặc điện, người cử tạ lấy năng lượng từ chuyển hóa năng lượng trong tế bào nhờ quá trình trao đổi chất).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

– GV dẫn dắt vào bài học bằng các câu hỏi: Trao đổi chất là gì? Chuyển hóa năng lượng là gì? Nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

– Mọi hoạt động đều cần năng lượng.

+ Phân tích vd sgk

-> Xe máy cần năng lượng từ xăng, xe đạp điện cần năng lượng điện từ ắc quy

-> Con người vận động cần năng lượng từ thức ăn

Năng lượng sinh vật lấy từ quá trình Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng:

+ Ở thực vật: quá trình quang hợp.

+Ở động vật: Quá trình tiêu hóa thức ăn (trao đổi nước, trao đổi khí, ăn uống, thải bã, tích trữ năng lượng ….)

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

a) Mục tiêu:

– Nêu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

– Góp phần hình thành và phát triển các biểu hiện của các năng lực.

b) Nội dung:

– Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu H17.2, H17.3.

– HS hoạt động nhóm hoàn thành Sơ đồ trao đổi chất ở người(H17.3)

– HS trả lời câu hỏi: Dựa vào sơ đồ H17.3, cho biết cơ thể người lấy vào và thải ra những gì trong quá trình trao đổi chất

– HS đọc thông tin về trao đổi chất. từ đó rút ra nội dung: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm: Sinh vật tự dưỡng(TV), sinh vật dị dưỡng(Đv và con người)

– HS hoạt động cá nhân phần tìm hiểu thêm:

? Hãy lấy thêm các biện pháp giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể và giải thích?

-> Phơi nắng lúc 8-9h sáng để cơ thể có thể hấp thu ánh sáng chuyển hóa chất tiền VTm D dưới da thành VTM D cung cấp cho cơ thể chuyển hóa hấp thu Ca chống bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người già.

-> Tập hít thở thật sâu và thở ra thật mạnh để cung cấp oxygen cho cơ thể.

– HS hoạt động cá nhân tìm hiểu phần 2. Chuyển hóa năng lượng

– HS thực hiện trả lời câu hỏi:

? Kể tên các dạng năng lượng, nêu một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật.

-> Các dạng năng lượng: năng lượng ánh sáng, năng lượng hóa học, …

VD: Ở thực vật: Lá cây tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời tạo chất diệp lục cho cây

Ở động vật: Động vật ăn thức ăn, giữa lại các chất cần thiết có trong thức ăn để tạo năng lượng nuôi sống cơ thể, còn những chất không cần thiết sẽ đào thải qua phân ra ngoài.

– Hs thực hiện phần bài tập: Các hoạt động ở con người(đi lại, chạy..) đều cần năng lượng. Năng lượng đó được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?

-> Năng lượng hóa học biến đổi sang dạng động năng và nhiệt năng.

c)Sản phẩm:

– HS qua hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ H17.3.

– HS trả lời câu hỏi 2.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV sử dụng kĩ thuật động não, thu thập ý kiến của HS về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật.

– GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Kể tên các dạng năng lượng, nêu một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Thông qua hoạt động phân tích hình 17.2SGK về trao đổi chất ở người, HS phát biểu được khái niệm Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả, bổ sung, hoàn chỉnh thông tin hình 17.3 SGK. GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK về khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, hướng dẫn ghi tóm tắt vào vở học.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

– GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm.

I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

1. Trao đổi chất

– Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

-> Phơi nắng lúc 8-9h sáng để cơ thể có thể hấp thu ánh sáng chuyển hóa chất tiền VTm D dưới da thành VTM D cung cấp cho cơ thể chuyển hóa hấp thu Ca chống bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người già.

-> Tập hít thở thật sâu và thở ra thật mạnh để cung cấp oxygen cho cơ thể.

2. Chuyển hóa năng lượng

– Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hóa học.

– Các dạng năng lượng: năng lượng ánh sáng, năng lượng hóa học, …

VD: Ở thực vật: Lá cây tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời tạo chất diệp lục cho cây

Ở động vật: Động vật ăn thức ăn, giữa lại các chất cần thiết có trong thức ăn để tạo năng lượng nuôi sống cơ thể, còn những chất không cần thiết sẽ đào thải qua phân ra ngoài.

– Khi vận động năng lượng hóa học trong cơ thể biến đổi sang dạng động năng và nhiệt năng.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành đọc: Tính cách của cây - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 96 sách Kết nối tri thức tập 2

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

A. Mục tiêu

– HS nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

b) Nội dung:

– Học sinh tìm hiểu thông tin đầu tiên của mục II.

– HS trả lời câu hỏi:

? Vì sao trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

-> Vì trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn với hoạt động sống của các tế bào đều cần năng lượng.

– HS hoạt động cá nhân phần tìm hiểu các vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

c)Sản phẩm:

– HS qua hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin SGK về “vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể”.

– Sử dụng động não, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 -> trình bày được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phát biểu được các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân, tiến hành thảo luận tìm ra vấn đề học tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả, bổ sung, hoàn chỉnh thông tin.

– GV tổ chức cho HS nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, hướng dẫn ghi tóm tắt vào vở học.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Vai trò xây dựng cơ thể: Thức ăn sau khi đẩy vào cơ thể sinh vật được biến đổi thành các chất xây dựng nên các cấu trúc của cơ thể.

– Vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động cuả cơ thể: chất hữu cơ được phân giải sẽ giải phóng năng lượng để tổng hợp chất hữu cơ mới và thực hiện các hoạt động sống.

– Vai trò loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể: các chất dư thừa và chất thải của quá trình trao đổi chất thải ra ngoài cơ thể.

II. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

1. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể

– Vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động cuả cơ thể: chất hữu cơ được phân giải sẽ giải phóng năng lượng để tổng hợp chất hữu cơ mới và thực hiện các hoạt động sống.

2. Xây dựng cơ thể

Vai trò xây dựng cơ thể: Thức ăn sau khi đẩy vào cơ thể sinh vật được biến đổi thành các chất xây dựng nên các cấu trúc của cơ thể.

3. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

Vai trò loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể: các chất dư thừa và chất thải của quá trình trao đổi chất thải ra ngoài cơ thể.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

  • Củng cố kiến thức về khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
  • Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các phẩm chất, năng lực.

b) Nội dung:

– HS thực hiện hoạt động cặp đôi trả lời 2 câu hỏi 1,2 trang 88, 89.

c)Sản phẩm:

– HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi luyện tập 1,2 trang 88,89 SGK.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cặp đôi thực hiện yêu cầu trong SGK trả lời câu hỏi.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả, bổ sung, hoàn chỉnh thông tin.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Luyện tập 1: Năng lượng cần cho các hoạt động của người (đi lại, chơi thể thao …) do quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào. Quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào biến đổi năng lượng từ dạng năng lượng hóa học trong chất hữu cơ thành năng lượng cơ học và năng lượng nhiệt.

Luyện tập 2.

– Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cây lớn lên và sinh sản.

4 Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

– Củng cố kiến thức và nâng cao kiến thức cho HS (đưa bài học vào cuộc sống)

– Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các phẩm chất, năng lực.

b) Nội dung:

– HS trả lời 3 câu hỏi trang 89.

c)Sản phẩm:

– HS nêu nội dung câu trả lời.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv giao nhiệm vụ cho nhóm HS trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dung năng lượng không? Tại sao?

Câu hỏi 2: Vì sao làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn?

Câu hỏi 3: Vì sao khi vận động thì cơ thể nóng dần lên? Vì sao cơ thể thường sởn gai ốc, rung mình khi găp lạnh?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thực hiện yêu cầu trong SGK trả lời câu hỏi.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả, bổ sung, hoàn chỉnh thông tin.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Câu hỏi 1: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dung năng lượng vì các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra trong tế bào ở cơ thể sống.

Câu hỏi 2: Làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn vì khi làm việc nhiều cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó cần ăn nhiều để cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình phân giải, giải phóng năng lượng cho hoạt động của cơ thể.

Câu hỏi 3: Khi vận động tế bào sản sinh ra nhiệt giúp cơ thể nóng dần lên.

Khi gặp lạnh mạch máu ngoại vi co lại giúp giữ nhiệt cho cơ thể dẫn tới sởn gai ốc, rung mình.

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án KHTN 7 cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy KHTN 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *