Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Khoa học 4 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Khoa học 4 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 – 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học 4 sách Cánh diều của mình.

Giáo án Khoa học 4 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 4. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Khoa học 4 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

BÀI 1: TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

– Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).

– Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

– Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.

– Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.

2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu tính chất và vai trò của nước từ đó hoàn thành tốt nội dung tiết học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt động nhóm. Trình bày được tính chất và vai trò của nước sau khi thực hiện các thí nghiệm; Nêu được ứng dụng tính chất của nước và vai trò của nước thông qua quan sát hình vẽ.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước. Tìm được một số ví dụ về vai trò của nước trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất ở mức độ đơn giản. Tích cực tham gia các hoạt động vận dụng.

3. Phẩm chất

– Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.

– Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu tính chất và vai trò của nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Hình ảnh một số ứng dụng tính chất của nước vào cuộc sống hằng ngày; Hình ảnh về vai trò của nước.

2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Đồ dùng thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước (ly nhiều hình dạng khác nhau, khay, vải, ni – lông); phiếu thảo luận nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm cho hoạt động 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1: Tính chất của nước

A. MỞ ĐẦU

* Mục tiêu

– Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.

– Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của nước.

* Cách tiến hành

– Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài: “Mưa rồi, mưa rơi rồi”.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=o23Uj8VbeRQ

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bài hát vừa rồi nhắc đến hiện tượng tự nhiên gì?

+ Khi trời mưa lớn, bạn thường trú mưa ở đâu?

+ Thông thường mái nhà được làm nghiêng như hình dưới đây để che mưa, vậy điều đó giúp ích gì khi trời mưa?

Khoa học 4

– GV nhận xét và tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới: Khi trời mưa, đứng trong nhà nhìn ra sẽ thấy nước từ trên mái nhà chảy xuống. Đó là một trong những tính chất của nước. Vậy nước có những tính chất nào?Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

Bài 1:Tính chất và vai trò của nước

– GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại.

– Cả lớp hát và vận động theo bài hát.

– Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:

+ Bài hát vừa rồi nhắc đến hiện mưa.

+ Khi trời mưa lớn thường trú ở: trong nhà, sân có mái che,…

+ Nhà được làm mái nghiêng như trong hình giúp cho nước mưa chảy từ trên cao xuống, không đọng lại nước trên mái,…

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe và nhắc lại.

B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu:

Thực hành, sử dụng được các giác quan để nhận biết một số tính chất của nước.

– Nêu được ứng dụng tính chất của nước thông qua quan sát hình vẽ.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu một số tính chất của nước

– GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trước lớp nhận đồ dùng làm thí nghiệm và phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM…

Sử dụng các giác quan (mắt – nhìn, mũi – ngửi, lưỡi – nếm) và thực hiện các bước hướng dẫn trong SGK trang 5, 6, 7 và cho biết:

1. Tìm hiểu về màu, mùi và vị của nước

– Nước có màu gì?

– Nước có mùi như thế nào?

– Nước có vị gì?

2. Tìm hiểu về hình dạng của nước

– Hình dạng của nước so với hình dạng của vật chứa nó trông như thế nào?

– Nước có hình dạng nhất định không? 3. Tìm hiểu về hướng chảy của nước

– Khi dựng nghiêng bảng nhựa, hướng chảy của nước như thế nào?

– Khay hứng được nằm ngang, lúc này hướng chảy của nước trông như thế nào?

4. Tìm hiểu về tính thấm của nước

– Nước thấm qua cốc nào và không thấm qua cốc nào?

– Hãy kể thêm những vật nước có thể thấm và không thấm?

5. Tìm hiểu về tính chất hòa tan của nước

– Điều gì xảy ra ở mỗi cốc:

+ Cốc A (nước với muối):

+ Cốc B (nước vối đường):

+ Cốc C (nước với cát):

– Nước hòa tan và không hòa tan những chất nào?

1. Tìm hiểu về màu, mùi và vị của nước

– Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 5.

Khoa học 4

– Yêu cầu HS tiến hành thảo luận, sử dụng các giác quan của mình (mắt, mũi, lưỡi) thí nghiệm với nước theo các bước trong SGK và ghi lại kết quả tìm hiểu về màu, mùi và vị của nước.

Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn.

– GV nhắc HS:

+ HS có thể dùng nước ở bình nước lọc có sẵn ở trong lớp.

+ Nhắc HS khi lấy nước phải cẩn thận, không để nước đổ ra nền lớp học gây trơn, trượt, mất vệ sinh.

+ Mỗi HS tự uống ly của mình, không uống chung một ly nước.

2. Tìm hiểu về hình dạng của nước

– Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 6.

Khoa học 4

– GV hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm theo tiến trình đã hướng dẫn trong SGK.

Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn.

– Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình dạng của nước so với hình dạng của vật chứa nó rồi ghi lại kết quả tìm hiểu về hình dạng của nước của nước.

3. Tìm hiểu về hướng chảy của nước

– Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 6.

Khoa học 4

– GV hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm theo tiến trình đã hướng dẫn trong SGK.

GV nhắc nhở HS: Khi đổ nước phải nhẹ nhàng, từ từ để quan sát nước chảy trên bảng nhựa và trong khay.

– Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hướng chảy của nước trên bảng nhựa và trong khay rồi ghi lại kết quả tìm hiểu.

4. Tìm hiểu về tính thấm của nước

– Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 6.

Khoa học 4

– GV hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm theo tiến trình đã hướng dẫn trong SGK.

– Yêu cầu HS quan sát, nhận xét miếng vải và miếng ni – lông khi đổ nước lên miệng hai miệng cốc, rồi ghi lại kết quả tìm hiểu.

Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn.

5. Tìm hiểu về tính chất hòa tan của nước

– Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 7.

Khoa học 4

– GV hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm theo tiến trình đã hướng dẫn trong SGK.

– Yêu cầu HS quan sát 3 ly A, B, C rồi ghi lại kết quả tìm hiểu.

Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn

– Hoàn thành 5 thí nghiệm, GV mời đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận từng tính chất trước lớp.

– Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

– GV nhận xét, tuyên dương.

– GV cùng HS rút ra kết luận: “Nước ở dạng lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.”

– Để khắc sâu tính chất của nước, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bạn hãy lấy thêm ví dụ trong tự nhiên cho thấy nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp?

+ Nêu các vật dụng có thể đựng nước, nhận xét về hình dạng của nước khi được đựng trong các vật đó.

+ Tại sao mái nhà được làm nghiêng, điều đó giúp ích gì khi trời mưa? Làm mái nhà nghiêng là ứng dụng tính chất nào của nước?

– GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ, nêu được một số ứng dụng tính chất của nước

– Mời 1 HS đọc yêu cầu SGK trang 7.

Khoa học 4

– Chia lớp thành các nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi: Mỗi hình thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

– Mời đại diện một số nhóm lên trình bày lần lượt các hình.

– Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

– GV nhận xét, tuyên dương.

– GV cùng HS kết luận.

– Chú ý lắng nghe và tiến hành thực hiện theo yêu cầu.

– 1 HS đọc hướng dẫn 1.

– HS tiến hành thảo luận, sử dụng các giác quan để thực hiện thí nghiệm và ghi lại kết quả.

– Chú ý lắng nghe và thực hiện.

– 1 HS đọc hướng dẫn 2.

– HS tiến hành thảo luận, thực hiện thí nghiệm.

– Quan sát và ghi lại kết quả.

– 1 HS đọc hướng dẫn 3.

– HS tiến hành thảo luận, thực hiện thí nghiệm.

– Quan sát và ghi lại kết quả.

– 1 HS đọc hướng dẫn 4.

– HS tiến hành thảo luận, thực hiện thí nghiệm.

– Quan sát và ghi lại kết quả.

– 1 HS đọc hướng dẫn 5.

– HS tiến hành thảo luận, thực hiện thí nghiệm.

– Quan sát và ghi lại kết quả.

– Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận.

– Chú ý lắng nghe và nhận xét.

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe và rút ra kết luận.

– Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:

+ Vòi nước, rót nước từ bình cào cốc, thác nước,…

+ Thau nhựa, cốc nhựa, cốc thủy tinh, bình nước,… Hình dạng của nước giống với hình dạng vật chứa nó.

+ Mái nhà được làm nghiêng để khi trời mưa nước sẽ không đọng lại trên mái, giúp mái không bị ố, giảm giá trị của ngôi nhà. Làm mái nhà nghiên là ứng dụng hướng chảy của nước vào cuộc sống.

– Chú ý lắng nghe.

– 1 HS đọc yêu cầu.

– Chú ý lắng nghe và tiến hành thực hiện theo yêu cầu.

– Đại diện một số nhóm trình bày lần lượt các hình:

+ Hình 7: Ứng dụng tính chất không thấm nước: làm ô bằng vải ni – lông; giày bằng cao su, áo mưa bằng vải nhựa. Ứng dụng tính chất hướng chảy của nước (từ cao xuống thấp): làm ô dốc xuống để nước chảy xuống, không đọng lại trên ô.

+ Hình 8: Ứng dụng tính chất hướng chảy của nước (từ cao xuống thấp): làm ruộng bậc thang, ngăn không cho nước chảy hết xuống chân đồi, núi.

+ Hình 9: Ứng dụng tính chất nước không có hình dạng nhất định để làm những bình đựng có hình dạng đẹp mắt và dễ sử dụng.

+ Hình 10: Ứng dụng tính chất hòa tan của nước để pha nước chanh.

– Đại diện các nhóm khác nhận xét.

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe.

C. THỰC HÀNH VÀ VẬN DỤNG

Xử lý tình huống và trả lời câu hỏi

* Mục tiêu

– Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.

– Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.

* Cách tiến hành

– Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 7.

– Chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS tiến hành thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nếu bạn có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, bạn sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao?

+ Nêu thêm ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gì đình và địa phương bạn.

– Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

– Mời các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét, tuyên dương và chính xác hóa câu trả lời của HS.

– GV chiếu ảnh (để HS hình dung) và cung cấp thêm cho HS “Ứng dụng tính chất của nước trong cuộc sống” (tùy theo trình độ của HS):

+ Màu, mùi, vị của nước:

ü Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm và đồ uống (nước ngọt, bia, đồ uống có cồn): nước không mùi, vị, không màu sẽ không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc màu sắc của các thành phần khác trong sản phẩm.

+ Hình dạng của nước:

ü Để làm sạch: Trong máy giặt, các vết bẩn và chất bẩn được loại bỏ nhờ sự dao động động của nước cùng với xà phòng. Trong máy rửa chén, nước được phun lên các đĩa và chén để làm sạch chúng.

ü Tạo độ ẩm: máy xông hơi sử dụng hình dạng của nước để tạo ra hơi nước và giúp làm dịu các vấn đề về đường hô hấp, da.

+ Hướng chảy của nước:

ü Để tạo ra năng lượng điện: Nước được dẫn qua các bánh xoay (chảy từ trên cao xuống) để tạo ra động lực, từ đó tạo ra năng lượng điện.

ü Để tưới cây trồng, tưới tiêu: Nước có thể được phân tán và nước có thể dẫn từ các nguồn nước lớn đến các vùng trồng trọt, cung cấp đủ nước cho cây trồng.

+ Tính thấm của nước:

ü Để tưới cây trồng: nước thấm vào đất, cung cấp đủ nước cho cây trồng để sinh trưởng và phát triển.

ü Để làm mát: trời nắng gắt, oi bức, chúng ta có thể dùng nước xịt vào các bề mặt của tòa nhà. Lúc này, nước thấm vào các bức tường sẽ giảm được nhiệt độ bên trong.

+ Tính hòa tan của nước:

ü Để pha chế thức uống: Các thành phần có thể hòa tan trong nước sẽ tạo ra hỗn hợp đồ uống phù hợp với khẩu vị của người dùng.

ü Để giải độc cơ thể: được sử dụng trong ứng dụng y tế. Nước có thể hòa tan các chất động hại trong cơ thể và giúp đưa chúng ra khỏi cơ thể.

– GV nhận xét chung tiết học và tuyên dương.

* Tiếp nối:

– Dặn dò HS về nhà: Ghi nhớ hằng ngày bạn thường dùng nước để làm gì?; Xem lại bài và làm vở BT.

– 1 HS đọc yêu cầu.

– Chú ý lắng nghe và tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Khi trời mưa nên chọn đi đôi ủng bằng cao su. Vì cao su không thấm nước còn vải sẽ thấm nước (Ứng dụng tính thấm của nước).

+ HS chia sẻ theo cá nhân từng gia đình và địa phương mỗi HS.

– Đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe và thực hiện.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Luyện tập Giải Toán lớp 3 trang 73, 74 sách Cánh diều - Tập 2

….

>> Tải file để tham khảo Giáo án Khoa học 4 Cánh diều cả năm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Khoa học 4 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *