Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy HĐTNHN 10 (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm theo phân phối chương trình sách giáo khoa.

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án Toán 10 Kết nối tri thức.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
(12 TIẾT)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS có khả năng:

● Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng

● Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường

● Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung

● Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

● Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

TUẦN 1:

SHDC – KHAI GIẢNG NĂM HỌC VÀ TÌM HIỂU NỘI QUY CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

● Tự hào là thành viên của nhà trường;

● Có ý thức học tập, rèn luyện, phấn đấu trong một chặng đường mới ở môi trường THPT;

● Nêu được một số quy định trong nội quy của nhà trường, thấy được điểm khác về nội quy giữa trường THCS và THPT;

● Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

● Xây dựng chương trình khai giảng năm học mới;

● Trang trí phông, chữ “Khai giảng năm học mới”;

● Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới;

● Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

2. Đối với HS:

● Trang phục HS lịch sự;

● Chuẩn bị tâm thế đón chào năm học mới với những động lực mới;

● Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia thể hiện.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, khai giảng năm học mới và chào mừng HS khối 10

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề – Tổ chức tìm hiểu nội quy của nhà trường

a) Mục tiêu: HS nhận thức được những quy định mới trong nhà trường THPT và sự cần thiết tuân thủ các quy định chung của nhà trường.

b) Nội dung – Tổ chức thực hiện:

– NDCT giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của việc tìm hiểu nội quy nhà trường.

– NDCT khích lệ HS lớp 11, 12 chia sẻ về nội quy nhà trường và việc thực hiện nội quy của khối mình.

– Yêu cầu HS toàn trường lắng nghe để bổ sung (đối với HS khối 11, 12) hoặc đặt câu hỏi tìm hiểu thêm (đối với HS khối 10).

– NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen kẽ các tham luận, các ý kiến phát biểu để không khi thêm hấp dẫn, thu hút,…

– Bí thư Đoàn trường chốt những điểm quan trọng trong nội quy nhà trường.

ĐÁNH GIÁ

HS các lớp chia sẻ thu hoạch và cảm xúc về buổi khai giảng.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỔI

Về lớp, HS tiếp tục tìm hiểu các quy định trong nội quy của trường, xây dựng nội quy của lớp và bàn các biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.

* * * * *

TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1 CHỦ ĐỀ 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Biết được nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng

– Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

2. Năng lực:

– Năng lực chung:

● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

● Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

– Năng lực riêng:

● Năng lực thích ứng với cuộc sống: Từ các nội quy của trường, lớp, cộng đồng, HS áp dụng và thực hiện mỗi ngày để hoàn thành và không vi phạm.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

● Giáo án, SGK, SGV

● Video bài hát “Mái trường thân yêu”

● Máy tính, máy chiếu (nếu có)

● Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung

2. Đối với HS:

● SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

● Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng, những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo HS sự hứng khởi, hào hứng trước khi vào nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video bài hát cho HS lắng nghe, hát theo và cảm nhận

c. Sản phẩm học tập: HS hào hứng, thích thú bài hát

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiếu video bài hát «Mái trường thân yêu» của nhạc sĩ Phan Huy Hà, yêu cầu HS lắng nghe, cảm nhận và đu đưa theo giai điệu bài hát.

(https://www.youtube.com/watch?v=O_mdbHZTKc8)

Tham khảo thêm:   Thông tư 15/2019/TT-BGDĐT Quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật

– GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bài hát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hào hứng, chăm chú lắng nghe từng câu từ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học của tuần 1. Trong tuần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng nói chung và các biện pháp thực hiện các em nhé!

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện

a. Mục tiêu: HS nêu được những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng và xác định biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng, thảo luận và xác định cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

c. Sản phẩm học tập: HS biết được nội quy và đưa ra được biện pháp thực hiện tốt nội quy trường, lớp, cộng đồng

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS: Em hãy nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp?

GV gợi ý cho HS:

+ Quy tắc giao tiếp, ứng xử

+ Quy định trong học tập

+ Quy định về trang phục

+ Quy định về thái độ tham gia hoạt động chung

+ Quy định về bảo vệ tài sản và môi trường

+ ……

– GV yêu cầu HS: Nêu những quy định chung của cộng đồng nơi các em đang sống?

GV gợi ý cho HS:

+ Quy định về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng

+ Quy định về trách nhiệm tham gia hoạt động, phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lần lượt tiếp nhận các nhiệm vụ của GV, liên hệ với trường, lớp nơi mình đang học, liên hệ với tập thể nơi mình sinh sống để xung phong trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp.

– GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định chung của cộng đồng nơi mình sinh sống.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định biện pháp để thực hiện tốt nội quy của trường, lớp

+ Xác định biện pháp để thực hiện tốt quy định của cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, phân công công việc cho các thành viên, tổ chức thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV cùng HS phân tích, tổng hợp và khái quát, bổ sung các biện pháp thực hiện nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng và các rèn luyện vượt qua cản trở.

1. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện.

a. Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng

– Nội quy của trường, lớp:

+ Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo

+ Học và làm bài đầy đủ

+ Mặc trang phục theo quy định của trường

+ Có ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp

+ ….…

– Quy định chung của công cộng:

+ Tôn trọng, bảo vệ tài sản chung

+ Ứng xử có văn hóa nơi công cộng

+ ……..

b. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng

* Biện pháp chung của lớp:

– Xây dựng tiêu chí thi đua

– Theo dõi việc thực hiện của từng cá nhân.

– Giúp đỡ những bạn gặp khó khăn khách quan.

* Biện pháp của từng cá nhân:

– Luôn ý thức thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng là tự trọng và tôn trọng những người xung quanh.

– Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

– Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

– Xác định cách khắc phục điểm yếu

– Rèn việc thực hiện nội quy trở thành thói quen thường ngày

– ………….

Kết luận:

Những quy định trong nội quy của trường, lớp và cộng đồng nhằm tạo nền nếp, môi trường học tập và môi trường sống thuận lợi cho mọi người. Vì vậy mỗi người cần tự giác thực hiện đầy đủ và rèn luyện thành thói quen để thực hiện đầy đủ các quy định này.

*Hướng dẫn về nhà:

Thực hiện tốt các quy định của trường, lớp, nơi công cộng

Xem trước nội dung hoạt động 2, 3 chủ đề 1

TUẦN 1: SHL – XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

a. Mục tiêu: HS xác định được những điều cần đưa vào nội quy lớp học để cùng thực hiện.

b. Nội dung – Tổ chức thực hiện:

1. Xây dựng nội quy lớp học

– GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ về những điều cần đưa vào nội quy của lớp.

– Đại diện từng tổ trình bày ý kiến của tổ mình và giải thích lí do muốn đưa những điều đó vào nội quy của lớp.

– Các tổ khác lắng nghe để bổ sung những ý kiến khác của tổ mình.

Tham khảo thêm:   Hóa học 10 Bài 11: Liên kết ion Giải Hoá học lớp 10 trang 51 sách Kết nối tri thức

– Cả lớp thảo luận để thống nhất ý kiến về nội quy lớp học.

2. Thảo luận về biện pháp thực hiện

– GV khích lệ HS đưa ra các ý kiến về biện pháp thực hiện nội quy đã xây dựng.

– Các tổ cam kết thực hiện nội quy.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TUẦN 2: SHDC – CHUNG TAY PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

● Nêu được các nét truyền thống của trường mình;

● Nhận thức được trách nhiệm phải giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường của mỗi HS;

● Thực hiện các việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường;

● Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá;

● Phát triển phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

– Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản tổ chức chương trình “Chung tay phát huy truyền thống nhà trường” (HS sẽ phải trả lời các câu hỏi về truyền thống nhà trường và hành động giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường).

– Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kế hoạch: thành lập ban tổ chức, biên soạn câu hỏi và đáp án, thể lệ tham gia, cách tính điểm cho những câu trả lời đúng,… Các câu hỏi được biên soạn xoay quanh nội dung về:

+ Các nét truyền thống của nhà trường.

+ Các truyền thống này được hình thành, giữ gìn và phát huy như thế nào trong quá trình phát triển nhà trường?

+ Nhà trường đã có những hoạt động giáo dục truyền thống như thế nào?

+ Các thế hệ HS đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

+ Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

+ …

– Chuẩn bị một cây để gắn các câu hỏi về truyền thống nhà trường và hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

– Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong quá trình trả lời câu hỏi.

– Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

– Chuẩn bị phần thưởng cho lớp có số điểm cao nhất (nếu có điều kiện).

2. Đối với HS

– Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và các hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường để tham gia trả lời các câu hỏi.

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề – Chung tay phát huy truyền thống nhà trường

a) Mục liêu: HS nêu được các nét truyền thống của trường mình và những hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

b) Nội dung – Tổ chức thực hiện

– Ban tổ chức đặt cây có gắn các câu hỏi về các nét truyền thống của trường mình và những hành động giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường ở vị trí trung tâm để HS có thể thuận tiện lên “hái hoa” và trả lời câu hỏi.

– NDCT (đại diện BTC) giới thiệu thể lệ tham gia:

+ Từng bạn xung phong lên “hái hoa; đọc và trả lời câu hỏi. Nếu câu trả lời chính xác, được 10 điểm, điểm được tính chung cho từng lớp.

+ Nếu câu trả lời không chính xác, các bạn khác có thể giơ tay xin phát biểu thay thế. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được 10 điểm.

+ Nếu câu trả lời chưa đầy đủ, các bạn khác có thể giơ tay xin phát biểu bổ sung. Trong trường hợp này 10 điểm sẽ được phân chia cho các ý cần trả lời của câu hỏi.

+ Ai giơ tay trước người đó được quyền phát biểu/ trả lời câu hỏi.

+ Lớp nào có số điểm cao nhất, lớp đó chiến thắng.

– NDCT hỏi lại để chắc chắn các bạn đã nắm được thể lệ tham gia để bát đầu.

– HS toàn trường tham gia trả lời các câu hỏi có nội dung về truyền thống nhà trường và cách giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

– Sau khi các câu hỏi trên cây được trả lời hết, NDCT chốt:

+ Các nét truyền thống của nhà trường.

+ Hành động của các thế hệ HS để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.

ĐÁNH GIÁ

Mời một số HS chia sẻ thu hoạch sau khi tham gia trả lời và lắng nghe các bạn trả lời các câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỔI

Về lớp, HS chia sẻ cảm xúc tự hào về truyền thống nhà trường và những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của trường.

* * * * *

TUẦN 2: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 2 CHỦ ĐỀ 1
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Biết các truyền thống của nhà trường

– Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

2. Năng lực:

– Năng lực chung:

● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

● Năng lực tự chủ, tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

– Năng lực riêng:

● Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lên kế hoạch và thực hiện tốt nội quy của trường, lớp, cộng đồng.

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

● Giáo án, SGK, SGV

● File bài hát chơi trò chơi khởi động

● Máy tính, máy chiếu sử dụng trong các hoạt động.

2. Đối với HS:

● SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

● Suy ngẫm về các biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường lớp và quy định của cộng đồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng và phấn khởi cho HS trước khi vào nội dung bài học thông qua trò chơi.

Tham khảo thêm:   Pokemon Go: Danh sách và yêu cầu để có được các huy chương mới

b. Nội dung: GV mời 6 bạn tham gia chơi trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho các bạn

c. Sản phẩm học tập: HS nêu tên được các bài hát nói về trường học

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 2 tổ tham gia trò chơi “Nghe nhạc đoán bài hát”.

-Mỗi đội gồm được phát 1 chiếc chuông rung, GV lần lượt phát một đoạn nhạc ngắn, thành viên 2 đội lắng nghe rung chuông giành quyền đoán tên bài hát.

Đội nào đoán đúng tên bài hát được +1 điểm, kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng.

(GV phát nhạc bài: Nắng sân trường, Con đường đến trường, Ấo trắng em đến trường, Mùa thu ngày khai trường, Nhớ ơn thầy cô)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hào hứng, chăm chú lắng nghe từng câu từ bài hát và đoán tên bài hát

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động

– GV tổng kết điểm của hai đội, tuyên bố đội dành chiến thắng, dẫn dắt HS vào nội dung bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 2. Tìm hiểu truyền thống nhà trường

a. Mục tiêu: HS xác định được các truyền thống của nhà trường và chia sẻ được những việc nên làm để phát huy truyền thống của trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ hiểu biết, cảm xúc về truyền thống nhà trường

c. Sản phẩm học tập: Ghi được những việc cần làm để phát huy truyền thống nhà trường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiếu hình ảnh, những cuốn video tư liệu để giới thiệu cho HS biết thêm về truyền thống của trường.

– GV yêu cầu HS chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về những truyền thống của nhà trường.

– GV phân tích, khái quát truyền thống nhà trường.

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu cả lớp thảo luận chung: Các em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS theo dõi các tư liệu về truyền thống nhà trường

– HS thảo luận, đưa ra các việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tiết học

2. Tìm hiểu truyền thống nhà trường

– Truyền thống nhà trường là những giá trị của trường được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ thầy, trò đã từng công tác và học tập tại trường.

– Những việc HS cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường:

+ Cố gắng học tập, rèn luyện tốt

+ Luôn có ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện các chủ trường, hoạt động của trường.

+ Tự hào là HS của trường, tôn trọng các giá trị truyền thống của trường, không có hành vi, hành động vi phạm các giá trị truyền thống ấy.

+ Tuyên truyền về truyền thống nhà trường đến những bạn còn chưa biết tôn trọng những giá trị truyền thống của trường.

+ Tổ chức giáo dục đồng đẳng về truyền thống nhà trường và trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thng của từng HS.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng

a. Mục tiêu: HS xác định những điều đã được thực hiện tốt, chưa tốt và xác định được nguyên nhân, biện pháp khắc phục để thực hiện tốt nội quy của trường lớp và quy định của cộng đồng.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ thông qua kĩ thuật ném bông tuyết.

c. Sản phẩm học tập: HS mạnh dạn chia sẻ trước lớp những điều thực hiện tốt, chưa tốt nội quy của lớp và cách khắc phục.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ thông qua kĩ thuật ném bông tuyết (GV vo tờ giấy thành bông tuyết và ném về phía học sinh. Bông tuyết rơi vào ai, người đó sẽ chia sẻ, sau đó lại được quyền ném bông tuyết cho các bạn khác).

– GV gợi ý nội dung chia sẻ:

+ Những điều em thực hiện tốt và chưa tốt trong thực tiễn đời sống nhà trường, lớp học.

+ Lựa chọn những điều thực hiện chưa tốt nội quy của trường, lớp để xác định nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

Sau khi HS chia sẻ, GV yêu cầu cả lớp góp ý giúp các bạn điều chỉnh biện pháp cho phù hợp hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ lại những nội quy và việc mình đã làm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS lần lượt tham gia chia sẻ trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhắc nhở HS toàn lớp cùng thực hiện tốt nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng sau khi khắc phục những việc làm chưa tốt.

3. Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng

*Hướng dẫn về nhà:

Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng

Xem trước nội dung hoạt động 4 chủ đề 1.

……………….

Tải File về để xem thêm KHBD Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy HĐTNHN 10 (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *